Đánh giá hiệu quả các hình thức trả lương của Công ty 1 Đánh giá chung về mức lương trả cho người lao động

Một phần của tài liệu Hoàn thiện các hình thức trả lương tại Công ty Cổ phần Xây dựng Số 3 – Vinaconex 3 (Trang 56)

Đơn vị:đồng T

2.3.Đánh giá hiệu quả các hình thức trả lương của Công ty 1 Đánh giá chung về mức lương trả cho người lao động

2.3.1. Đánh giá chung về mức lương trả cho người lao động

Mức lương mà Công ty trả cho người lao động kể cả cán bộ nhân viên các phòng ban, cả người lao động trực tiếp đều có xu hướng tăng dần qua các năm. Và hiện nay mức lương trung bình của người lao động được khảo sát như sau:

Bảng 2.9. Bảng TLBQ và NSLĐBQ của người lao động Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Tiền lương bình quân Triệu đồng 3.0 3.5 4.5 NSLĐ bình quân 190 235 310

Dựa vào bảng trên, ta nhận thấy tiền lương bình quân của toàn bộ nhân viên trong Công ty từ 3 triệu đồng/người/tháng năm 2009 đã tăng lên 4.5 triệu đồng/người/tháng năm 2011. Chứng tỏ Công ty luôn tạo mọi điều kiện để mức lương trung bình của người lao động được tăng lên, đời sống của họ cũng được cải thiện hơn.

Tỷ lệ tăng mức tiền lương bình quân năm 2010 so với năm 2009 là 116,67% , năm 2011 so với năm 2010 là 128,57 %. Qua đây, có thể nhận xét rằng công tác trả lương của Công ty đang dần được quan tâm. Với mức lương này Công ty Cổ phần Xây dựng Số 3 đã đảm bảo được cuộc sống cho cán bộ công nhân viên của Công ty. Bên cạnh đó, nếu xét đến yếu tố lao động phổ thông chiếm tỷ trọng lớn trong Công ty thì mức lương này tương đối cao.

Công ty có trụ sở đóng trên địa bàn thành phố Hà Nội, với mức lương bình quân như thế, đặc biệt là năm 2011 tiền lương bình quân 4.5 triệu đồng, đó là con số không hề nhỏ nhưng chỉ đủ cho người lao động trang trải chi phí sinh hoạt chứ chưa có dư thừa nhiều để tích lũy.

Để đánh giá được công tác trả lương của Công ty thì cần xem xét đến tốc độ tăng của năng suất bình quân với tốc độ tăng của tiền lương bình quân

Qua số liệu trên thì mức tăng của năng suất lao động bình quân năm 2010 so với năm 2009 là 123,68 %; mức tăng của năng suất lao động bình quân năm 2011 so với năm 2010 là 131,91 %. So sánh với mức tăng của tiền lương bình quân thì nhận thấy rằng qua các năm tốc độ tăng của năng suất lao động bình quân lớn hơn tốc độ tăng của tiền lương bình quân. Bởi tiền lương được coi là chi phí cho quá trình sản xuất và năng suất lao động là kết quả, lợi nhuận của Công ty nên có thể nói hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty tương đối ổn định, đảm bảo được đời sống của người lao động. Vì thế công tác trả lương của công ty đã đảm bảo đúng nguyên tắc và tương đối hiệu quả. Mức lương bình quân mà người lao động được

nhận sau khi hoàn thành công việc phù hợp với tình hình kinh tế xã hội hiện nay. Tuy nhiên, đối với công nhân phổ thông và lái xe công việc không ổn định nhưng Công ty đảm bảo mức lương cố định là từ 1.5 triệu đồng đến 3 triệu đồng/tháng. Nếu trong tháng công nhân làm việc thì mức lương có thể tăng thêm. Mức lương trong những tháng làm việc liên tục được tính là 5 triệu đồng/tháng.

Như vậy, có thể ước tình rằng, đối với tất cả các nhân viên Công ty, từ cán bộ nhân viên lao động gián tiếp đến lao động làm việc trực tiếp thì tiền lương bình quân mà Công ty chi trả được coi là đảm bảo được mức sống tối thiểu.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện các hình thức trả lương tại Công ty Cổ phần Xây dựng Số 3 – Vinaconex 3 (Trang 56)