Mô hình kế toán Pháp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy Chế tạo thiết bị Nâng Hạ (Trang 51)

- liệu tồn kho Nguyên vật

2.4.2 Mô hình kế toán Pháp

Đây là mô hình kế toán tách rời, tức là kế toán quản trị sử dụng hệ thống kế toán riêng, tách rời hoàn toàn với kế toán tài chính. Hệ thống kế toán quản trị được tổ chức thành bộ máy riêng (phòng kế toán quản trị hay bộ phận kế toán quản trị) sử dụng hệ thống tài khoản kế toán, sổ kế toán và báo cáo kế toán nội bộ tách rời với

kế toán tài chính. Kế toán tài chính thu thập, xử lý, lập báo cáo tài chính cung cấp cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp, còn kế toán quản trị cung cấp những thông tin phục vụ cho mục tiêu quản trị doanh nghiệp.

Loại mô hình tổ chức kế toán quản trị này áp dụng chủ yếu ở Cộng hòa Pháp và những nước thực hiện theo kế toán Cộng hòa Pháp. Theo mô hình tách rời ở Pháp, kế toán quản trị đặt trọng tâm vào việc xác định và kiểm soát chi phí ở các doanh nghiệp sản xuất, bằng cách chia chi phí theo các trung tâm trách nhiệm quản lý, phân tích đánh giá và tìm các nguyên nhân làm sai lệch chi phí và cuối cùng điều hòa giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị. Các quy định chung về kế toán chi phí tại Pháp hướng dẫn doanh nghiệp đánh giá hoạt động bằng cách lập báo cáo thực hiện dự toán trên cơ sở các số liệu kế toán nhưng trên thực tế hầu hết các doanh nghiệp Pháp đều không vận dụng các hướng dẫn này mà họ lập các báo cáo đánh giá hoạt động hầu như chỉ dựa trên các thông tin phi tài chính, chứ không dựa trên các số liệu tài chính do kế toán cung cấp, các báo cáo này rất khác biệt so với các báo cáo bộ phận của các trung tâm trách nhiệm theo hệ thống kế toán quản trị chi phí Mỹ.

* Các loại giá phí và giá thành được sử dụng trong kế toán Pháp.

- Giá phí tiếp liệu: Gồm các chi phí nguyên vật liệu mua vào ghi trên hoá đơn và các chi phí mua như chi phí vận chuyển, bốc dỡ, bảo hiểm, bảo quản...

- Giá phí sản xuất: Bao gồm các giá phí vật liệu, chi phí nhân công...

- Giá phí phân phối: Bao gồm các chi phí về tiêu thụ sản phẩm, chi phí vận chuyển, bao bì, đóng gói, thuế, bảo hiểm...

Giá thành sản phẩm = Giá phí sản xuất + Giá phí phân phối. * Hệ thống sổ sách, báo cáo KTQT tại doanh nghiệp.

- Về chứng từ kế toán: Ngoài việc sử dụng hệ thống chứng từ chung, KTQT chi phí còn sử dụng hệ thống chứng từ nội bộ trong doanh nghiệp

- Về tài khoản kế toán: Các tài khoản KTQT chi phí được xây dựng thành hệ thống riêng, có kí hiệu riêng, nội dung ghi chép cũng có những đặc điểm khác với kế toán tài chính.

- Về sổ kế toán: KTQT chi phí sử dụng hệ thống sổ kế toán riêng phục vụ cho việc ghi chép các nghiệp vụ thuộc KTQT.

- Về báo cáo kế toán: Các báo cáo KTQT được lập riêng dưới dạng báo cáo dự toán sản xuất, báo cáo lỗ lãi từng bộ phận… Ngoài các chỉ tiêu quá khứ, các chỉ tiêu thực hiện KTQT còn thiết lập các cân đối dự toán, kế hoạch.

mô hình kế toán Pháp cho thấy: Việc phân tích chi phí theo chức năng hình thành nên trung tâm chi phí như trung tâm chính, trung tâm phụ để tập hợp chi phí trực tiếp, gián tiếp nhằm xác định các loại giá phí, gía thành tương ứng một cách khoa học cho phép doanh nghiệp kiểm tra dễ dàng và đánh giá hiệu quả hoạt động của từng bộ phận chức năng trong mối liên hệ chung của doanh nghiệp làm sao để tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy Chế tạo thiết bị Nâng Hạ (Trang 51)