Đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy Chế tạo thiết bị Nâng Hạ (Trang 28)

DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

2.2.1 Đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm

2.2.1.1 Đối tượng kế toán chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp bao gồm nhiều loại với nội dung kinh tế, công dụng khác nhau, phát sinh ở những địa điểm khác nhau. Mục đích của việc bỏ chi phí là tạo ra những sản phẩm, lao vụ. Những sản phẩm lao vụ của doanh nghiệp được chế tạo tại các phân xưởng, bộ phận sản xuất khác nhau theo qui trình công nghệ sản xuất của doanh nghiệp. Do đó các chi phí phát sinh cần được tập hợp theo các yếu tố, khoản mục chi phí, theo phạm vi, giới hạn nhất định để phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm. Như vậy, xác định đối tượng tập hợp CPSX thực chất là việc xác định phạm vi, giới hạn mà CPSX cần được tập hợp.

Việc xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất cần được dựa trên cơ sở những yếu tố cơ bản sau:

- Đặc điểm tổ chức sản xuất của doanh nghiệp. - Qui trình công nghệ kỹ thuật.

- Địa điểm phát sinh chi phí, mục đích, công dụng của chi phí. - Yêu cầu và trình độ quản lý của doanh nghiệp.

các doanh nghiệp sản xuất có thể là:

- Từng phân xưởng, bộ phận sản xuất hoặc toàn doanh nghiệp. - Từng giai đoạn, bước công nghệ hoặc toàn bộ qui trình công nghệ. - Từng sản phẩm, từng nhóm sản phẩm.

- Từng bộ phận, chi tiết sản phẩm.

2.2.1.2 Đối tượng tính giá thành sản phẩm

Trong doanh nghiệp sản xuất đối tượng tính giá thành là kết quả sản xuất thu được như sản phẩm, công vịêc, lao vụ hoàn thành. Để xác định đối tượng tính giá thành, bộ phận kế toán giá thành cần căn cứ vào các yếu tố:

- Đặc điểm của sản xuất kinh doanh:

+ Đặc điểm tổ chức sản xuất và cơ cấu sản xuất. + Qui trình công nghệ sản xuất chế tạo sản phẩm. + Đặc điểm sử dụng thành phẩm, bán thành phẩm.

+ Các yêu cầu quản lý, yêu cầu cung cấp thông tin cho việc ra quyết định trong doanh nghiệp.

- Cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh:

+ Nếu sản xuất đơn chiếc thì từng sản phẩm, từng công việc được coi là đối tượng tính giá thành.

+ Nếu sản phẩm được sản xuất hàng loạt thì từng loạt sản phẩm là đối tượng tính giá thành.

+ Nếu sản xuất theo khối lượng lớn thì mỗi loại sản phẩm khác nhau là một đối tượng tính giá thành.

- Qui trình công nghệ sản xuất kinh doanh:

+ Nếu qui trình công nghệ giản đơn thì đối tượng tính giá thành có thể là sản phẩm đã hoàn thành ở giai đoạn cuối của qui trình sản xuất.

+ Nếu qui trình sản xuất là qui trình công nghệ kiểu phức tạp liên tục thì đối tượng tính giá thành là thành phẩm và cả bán thành phẩm tự chế ở các giai đoạn công nghệ.

+ Nếu qui trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu song song thì đối tượng tình giá thành là những thành phẩm đã hoàn chỉnh, là những phụ tùng, chi tiết, bộ phận sản phẩm.

* Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành.

Đối tượng tập hợp CPSX và đối tượng tính giá thành là hai khái niệm khác nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết. Việc xác định hợp lý đối tượng kế toán tập

hợp chi phí sản xuất là tiền đề, điều kiện để tính giá thành theo các đối tượng tính giá thành trong doanh nghiệp. Trong thực tế một đối tượng kế toán tập hợp chi phí có thể trùng với một đối tượng tính giá thành.

Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí là căn cứ để mở các tài khoản, các sổ chi tiết, tổ chức công tác ghi chép ban đầu, tập hợp số liệu chi phí sản xuất chi tiết theo từng đối tượng, giúp cho việc tăng cường công tác quản lý chi phí sản xuất và thực hiện chế độ hạch toán kinh tế trong doanh nghiệp còn việc xác định đối tượng tính giá thành là căn cứ để mở các phiếu tính giá thành sản phẩm. Tổ chức công tác tính giá thành theo từng đối tượng phục vụ cho việc kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm, phục vụ yêu cầu quản lý giá thành sản phẩm của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy Chế tạo thiết bị Nâng Hạ (Trang 28)