Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy Chế tạo thiết bị Nâng Hạ (Trang 53)

- liệu tồn kho Nguyên vật

2.4.3 Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp tại Việt Nam

Tóm lại, từ việc nghiên cứu tổ chức KTQT chi phí ở một số nước trên thế giới giúp chúng ta học hỏi, tiếp thu được những kinh nghiệm quý báu để vận dụng vào các doanh nghiệp Việt Nam. Trên cơ sở phân tích thực trạng của hệ thống kế toán của các doanh nghiệp Việt Nam, sự biểu hiện của kế toán quản trị, vận dụng kinh nghiệm của các nước, để tổ chức tốt KTQT trong các doanh nghiệp hiện nay trước hết phải có sự thống nhất nhận thức về bản chất, nội dung và phạm vi của KTQT; trên cơ sở đó xác định mô hình tổ chức KTQT phù hợp.

Trên thực tế, hệ thống thông tin của kế toán chi phí tại các doanh nghiệp hầu hết là thông tin quá khứ. Kế toán chi phí chưa phục vụ cho việc phân tích các mặt hoạt động của doanh nghiệp vào việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực, việc xây dựng các phương án lựa chọn các quyết định sản xuất tối ưu. Việc phân loại chi phí sản xuất chưa hướng tới kế toán cung cấp thông tin cho yêu cầu KTQT doanh nghiệp. Hệ thống tài khoản kế toán đã có sự chi tiết nhưng chưa phù hợp với việc phân tích chi phí theo định phí, biến phí để từ đó có thể phân tích chênh lệch giữa chi phí thực tế và định mức. Việc lập dự toán và định mức các khoản chi phí chưa được quan tâm đúng mức, bởi vậy mà chưa có sự chủ động trong kế hoạch sản xuấ, thông tin chi phí chưa phát huy tác dụng trong việc lựa chọn những phương án sản xuất tối ưu và chưa tiến hành đánh giá hiệu quả hoạt động của các bộ phận trong doanh nghiệp. Công tác kế toán quản trị trong đó có kế toán quản trị chi phí chưa được chú trọng, hệ thống, sổ sách còn rất sơ sài chủ yếu vẫn sử dụng sổ sách chi tiết của kế toán tài chính…Từ việc nghiên cứu và phân tích những vấn đề tồn tại nêu trên cần lựa chọn một mô hình tổ chức KTQT chi phí trong các doanh nghiệp tại Việt Nam là điều cần thiết.

Với nền kinh tế hiện nay của Việt Nam thì các doanh nghiệp nên áp dụng mô hình kết hợp giữa kế toán tài chính với kế toán quản trị trong cùng một hệ thống kế toán, bởi mô hình này cho phép kế thừa được những nội dung của kế toán tài chính

đã tồn tại và biểu hiện cụ thể trong hệ thống kế toán hiện hành. Thực chất kế toán tài chính và KTQT đều nghiên cứu sự biến động chi phí và kết quả của hoạt động. Song KTQT mang nội dung chủ yếu vì nó cung cấp hệ thống thông tin về chi phí để các nhà quản trị đưa ra hàng loạt các quyết định. Mặt khác, việc tồn tại một hệ thống kế toán sẽ tiết kiệm được chi phí trong hạch toán kế toán, đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả hơn là áp dụng mô hình tách rời dường như sẽ tốn kém chi phí nhiều hơn so với lợi ích thu được và nó phù hợp với trình độ cán bộ kế toán tại các đơn vị, đồng thời đảm bảo thuận lợi cho việc quản lý, kiểm tra, kiểm soát của Nhà nước. Mỗi phần hành kế toán nên phân công nhiệm vụ rõ ràng để nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công việc của nhân viên kế toán, đồng thời tránh sự chồng chéo trong việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin cho nhà quản trị doanh nghiệp.

Sau khi nghiên cứu cơ sở lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất, ngoài việc giúp ta nắm bắt được những nội dung cơ bản về chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm dưới góc độ kế toán tài chính và kế toán quản trị, các mô hình kế toán áp dụng trên thế giới cũng như bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp tại Việt Nam,… nó còn làm nền tảng và cơ sở cho việc nghiên cứu thực trạng, phân tích và đánh giá tình hình thực tế về kế toán

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy Chế tạo thiết bị Nâng Hạ (Trang 53)