Quy định về nâng bậc lương và phụ cấp lương

Một phần của tài liệu Hoàn thiện các hình thức trả lương tại Công ty Cổ phần Xây dựng Số 3 – Vinaconex 3 (Trang 39)

Nâng bậc lương cơ bản

Việc nâng bậc lương cơ bản cho người lao động thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 18/2008/TT-BLĐTBXH ngày 16 tháng 9 năm 2008 của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội. Cụ thể như sau:

a. Hằng năm, căn cứ vào nhu cầu công việc, tình hình sản xuất, kinh doanh, sau khi tham khảo ý kiến của Ban Chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban Chấp hành công đoàn lâm thời, công ty lập kế hoạch và tổ chức nâng bậc lương cho người lao động làm việc trong công ty

b. Căn cứ để nâng bậc lương đối với lao động trực tiếp sản xuất, kinh doanh là tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật ứng với công việc đảm nhận; đối với viên chức chuyên môn, nghiệp vụ, nhân viên thừa hành, phục vụ là tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ viên chức và thâm niên làm việc trong công ty;

c. Điều kiện nâng bậc lương : Thường xuyên hoàn thành tốt công việc được giao, bảo đảm năng suất, chất lượng, hiệu quả và thời gian làm việc;

Thời gian 02 năm đối với :

- Người lao động có thời hạn giữ bậc lương ít nhất 02 năm đối với các ngạch có

hệ số mức lương khởi điểm (bậc 1) hệ số thấp hơn 2,34; - Người lao động 2 năm liền đạt chiến sỹ thi đua.

Thời gian 03 năm đối với :

- Người lao động có thời hạn giữ bậc lương ít nhất 03 năm đối với các ngạch có

hệ số mức lương khởi điểm từ 2,34 trở lên.

* Đối với người lao động trực tiếp sản xuất, định kỳ 02 năm một lần, công ty cho đánh giá trình độ tay nghề, chất lượng công việc hoàn thành, trình Giám đốc xem xét nâng bậc lương cho người lao động.

Đối với lương sản phẩm, hệ số lương sản phẩm của cá nhân sẽ được Hội đồng trả lương xem xét điều chỉnh tăng/giảm/giữ nguyên hàng năm căn cứ vào hiệu quả công việc và mức độ đóng góp của từng cá nhân trong công ty.

Chế độ phụ cấp lương

- Phụ cấp chức vụ/trách nhiệm: Áp dụng đối với thành viên không chuyên trách HĐQT và những người làm một số công việc đòi hỏi trách nhiệm cao hoặc phải đảm nhận công tác quản lý không thuộc chức danh lãnh đạo. Mức phụ cấp gồm 4 mức: 0.1; 0.2; 0.3; 0.5 so với lương tối thiểu.

Đối với Trưởng phòng, và tương đương. Mức phụ cấp chức vụ là 0.4 so với lương tối thiểu

Đối với phó phòng và tương đương mức phụ cấp chức vụ là 0.3 so với lương tối thiểu

- Phụ cấp độc hại, nguy hiểm: Áp dụng cho công nhân kỹ thuật trực tiếp thi công tại công trường. Mức phụ cấp độc hại, nguy hiểm từ 5% đến 50% lương theo kết quả kinh doanh của Công ty( Mức phụ cấp do Giám đốc Công ty quyết định)

- Phụ cấp thông tin liên lạc : Áp dụng đối với các bộ phận, chức danh của Công ty giao dịch thường xuyên với khách hàng. Mức phụ cấp từ 100.000 đến 300.000 đồng/tháng

- Phụ cấp ăn trưa: Áp dụng đối với các bộ phận, lao động gián tiếp của Công ty. Mức phụ cấp 520.000 đồng/tháng.

- Phụ cấp đi lại: Áp dụng đối với các bộ phận, chức danh của Công ty giao dịch thường xuyên với chủ thầu hoặc chủ hàng. Mức phụ cấp từ 10 đến 20 lít xăng/ tháng.

- Phụ cấp lưu động: Áp dụng đối với CBCNV thường xuyên thay đổi địa điểm làm việc và nơi ở

Một phần của tài liệu Hoàn thiện các hình thức trả lương tại Công ty Cổ phần Xây dựng Số 3 – Vinaconex 3 (Trang 39)