Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc

Một phần của tài liệu Hoàn thiện các hình thức trả lương tại Công ty Cổ phần Xây dựng Số 3 – Vinaconex 3 (Trang 75)

Đơn vị:đồng T

3.2.5.Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc

Công tác đánh giá thực hiện công việc có ý nghĩa rất quan trọng đối với các tổ chức.

Đánh giá thực hiện công việc là sự đánh giá có hệ thống và chính thức tình hình thực hiện công việc của người lao động trong quan hệ so sánh với các tiêu chuẩn đã được xây dựng và thảo luận về sự đánh giá đó với người lao động. Mục tiêu của nó là cải thiện sự thực hiện công việc của người lao động và giúp cho người quản lý có thể đưa ra các quyết định nhân sự đúng đắn. Thông qua tiền lương, người lao động nhìn thấy rõ họ đã làm được gì, công việc hoàn thành ở mức độ nào, thỏa mãn như thế nào để cố gắng hơn. Nhưng trên thực tế, đánh giá thực hiện công việc ở các công ty nói chung và Công ty Cổ phần Xây dựng Số 3 nói riêng còn sơ sài, đánh giá còn chung chung, không phân biệt mức độ hoàn thành.

Để công tác đánh giá thực hiện công việc đạt hiệu quả và phát huy được vai trò của nó thì cần xây dựng mẫu phiếu đánh giá. Sau đây là mẫu phiếu đánh giá cho lao động gián tiếp

Biểu 3.1:PHIẾU ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC CHO LAO ĐỘNG GIÁN TIẾP

Họ tên nhân viên:

………...

Công việc:

………..

Bộ phận :

………

Tên người đánh giá:……….Bộ

phận………... Ngày đánh giá từ……… đến……….. Các tiêu thức để đánh giá Xuất sắc Tốt Khá Trung bình Kém 5 đ 4đ 3đ 2đ 1đ Khối lượng công việc Chất lượng công việc Khả năng hiểu biết Hành vi, tác phong trong công việc Tinh thần hợp tác Sáng kiến Tổng hợp kết quả

Mỗi nhân viên sẽ được cho điểm phù hợp với mức độ thực hiện từng điểm chính theo yêu cầu của công việc. Sau đó tổng hợp lại, đưa ra đánh giá chung về tình hình thực hiện công việc của nhân viên.

Hiện nay, ở Công ty Cổ phần Xây dựng số 3 mặc dù cũng đã có quan tâm đến đánh giá thực hiện công việc đối với nhân viên trong Công ty nhưng cần phải được

đẩy mạnh hơn nữa. Điều kiện để chương trình đánh giá công việc hiệu quả thì cần làm tốt những công việc sau:

- Lựa chọn người đánh giá am hiểu vào đúng công việc cần đánh giá, thường là lãnh đạo trực tiếp nhân viên đó.

- Chu kỳ đánh giá có thể là 3 tháng, 6 tháng hoặc là 1 năm tùy thuộc vào tình hình thực hiện công việc

- Đào tạo người đánh giá: đây là khâu quan trọng đảm bảo hiệu quả của đánh giá. Họ phải là người hiểu biết về hệ thống đánh giá và mục đích của đánh giá, nhất quán trong đánh giá. Có thể tổ chức các lớp tập huấn người đánh giá một cách bài bản, tránh tình trạng đánh giá chủ quan, thiếu căn cứ.

- Phỏng vấn đánh giá: Là cuộc nói chuyện chính thức giữa người lãnh đạo trực tiếp với người lao động nhằm xem xét quá trình thực hiện công việc, từ đó đưa ra nhận xét cả mặt tích cực cần phát huy lẫn mặt tồn tại cần giải quyết. Thông qua đó, người lãnh đạo đưa ra các quyết định nhân sự, trong đó liên quan đến chế độ lương cho người lao động.

Công tác đánh giá thực hiện công việc tốt sẽ giúp cho công tác trả lương trở nên có cơ sở và dễ quản lý hơn. Ngoài ra, cả người lao động và người quản lý đều có thể định lượng được sự hoàn thành công việc của mình, khi đó, hệ số năng suất của người lao động sẽ được đánh giá mang tính khách quan hơn, tạo động lực cho người lao động hơn.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện các hình thức trả lương tại Công ty Cổ phần Xây dựng Số 3 – Vinaconex 3 (Trang 75)