Tính giá thành sản phẩm trong Doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy Chế tạo thiết bị Nâng Hạ (Trang 36)

= Tổng chi phí vật liệu cần phân bổ

2.2.5 Tính giá thành sản phẩm trong Doanh nghiệp

Trên cơ sở chi phí sản xuất đã được tập hợp, bộ phận kế toán giá thành tiến hành tính giá thành thực tế của sản phẩm, lao vụ. Việc tính giá thành sản phẩm chính xác sẽ giúp xác định và đánh giá chính xác kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó giúp các nhà quản trị các doanh nghiệp có những quyết định thích hợp, kịp thời về việc mở rộng hay thu hẹp sản xuất, hay tăng đầu tư vào một mặt hàng nào đó... Do đó kế toán phải vận dụng phương pháp tính giá hợp lý, phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh, đặc điểm tính chất của sản phẩm, yêu cầu quản lý của doanh nghiệp và những qui định thống nhất chung của nhà nước.

2.2.5.1 Tính giá thành sản phẩm đối với doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn

Doanh nghiệp sản xuất giản đơn là những doanh nghiệp chỉ sản xuất một số ít mặt hàng với khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn, sản phẩm dở dang không có hoặc có không đáng kể như các doanh nghiệp khai thác than, quạng, hải sản, các doanh nghiệp sản xuất động lực (điện, nước, hơi nước, khí nén, khí đốt…). Do số lượng mặt hàng ít nên việc hạch toán chi phí sản xuất được mở ở một sổ (hoặc thẻ) hạch toán chi phí sản xuất. Công việc tính giá thành được tiến hành vào cuối tháng theo các phương pháp sau:

Phương pháp trực tiếp (giản đơn): Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với

khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp này là từng loại sản phẩm hay dịch vụ. Theo phương pháp này thì giá thành sản phẩm được tính bằng cách lấy tổng số chi phí sản xuất cộng (+) hoặc trừ (-) số chênh lệch giữa giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ so với cuối kỳ chia cho số lượng sản phẩm hoàn thành.

- Phương pháp liên hợp: Là phương pháp kết hợp nhiều phương pháp tính toán khác nhau như: kết hợp phương pháp trực tiếp với tổng cộng chi phí, tổng cộng chi phí với tỷ lệ, hệ số với loại trừ giá trị sản phẩm phụ…

2.2.5.2 Tính giá thành sản phẩm đối với doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu chế biến liên tục

Trong các doanh nghiệp sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục, quy trình công nghệ gồm nhiều bước (giai đoạn) nối tiếp nhau theo một trình tự nhất định, mỗi bước tạo ra một loại bán thành phẩm (BTP) và BTP của bước trước là đối tượng (hay nguyên liệu) chế biến của bước sau thì phương pháp hạch toán chi phí thích hợp nhất là hạch toán theo bước chế biến (giai đoạn công nghệ). Theo phương pháp này, chi phí sản xuất phát sinh thuộc giai đoạn nào sẽ được tập hợp cho giai đoạn đó. Đối với chi phí sản xuất chung, kế toán sẽ tập hợp theo từng phân xưởng, sau đó mới phân bổ cho các bước theo tiêu thức phù hợp.

Tùy theo tính chất hàng hóa của BTP và yêu cầu công tác quản lý, chi phí sản xuất có thể được tập hợp theo các phương pháp sau:

- Phương pháp có BTP

- Phương pháp không có BTP

Phương pháp tính giá thành bao gồm: - Phương pháp trực tiếp kết hợp

- Phương pháp tổng cộng chi phí hay hệ số (hoặc tỷ lệ).

* Tính giá thành phân bước theo phương pháp hạch toán có BTP

Phương pháp hạch toán này thường được áp dụng ở các doanh nghiệp có yêu cầu hạch toán kinh tế nội bộ cao hoặc BTP sản xuất ở các bước có thể dùng làm thành phẩm bán ra ngoài. Đặc điểm của phương pháp hạch toán này là khi tập hợp chi phí sản xuất cảu các giai đoạn công nghệ, giá trị BTP của các bước trước chuyển sang bước sau được tính theo giá thành thực tế và được phản ánh theo từng khoản mục chi phí và gọi là kết chuyển tuần tự.

Sơ đồ 2.5: Trình tự tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành phân bước theo phương pháp hạch toán có BTP

* Tính giá thành phân bước theo phương pháp không có bán thành phẩm

Trong những doanh nghiệp mà yêu cầu hạch toán kinh tế nội bộ không cao hoặc BTP chế biến ở từng bước không bán ra ngoài thì chi phí chế biến phát sinh trong các giai đoạn công nghệ được tính nhập vào giá thành thành phẩm một cách đồng thời, song song nên còn gọi là kết chuyển song song. Theo phương pháp này, kế toán không cần tính giá thành BTP hoàn thành trong từng giai đoạn mà chỉ tính giá thành thành phẩm hoàn thành bằng cách tổng hợp chi phí nguyên vật liệu chính và các chi phí chế biến khác trong các giai đoạn công nghệ.

Sơ đồ 2.6: Trình tự tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành phân bước theo phương pháp không có bán thành phẩm

2.2.5.3 Tính giá thành sản phẩm đối với doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng

Chi phí vật liệu chính tính cho thành phẩm

Chi phí bước 2 tính cho thành phẩm Chi phí bước 1 tính cho thành phẩm

Chi phí bước n tính cho thành phẩm

Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành + - CP nguyên vật liệu chính CP chế biến bước 1 Giá trị sản phẩm dở dang bước 1 Giá thành bán thành phẩm bước 1 CP chế biến bước 2 Giá trị sản phẩm dở dang bước 2 Giá thành bán thành phẩm bước 2 CP chế biến bước 3 Giá trị sản phẩm dở dang bước 3 Tổng giá thành sản phẩm CP chế biến Bn Giá trị sản phẩm dở dang Bn Giá thành bán thành phẩm B(n - 1) = - = + + - + - = +

Đối với các doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng, kế toán tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo từng đơn hàng. Đối tượng tính giá thành là sản phẩm của từng đơn đặt hàng. Phương pháp tính giá thành tùy theo tính chất và số lượng sản phẩm của từng đơn sẽ áp dụng phương pháp thích hợp như phương pháp trực tiếp, phương pháp hệ số, phương pháp tổng cộng chi phí, phương pháp liên hợp…

Đặc điểm của việc tập hợp chi phí trong các doanh nghiệp này là toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh đều được tập hợp theo từng đơn đặt hàng của khác hàng, không kể số lượng sản phẩm của đơn hàng đó nhiều hay ít, quy trình công nghệ sản xuất giản đơn hay phức tạp. Đối với các chi phí trực tiếp (nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp) phát sinh trong kỳ liên quan trực tiếp đến đơn đặt hàng nào thì hạch toán trực tiếp cho đơn đặt hàng đó theo chứng từ gốc (hay bảng phân bổ chi phí). Đối với chi phí sản xuất chung, sau khi tập hợp xong sẽ phân bổ cho từng đơn hàng theo tiêu thức phù hợp (giờ công sản xuất, chi phí nhân công trực tiếp…).

Việc tính giá thành ở trong các doanh nghiệp này chỉ tiến hành khi đơn đặt hàng hoàn thành nên kỳ tính giá thành thường không trùng khớp với kỳ báo cáo. Đối với những đơn đặt hàng đến kỳ báo cáo chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí tập hợp được theo đơn đó đều coi là sản phẩm dở dang cuối kỳ kết chuyển kỳ sau. Đối với những đơn hàng đã hoàn thành thì tổng chi phí đã tập hợp được theo đơn hàng đó chính là tổng giá thành sản phẩm của đơn vị và giá thành đơn vị sẽ tính bằng cách lấy tổng giá thành sản phẩm của đơn chia cho số lượng sản phẩm trong đơn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cần thiết, theo yêu cầu của công tác quản lý, cần xác định khối lượng công việc hoàn thành trong kỳ thì đối với những đơn đặt hàng chỉ mới hoàn thành một phần, việc xác định sản phẩm dở dang của đơn hàng đó có thể dựa vào giá thành kế hoạch (định mức) hoặc theo mức độ hoàn thành của đơn hàng.

2.2.5.4 Tính giá thành sản phẩm đối với doanh nghiệp áp dụng hệ thống hạch toán định mức

Trên cơ sở hệ thống định mức tiêu hao lao động, vật tư hiện hành và dự toán về chi phí sản xuất chung, kế toán sẽ xác định giá thành định mức của từng loại sản phẩm. Đồng thời, hạch toán riêng các thay đổi, các chênh lệch so với định mức phát sinh trong quá trính sản xuất sản phẩm và phân tích toàn bộ chi phí thực tế phát sinh trong kỳ thành ba loại: Theo định mức, chênh lệch do thay đổi định mức, chênh lệch

so với định mức. Từ đó, tiến hành xác định giá thành thực tế của sản phẩm theo công thức sau:

Việc tính toán giá thành định mức được tiến hành trên cơ sở các định mức tiên tiến hiện hành ngày đầu kỳ. Tùy theo tính chất quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và đặc điểm sản phẩm mà áp dụng các phương pháp tính giá thành định mức khác nhau (theo sản phẩm hoàn thành, theo chi tiết,…). Việc thay đổi định mức là sự tăng hay giảm các định mức chi phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm do kết quả của việc áp dụng các định mức mới kinh tế và tiết kiệm hơn để thay đổi các định mức cũ đã lỗi thời. Việc thay đổi định mức được tiến hành vào ngày đầu tháng để thuận lợi cho việc thực hiện định mức cũng như kiểm tra việc thi hành định mức. Trường hợp thay đổi định mức diễn ra vào ngày giữa tháng thì đầu tháng sau mới phát sinh ngoài phạm vi định mức và dự toán quy định được gọi là chênh lệch so với định mức hay thoát ly định mức, được hạch toán trên cơ sở các chứng từ báo động mang tín hiệu riêng hay theo phương pháp kiểm kê hay phương pháp pha cắt vật liệu.

Chứng từ báo động là những chứng từ phản ánh xuất bổ sung vật liệu hay thay thế vật liệu dẫn đến chênh lệch so với định mức. Còn phương pháp pha cắt vật liệu là phương pháp so sánh giữa số chi phí vật liệu thực tế chi ra so với số chi phí vật liệu tính theo định mức. Theo phương pháp kiểm kê, số chênh lệch vật liệu được xác định giống như phương pháp pha cắt nhưng chỉ áp dụng với những vật liệu quý hiếm, đắt tiền. Đối với chi phí tiền công, khoản chênh lệch cũng xác định tương tự như đối với chi phí vật liệu. Đối với các chi phí sản xuất chung, do bao hàm nhiều nội dung nên để đơn giản, cuối tháng chỉ cần so sánh tổng số chi phí thực tế so với định mức. Trường hợp cần thiết mới đi vào từng nội dung cụ thể.\

2.2.5.5 Tính giá thành sản phẩm đối với doanh nghiệp có tổ chức bộ phận sản xuất kinh doanh phụ

Giá thành thực tế SP = Giá thành định mức SP + Chênh lệch do thay đổi định mức + Chênh lệch so với định mức đã điều chỉnh - -

Sản xuất phụ là ngành được tổ chức ra để phục vụ cho sản xuất kinh doanh chính. Sản phẩm lao vụ của sản xuất phụ được sử dụng cho các nhu cầu của sản xuất kinh doanh chính, phần còn lại có thể cung cấp cho bên ngoài.

Phương pháp tính giá thành sả phẩm, lao vụ của sản xuất kinh doanh phụ tùy thuộc vào đặc điểm công nghệ và mối quan hệ giữa các bộ phận sản xuất phụ trong doanh nghiệp, cụ thể như sau:

* Trường hợp không có sự phục vụ lẫn nhau giữa các bộ phận sản xuất kinh doanh phụ hoặc khối lượng phục vụ không đáng kể

Chi phí sẽ được tập hợp riêng cho từng bộ phận, từng hoạt động. Giá thành sản phẩm, lao vụ của từng bộ phận sẽ được tính theo phương pháp trực tiếp.

* Trường hợp có sự phục vụ lẫn nhau đáng kể giữa các bộ phận sản xuất kinh doanh phụ

Với các doanh nghiệp có tổ chức nhiều bộ phận sản xuất phụ và giữa chúng có sự phục vụ lẫn nhau thì có thể áp dụng một trong các phương phá tính giá thành sau:

Phương pháp đại số:

Là phương pháp xây dựng và giải các phương trình đại số để tính giá thành sản phẩm, lao vụ của sản xuất kinh doanh phục vụ các đối tượng.

Phương pháp phân bổ lẫn nhau theo giá thành ban đầu:

Theo phương pháp này, trước hết tính giá thành đơn vị ban đầu của từng bộ phận sản xuất kinh doanh và xác định giá trị phục vụ lẫn nhau giữa chúng.

Tiếp theo, xác định giá trị sản phẩm, lao vụ của sản xuất phụ phục vụ cho các bộ phận khác theo giá thành đơn vị mới.

* Phương pháp phân bổ lẫn nhau theo giá thành kế hoạch:

Trình tự tính giá thành tương tự phương pháp trên, chỉ khác thay giá thành đơnvị ban đầu bằng giá thành đơn vị kế hoạch để tính giá trị phục vụ lẫn nhau giữa các phân xưởng sản xuất kinh doanh phụ. Tiếp theo xác định giá trị phục vụ cho các đối tượng khác theo giá thành đơn vị mới.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy Chế tạo thiết bị Nâng Hạ (Trang 36)