Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy Chế tạo thiết bị Nâng Hạ (Trang 34)

= Tổng chi phí vật liệu cần phân bổ

2.2.4 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang

Trong doanh nghiệp sản xuất, sản phẩm làm dở cuối kỳ là những sản phẩm còn đang trong quá trình sản xuất chế biến. Đánh giá sản phẩm làm dở là công tác tính toán, xác định số chi phí sản xuất tính cho sản phẩm làm dở cuối kỳ phải chịu. Việc đánh giá sản phẩm làm dở sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ chính xác của giá thành thực tế sản phẩm hoàn thành trong kỳ này cũng như trong kỳ sau.

Tuỳ thuộc vào đặc điểm tình hình cụ thể về tổ chức sản xuất kinh doanh, yêu cầu quản lý doanh nghiệp mà mà vận dụng một trong các phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ như sau:

2.2.4.1 Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp.

Theo phương pháp này, chỉ tính cho sản phẩm làm dở cuối kỳ phần chi phí nguyên vật liệu trực tiếp còn các chi phí khác tính hết cho sản phẩm hoàn thành.

Phương pháp này có ưu điểm: Đơn giản, nhanh chóng nhưng có nhược điểm là kém chính xác. Do đó chỉ áp dụng thích hợp trong các doanh nghiệp sản xuất có chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp hoặc chi phí về nguyên vật liệu chính chiếm tỷ trọng lớn thì khối lượng tính toán ít mà vẫn chính xác.

Nhậpkho Tập hợp trong kỳ TK 627 Tập hợp trong kỳ TK 152 TK 632 TK 157 TK 621 TK 154 TK 622 Tập hợp trong kỳ TK 155 TK 111,112,138(8),334… Các nghiệp vụ làm giảm CPSX Kết chuyển cuối kỳ Hàng gửi bán Kết chuyển cuối kỳ Bán trực tiếp Phế liệu thu hồi

Dđk + Cvl Dck = x Sd Stp + Sd Dđk + C Dck = x S’d Stp + S’d

2.2.4.2 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo phương pháp sản lượng sản phẩm tương đương

Theo phương pháp này sản phẩm làm dở cuối kỳ phải chịu toàn bộ chi phí sản xuất trong kỳ theo mức độ hoàn thành. Cụ thể khi kiểm kê phải xác định không chỉ khối lượng mà cả mức độ hoàn thành của sản phẩm làm dở, trên cơ sở đó qui đổi ra số sản phẩm hoàn thành tương đương để tính toán, xác định chi phí cho sản phẩm làm dở theo nguyên tắc:

* Đối với những chi phí bỏ vào một lần từ đầu dây chuyền công nghệ

(Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu chính) thì tính cho sản phẩm làm dở theo công thức:

Trong đó: Dđk và Dck: Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ và cuối kỳ.

Cvl: chi phí vật liệu trực tiếp (CP NVL chính) phát sinh trong kỳ. Stp: Sản lượng thành phẩm.

Sd: Sản lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ.

* Với các chi phí bỏ dần vào quá trình sản xuất theo mức độ chế biến sản phẩm (chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) sẽ tính cho sản phẩm làm dở cuối kỳ theo mức độ hoàn thành theo công thức sau:

Trong đó: C: được tính theo từng khoản mục chi phí tương ứng phát sinh trong kỳ. S’d: khối lượng sản phẩm làm dở đã tính ra khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương theo tỷ lệ hoàn thành (%HT): S’d = Sd* %HT.

Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo sản lượng hoàn thành tương đương có những ưu nhược điểm sau:

+ Ưu điểm: Độ chính xác cao.

+ Nhược điểm: Khối lượng công việc tính toán nhiều, phải xác định mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm làm dở.

Do đó chỉ thích hợp áp dụng ở những doanh nghiệp mà chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng không lớn lắm trong tổng chi phí sản xuất.

2.2.4.3 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí sản xuất định mức.

Điều kiện áp dụng: Phương pháp này chỉ thích hợp áp dụng ở các doanh nghiệp sản xuất thực hiện việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp định mức.

Theo phương pháp này căn cứ vào khối lượng sản phẩm làm dở và chi phí sản xuất định mức cho một đơn vị sản phẩm ở từng giai đoạn để tính ra sản phẩm làm dở cuối kỳ. Tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể để tính theo định mức CP NVLTT hoặc cho toàn bộ các khoản mục chi phí .

Để đảm bảo độ chính xác cao thì cần phải xác định mức độ hoàn thành của các sản phẩm làm dở cuối kỳ để từ đó xác định giá trị sản phẩm làm dở cuối kỳ theo phương pháp định mức nhưng có tính đến mức độ hoàn thành.

Sử dụng phương pháp này có thể lập các bảng tính sẵn chi phí sản xuất của sản phẩm làm dở ở từng công đoạn giúp cho việc xác định và đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ được nhanh chóng. Nhưng có nhược điểm là độ chính xác không cao.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy Chế tạo thiết bị Nâng Hạ (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w