DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
2.1.2 Khái niệm và phân loại giá thành sản phẩm
2.1.2.1 Giá thành sản phẩm
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản mục hao phí về lao động sống, lao động vật hóa có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành.
Quá trình sản xuất là một quá trình thống nhất bao gồm 2 mặt: Mặt hao phí sản xuất và mặt kết quả sản xuất. Tất cả những khoản chi phí (phát sinh trong kỳ, kỳ trước chuyển sang) và các chi phí trích trước có liên quan đến khối lượng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ sẽ tạo nên chỉ tiêu giá thành sản phẩm. Nói cách khác, giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ các khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra bất kể ở kỳ nào nhưng có liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ.
2.1.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm
* Phân loại giá thành theo cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành
- Giá thành kế hoạch: Việc tính toán và xác định giá thành kế hoạch sản phẩm được tiến hành trước khi tiến hành quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm. Giá thành kế hoạch được tính trên cơ sở sản lượng sản phẩm kế hoạch và CPSX kế hoạch. Giá thành kế hoạch là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp nhằm tiết kiệm CPSX, hạ giá thành sản phẩm, tăng thu nhập của doanh nghiệp.
= + _ Tổng giá thành sản phẩm Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
được tính trước khi tiến hành sản xuất sản phẩm, nhưng việc tính giá thành định mức lại dựa trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật sản xuất hiện hành. Giá thành định mức chỉ tính cho một đơn vị sản phẩm. Giá thành định mức được coi là thước đo chuẩn xác để đánh giá kết quả sử dụng các loại vật tư tiền vốn trong doanh nghiệp, từ đó để đánh giá hiệu quả kinh tế của công tác sử dụng chi phí mà doanh nghiệp đang áp dụng .
- Giá thành thực tế: Được tính dựa trên cơ sở số liệu CPSX thực tế phát sinh được tập hợp trong kỳ. Giá thành thực tế chỉ được tính khi quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm đã hoàn thành. Giá thành thực tế của sản phẩm phản ánh tổng hợp kết quả phấn đấu trong việc tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, là cơ sở xác định kết qủa SXKD, có ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của doanh nghiệp .
* Phân loại giá thành theo phạm vi tính toán
- Giá thành sản xuất (Giá thành công xưởng): Bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung tính trên sản phẩm, công việc, lao vụ đã hoàn thành. Giá thành sản xuất được sử dụng để ghi sổ kế toán thành phẩm nhập kho hoặc giao cho khách hàng, đây là căn cứ để tính giá vốn hàng bán và lãi gộp trong kỳ.
- Giá thành tiêu thụ (Giá thành toàn bộ): Bao gồm giá thành sản xuất, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm đó. Giá thành toàn bộ của sản phẩm là căn cứ để tính toán xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.