Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dưới góc độ kế toán quản trị

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy Chế tạo thiết bị Nâng Hạ (Trang 86)

- Các phòng ban chức năng: Mỗi phòng ban bao gồm một trưởng phòng và

HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY

4.3.2 Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dưới góc độ kế toán quản trị

góc độ kế toán quản trị

4.3.2.1 Hoàn thiện mô hình kế toán

Hiện nay, Nhà máy mới chỉ chú trọng đến công tác kế toán tài chính mà chưa có cái nhìn đúng đắn về công tác kế toán quản trị, thông tin kế toán cung cấp chủ yếu phục vụ cho các đối tượng bên ngoài đơn vị, chứ chưa thực sự hữu ích cho các nhà quản trị trong việc đưa ra quyết định kinh doanh của mình. Bởi thông tin cung cấp đa phần là thông tin tổng thể về hoạt động kinh doanh trong quá khứ mà chưa phản ánh được xu thế biến động và nguyên nhân gây ra những biến động đó trong tương lai của chi phí.

Vậy để khắc phục tình trạng trên, Nhà máy nên sử dụng mô hình kế toán kết hợp giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị được tổ chức thành một hệ thống thống nhất trong cùng một bộ máy kế toán, tạo điều kiện thuận lợi cho chức năng thông tin và kiểm tra kế toán được toàn diện, chính xác, nhanh chóng. Mỗi nhân viên kế toán sẽ đảm nhận một nhiệm vụ riêng, vừa làm công việc kế toán tài chính, vừa kiêm công việc kế toán quản trị, nhờ vậy mà giúp cho đơn vị giảm thiểu được chi phí nhưng công việc đạt được cũng rất hiệu quả.

4.3.2.2 Hoàn thiện việc phân loại chi phí sản xuất và phân loại giá thành sản phẩm

Hoàn thiện việc phân loại chi phí sản xuất

Để phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Nhà máy cũng như thuận lợi cho việc theo dõi, quản lý chi phí, thì đơn vị nên phân loại chi phí sản xuất theo cách ứng xử của chi phí. Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí sẽ cho phép nhà quản trị tại Nhà máy biết được biến động của chi phí tương ứng như thế nào với mức độ hoạt động. Hiện tại Nhà máy mới chỉ thực hiện việc phân loại chi phí theo yếu tố chi phí và theo khoản mục chi phí. Cách phân loại này chỉ thể hiện những phí

tổn đã bỏ ra trong quá trình sản xuất mà chưa đưa ra thông tin giúp các nhà quản trị có thể so sánh, lựa chọn phương án tối ưu trong từng quyết định kinh doanh.

Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí sẽ giúp nhà quản trị biết chi phí nào là định phí, biến phí . Từ đó có biện pháp ứng xử đối với từng loại chi phí một cách phù hợp và tìm phương pháp tác động đến mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận để nhằm tối đa lợi nhuận của đơn vị mình. Mục đích của cách phân loại này còn giúp cho các nhà quản trị thiết kế, xây dựng được mô hình chi phí, xác định điểm hoà vốn cũng như các quyết định kinh doanh khác, xác định phương hướng để nâng cao hiệu quả của chi phí, xây dựng dự toán chi phí hợp lý, ứng với mọi mức hoạt động dự kiến. Theo cách phân loại này chi phí được chia làm 3 loại: Biến phí, định phí và chi phí hỗn hợp.

* Biến phí sản xuất bao gồm:

- Chi phí nguyên vật liệu

+ Chi phí nguyên vật liệu chính + Chi phí nguyên vật liệu phụ. + Chi phí nhiên liệu

- Chi phí nhân công:

+ Lương chính: Là khoản tiền lương tính theo số sản phẩm hoàn thành của từng công nhân sản xuất.

+ Lương phụ: Là khoản tiền lương tính theo thời gian cho công nhân trong những ngày không sản xuất như lễ, tết, hội họp, ngừng sản xuất...

+ Các khoản trích theo lương + Các khoản phụ cấp ngoài lương:

Ăn ca, ăn trưa: là định mức tiền ăn ca, ăn trưa trả cho công nhân.

Bảo hộ lao động: Là định mức chi phí bảo hộ lao động cho công nhân trực tiếp sản xuất.

+ Các khoản tiền thưởng: Tiền thưởng hoàn thành tiến độ sản xuất, sáng kiến trong sản xuất...

- Chi phí sản xuất chung + Chi phí công cụ, dụng cụ

+ Nhiên liệu: Là chi phí dầu, mỡ, nhiên liệu sử dụng cho các loại máy. + Chi phí tiền lương làm thêm giờ, tiền thưởng của nhân viên quản lý phân xưởng, quản đốc, phó quản đốc phân xưởng.

+ Chi phí điện nước phục vụ sản xuất + Chi phí điện thoại.

* Định phí sản xuất:

- Chi phí lương bao gồm:

+ Lương cơ bản trả cho nhân viên quản lý phân xưởng

+ Các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý phân xưởng (BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN) theo tỷ lệ quy định.

- Chi phí khấu hao TSCĐ như: Khấu hao máy móc thiết bị sử dụng trong dây chuyền sản xuất, khấu hao nhà xưởng sản xuất, khấu hao máy móc thiết bị và nhà xưởng văn phòng phục vụ bộ phận quản lý phân xưởng...

- Chi phí nhiên liệu phụ tùng sử dụng cho máy móc, thiết bị.

- Chi phí điện, nước, điện thoại: Là phần chi phí cố định hàng tháng cho các khoản tiền điện, nước, điện thoại.

- Chi phí sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ : Là những khoản chi phí sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, phân xưởng sản xuất...

- Chi phí trang phục, bảo hộ lao động cho nhân viên quản lý phân xưởng. - Các định phí quản lý phân xưởng khác.

Đối với các khoản chi phí hỗn hợp như chi phí sản xuất chung việc xác định đâu là biến phí, đâu là định phí thường gặp phải khó khăn. Cho nên doanh nghiệp có thể áp dụng một trong hai phương pháp sau:

- Phương pháp bình phương bé nhất. - Phương pháp cực đại, cực tiểu.

Ngoài ra, Nhà máy còn phải thực hiện phân loại chi phí được sử dụng trong lựa chọn các phương án, quyết định kinh doanh: Như chi phí chênh lệch, chi phí cơ hội, chi phí chìm. Nếu tổ chức phân loại được theo cách này giúp nhà quản trị nhận định chính xác chi phí đồng thời giảm thiểu được thời gian chi phí trong quá trình nghiên cứu, phân tích đưa ra quyết định kinh doanh.

Hoàn thiện việc phân loại giá thành

Trên cơ sở việc phân loại chi phí như trên, kế toán có thể xác định các chi phí này cho số sản phẩm sản xuất và hoàn thành trong kỳ, thì giá thành được chia thành:

- Giá thành sản xuất của toàn bộ sản phẩm: Là giá thành được xác định bao gồm các chi phí cố định và chi phí biến đổi mà Nhà máy đã sử dụng phục vụ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ. Toàn bộ định phí và biến phí được phân bổ hết cho số sản phẩm hoàn thành trong kỳ.

Định mức giá nguyên vật liệu Định mức chi phí nguyên vật liệu một đơn vị sản phẩm Định mức lượng nguyên vật liệu = x Định mức giá của một đơn vị nguyên vật liệu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy Chế tạo thiết bị Nâng Hạ (Trang 86)