- liệu tồn kho Nguyên vật
2.3.3 Lập báo cáo quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Báo cáo sản xuất là báo cáo tổng hợp các hoạt động sản xuất diễn ra trong kỳ
Nguyên vật liệu trực tiếp Nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung
Quá trình sản xuất 1 Quá trình sản xuất 2 Quá trình sản xuất ... Thành phẩm Giá vốn hàng bán
của một phân xưởng sản xuất. Mỗi phân xưởng phải lập một Báo cáo sản xuất để xác định chi phí theo quá trình sản xuất, chi phí của phân xưởng này chuyển sang cho phân xưởng sau và của phân xưởng cuối cùng kết tinh vào trong thành phẩm. Nó có ý nghĩa rất lớn đối với từng nhà quản lý để kiểm soát chi phí và đánh giá hoạt động sản xuất của từng sản phẩm.
Các bước lập báo cáo sản xuất bao gồm: - Tổng hợp dòng sản phẩm
- Xác định số lượng sản phẩm sản xuất
- Tổng hợp chi phí sản xuất của từng phân xưởng - Xác định chi phí đơn vị sản phẩm tương đương
- Xác định chi phí cho các sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang cuối kỳ Nội dung của Báo cáo chi phí sản xuất thường gồm 3 phần
- Phần 1: Số lượng sản phẩm hoàn thành và số lượng sản phẩm tương đương - Phần 2: Tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành
- Phần 3: Cân đối chi phí
Để xác định khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương cuối kỳ cần tiến hành tổ chức kiểm kê nhằm xác định số lượng sản phẩm hoàn thành, số lượng sản phẩm dở dang và mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang ở tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất.
Ta có thể kết luận rằng, thực chất chi phí là sự dịch chuyển vốn – chuyển dịch giá trị của các yếu tố sản xuất vào các đối tượng tính giá (sản phẩm, lao vụ, dịch vụ). Còn giá thành sản phẩm là một phạm trù của sản xuất hàng hóa, phản ánh lượng giá trị của những hao phí lao động sống và lao động vật hóa đã thực sự chi ra cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ nộ dung tổ chức công tác kế toán tại doanh nghiệp nhằm cung cấp các thông tin cần thiết để tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất và tính toán chính xác giá thành sản phẩm. Các thông tin về chi phí và giá thành là những căn cứ quan trọng cho các nhà quản trị doanh nghiệp đưa ra các quyết định liên quan tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay, chúng ta mới chỉ quan tâm đến kế toán tài chính mà chưa thực sự chú trọng nhiều đến kế toán quản trị, đặc biệt là kế toán quản trị chi phí. Ta có thể thấy rằng, kế toán tài chính và kế toán quản trị là hai bộ phận không tách rời nhau trong một doanh nghiệp. Bởi vì, kế toán tài chính và kế toán quản trị đều đề cập đến các sự kiện kinh tế trong doanh nghiệp, đều quan tâm đến
tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn sở hữu, doanh thu, chi phí, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, quá trình lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp. Kế toán tài chính và kế toán quản trị đều dựa trên hệ thống ghi chép ban đầu của kế toán. Tuy nhiên, đối với kế toán tài chính, nó làm cơ sở để lập các báo cáo tài chính cung cấp thông tin cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp như: Cổ đông, người cho vay, khách hàng, nhà cung cấp, cơ quan nhà nước... Còn đối với kế toán quản trị, nó làm cơ sở để vận dụng, xử lý nhằm tạo ra thông tin thích hợp cho việc ra quyết định của nhà quản trị và cung câp thông tin cho các đối tượng bên trong doanh nghiệp như: Các chủ sở hữu, Ban giám đốc,…
Do vậy, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là rất quan trọng đối với một doanh nghiệp sản xuất, nó giúp nhà quản trị đưa ra quyết định đúng đắn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng cần phải chú trọng nhiều hơn nữa đến hệ thống kế toán quản trị, có sự kết hợp nhịp nhàng giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị trong cùng một hệ thống kế toán để công tác kế toán được hoàn thiện hơn, và thông tin kế toán trở lên thiết thực hơn cho nhà quản lý doanh nghiệp.