Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dưới góc độ kế toán tài chính

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy Chế tạo thiết bị Nâng Hạ (Trang 84)

- Các phòng ban chức năng: Mỗi phòng ban bao gồm một trưởng phòng và

HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY

4.3.1 Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dưới góc độ kế toán tài chính

góc độ kế toán tài chính

4.3.1.1 Hoàn thiện về việc phân bổ công cụ dụng cụ

Do Nhà máy mới được thành lập không lâu, các bộ phận từ phân xưởng đến các phòng ban mới bắt đầu đi vào hoạt động nên không tránh khỏi những thiếu sót. Trong đó chưa có sự phối hợp nhịp nhàng giữa bộ phận kho và bộ phận kế toán, cũng như sự bất cẩn của nhân viên kế toán nên đã có sự nhầm lẫn trong việc hạch toán giữa công cụ dụng cụ với TSCĐ. Ví dụ như: máy mài cầm tay, máy cắt cầm tay, máy bẻ ống thủy lực, máy lốc ống, máy hàn que, máy bơm… kế toán lại đưa vào danh mục TSCĐ và trích khấu hao, trong khi chúng chỉ là công cụ dụng cụ. Đối với những công cụ dụng cụ như trên, kế toán cần phân bổ sao cho phù hợp với giá trị của chúng.

Kế toán hạch toán như sau: - Nợ TK 142, 242 Có TK 153

- Định kỳ kế toán tiến hành phân bổ theo công thức:

- Hàng kỳ sẽ tiến hành phân bổ theo định khoản sau: Nợ TK 627

Có TK 142, 242

Khi bộ phận sử dụng CCDC báo hỏng, mất hoặc CCDC hết thời hạn sử dụng theo qui định, kế toán tiến hành phân bổ giá trị còn lại của CCDC vào chi phí sản xuất kinh doanh theo công thức:

Kế toán ghi:

Nợ TK 152: Giá trị phế liệu thu hồi

Nợ TK 138: Số tiền bồi thường vật chất phải thu hồi

Nợ TK 627, 641, 642: Giá trị CCDC phân bổ lần cuối vào CPSXKD Có TK 142, 242: Giá trị mỗi lần phân bổ

4.3.1.2 Hoàn thiện về kế toán chi phí khấu hao TSCĐ

Ta biết rằng nếu TSCĐ, đặc biệt đối với tài sản dùng cho sản xuất đã đưa Giá trị công cụ, dụng

cụ phân bổ từng lần = Giá trị công cụ, dụng cụ xuất dùng

Số kỳ sử dụng Giá trị CCDC phân bổ lần cuối Giá trị CCDC Số kỳ phân bổ Khoản bồi thường vật chất (nếu có)

= - liệu thu hồi Giá trị phế

vào sử dụng mà không đuợc trích khấu hao sẽ ảnh huởng rất lớn đến chi phí sản xuất, dẫn đến sự khác biệt giữa lợi nhuận kế toán và lợi nhuận thuế, khiến cho lợi nhuận thu được phải bù đắp cho các khoản chi phí đó. Vậy để tránh tình trạng trên thì trước hết Nhà máy cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

- Nâng cao nhận thức của kế toán, cần phải có các chứng từ hợp lệ đối với TSCĐ đó, đặc biệt là hoá đơn GTGT, hợp đồng kinh tế, biên bản nghiệm thu,... để làm cơ sở vững chắc để hình thành nên TSCĐ tránh gây tổn thất về TSCĐ đó.

- Không thực hiện giao dịch mua bán TSCĐ với các doanh nghiệp không tuân thủ theo yêu cầu của cơ quan chức năng, không cung cấp đầy đủ các chứng từ cần thiết hình thành nên TSCĐ đó.

- Luôn quan tâm đến yếu tố pháp lý để chứng từ hình thành nên TSCĐ luôn hợp pháp, hợp lệ.

4.3.1.3 Hoàn thiện về kế toán thiệt hại ngừng sản xuất

Đối với các doanh nghiệp sản xuất nói chung cũng như đối với Nhà máy chế tạo thiết bị nâng hạ nói riêng đều xuất hiện những khoảng thời gian sản xuất bị gián đoạn do các nguyên nhân như: Thiếu nguyên vật liệu, thời gian sửa chữa bảo dưỡng máy móc thiết bị, hay thiên tai hỏa hoạn... Đây được gọi là những khoản thiệt hại ngừng sản xuất. Trong thời gian này tuy không tạo ra sản phẩm nhưng vẫn phát sinh các khoản chi phí nhằm duy trì hoạt động sản xuất của Nhà máy như: Tiền công, tiền lương phải trả cho nhân viên, khấu hao TSCĐ, chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị, nhà xưởng... Do vậy, kế toán cần phải ghi nhận các khoản chi phí này nhằm phản ánh đầy đủ và chính xác nhất chi phí sản xuất của đơn vị.

Trường hợp ngừng sản xuất theo kế hoạch dự kiến của Nhà máy như: Ngừng để bảo dưỡng trang thiết bị máy móc, nhà xưởng... Kế toán cần tiến hành trích trước chi phí ngừng sản xuất và theo dõi trên TK 335

- Trích trước chi phí ngừng sản xuất Nợ TK 627

Có TK 335

- Khi các chi phí ngừng sản xuất thực tế phát sinh: Nợ TK 335

Có TK 111, 112, 214, 334,...

Đối với trường hợp ngừng sản xuất mang tính bất thường, kế toán tập hợp các khoản chi phí doanh nghiệp phải bỏ ra trong thời gian này trên TK 1381 để chờ

xử lý:

Nợ TK 1381 Có TK 154

Sau đó, căn cứ vào các quyết định xử lý thiệt hại sản phẩm hỏng của các cấp có thẩm quyền, kế toán phản ánh:

Nợ TK 152: Giá trị phế liệu thu hồi Nợ TK 1388: Giá trị bắt bồi thường

Nợ TK 632, 811: Khoản thiệt hại tính vào chi phí thời kỳ Có TK 1381: Tổng giá trị sản phẩm hỏng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy Chế tạo thiết bị Nâng Hạ (Trang 84)