Công tác kiểm tra nghiệm thu sản phẩm

Một phần của tài liệu Hoàn thiện các hình thức trả lương tại Công ty Cổ phần Xây dựng Số 3 – Vinaconex 3 (Trang 71)

Đơn vị:đồng T

3.2.3.3.Công tác kiểm tra nghiệm thu sản phẩm

Để khuyến khích công nhân nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm Công ty nên đầy mạnh công tác kiểm tra nghiệm thu sản phẩm một cách thường xuyên và chặt chẽ hơn nữa. Đây là một trong những phương pháp hiệu quả trong việc đánh giá đúng kết quả thực hiện của người lao động.

Kiểm tra nghiệm thu sản phẩm là khâu cuối cùng phản ánh kết quả sản xuất sản phẩm của người lao động về chất lượng, số lượng và là cơ sở cho công tác trả lương chính xác cho người lao động. Vì vậy công tác này phải được tiến hành nghiêm túc, chính xác.

Đối với mỗi công trình, Công ty nên thường xuyên kiểm tra chặt chẽ các bước công việc mỗi ngày; trước khi làm việc kiểm tra lại tình trạng máy móc, thiết bị để phát hiện những sai sót nếu có, từ đó đưa ra những phướng án sửa chữa kịp thời, giúp công trình hoàn thành đúng thời gian mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Đối với bộ phận kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm lựa chọn những người có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm, am hiểu, có suy đoán tốt về quy trình làm việc ở tại mỗi công trình thi công. Và cần tách lợi ích của người kiểm tra, giám sát ra khỏi lợi ích của cả công trình để đánh giá chất lượng sản phẩm một cách khách quan. Cán bộ phụ trách kiểm tra nên có tài liệu thống kê ghi chép tình hình vi phạm chất lượng lao động trong ca sản xuất mỗi ngày, kết hợp theo dõi về thái độ chấp hành kỷ luật lao động, nội quy an toàn lao động.

thưởng đối với các cá nhân, tổ đội sản xuất hoàn thành xuất sắc công việc với chất lượng cao. Nhưng bên cạnh đó, cần có hình thức xử phạt đối với những người hoàn thành công việc không tốt, không đạt yêu cầu.

Hoàn thiện trả lương khoán sản phẩm

Để đảm bảo tính công bằng trong việc chia lương sản phẩm khoán giữa những người lao động, việc tính toán tiền lương sản phẩm khoán cần được thực hiện khách quan hơn, công ty nên đưa ra một phương pháp tính lương mới, vừa đảm bảo tính công bằng trong phân phối tiền lương, vừa tạo niềm tin và động lực cho người lao động hăng say làm việc, có thể áp dụng theo phương pháp chia lương sau. Đó là phương pháp hệ số điều chỉnh.

Bước 1: Tính tiền lương cấp bậc của từng công nhân LCbi = Li x Ti

Trong đó: Li : Mức lương ngày công phù hợp với cấp bậc công nhân Ti : Số ngày công thực tế của công nhân

Từ đó tính lương cấp bậc của cả tổ là tổng lương cấp bậc của tất cả các công nhân. LCB = Bước 2: Tính hệ số điều chỉnh Kđc = Lương khoán Lương cấp bậc cả tổ

Bước 3: Tính lương cho mỗi công nhân L1i = LCBi x Kđc

Trong đó: LCBi : Lương cấp bậc của công nhân i

L1i : Tiền lương thực tế của từng công nhân nhận được Kđc : Hệ số điều chỉnh

Ví dụ: Lương khoán cho công trình nhà chung cư CT2 do Ban chủ nhiệm

Công trình số 16 đảm nhiệm là 48.849.600 đồng. Tổng số ngày công = 407 ngày. Tổ bê tông có 14 công nhân với cấp bậc công việc và số lượng như sau:

NỘI DUNG ĐƠN VỊ CẤP BẬC 1 2 3 4 5 Đơn 1000 7 8 10 12 15

giá công Đ 0 5 0 0 0 Số lượng Ngườ i 0 3 4 3 4 Tổn g số công Ngày 9 0 12 0 90 10 7

Áp dụng phương pháp chia lương theo hệ số trên: Bước 1: Tính lương cấp bậc từng công nhân

Lương cấp bậc công nhân bậc 2 = 85.000 x 90 = 7.650.000 đồng Lương cấp bậc công nhân bậc 3 = 100.000 x 120 = 12.000.000 đồng Lương cấp bậc công nhân bậc 4 = 120.000 x 90 = 10.800.000 đồng Lương cấp bậc công nhân bậc 5 = 150.000 x 107 = 16.050.000 đồng  Tổng lương cấp bậc cả tổ = 46.500.000 đồng

Bước 2: Hệ số điều chỉnh

Kđc = Lương khoán / Lương CB tổ = 48.849.600 / 46.500.000 = 1.05 Bước 3: Tính lương từng công nhân thực lĩnh

Công nhân bậc 2 thực tế công là 30 ngày, lương thực lĩnh là Ltt = 85.000 x 30 x 1.05 = 2.677.500 đồng Công nhân bậc 5 thực tế ngày công 30 ngày, lương thực lĩnh là Ltt = 150.000 x 30 x 1.05 = 4.725.000 đồng

Nếu so sánh với phương pháp chia lương cũ mà công ty áp dụng thì mỗi người công nhân nhận được đều bằng số tiền = x 30 = 3.600.707 đồng

Qua đó, ta nhận thấy số tiền mà công nhân 5 bị thiệt là Δ5 = 4.725.000 – 3.600.707 = 1.124.293 đồng

Số tiền mà công nhân 2 nhận được hơn thực tế là Δ2 = 3.600.707 – 2.677.500 = 923.207 đồng

Như vậy phương pháp chia lương cũ không có tác dụng kích thích người lao động vì cùng số ngày công họ đều nhận được tiền lương như nhau mà không tính đến trình độ tay nghề của họ.

Phương pháp chia lương mới theo hệ số này thực sự phản ánh đúng tay nghề của người lao động thông qua mức chênh lệch về tiền lương thực lĩnh. Như vậy mới đảm bảo nguyên tắc công bằng và hiệu quả trong công tác trả lương.

Dựa vào nhận xét về tình hình trả lương khoán công nhật, Công ty cần thực hiện công ty kiểm tra, giám sát một cách chặt chẽ hơn trong quá trình lao động để người lao động thực sự quan tâm hơn đến chất lượng của sản phẩm. Ngoài ra nên tiến hành nghiệm thu sản phẩm trước khi bàn giao, thanh toán.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện các hình thức trả lương tại Công ty Cổ phần Xây dựng Số 3 – Vinaconex 3 (Trang 71)