Những ưu điểm

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy Chế tạo thiết bị Nâng Hạ (Trang 78)

- Các phòng ban chức năng: Mỗi phòng ban bao gồm một trưởng phòng và

HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY

4.1.1 Những ưu điểm

- Hiện nay, tại Nhà máy có bốn phân xưởng sản xuất và một khu công nghệ cao CNC. Mỗi phân xưởng chịu trách nhiệm chuyên biệt trong quy trình sản xuất sản phẩm. quá trình sản xuất được chuyên môn hóa, số lượng sản phẩm tạo ra không nhiều và theo đơn đặt hàng của khách hàng. Mặt khác, các sản phẩm cần những loại nguyên vật liệu cũng như công đoạn sản xuất tương tự nhau. Nên việc Nhà máy xác định đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo đơn đặt hàng là rất hợp lý. Đồng thời, việc tập hợp chi phí và tính giá thành theo từng sản phẩm hoàn thành đã giúp cho việc theo dõi tình hình sản xuất, chi phí của từng sản phẩm dễ dàng, chi tiết hơn phục vụ cho quá trình quản lý và ra quyết định kinh doanh của Nhà máy.

- Việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Nhà máy được tiến hành theo tháng. Kế toán sản xuất và kế toán các phần hành khác có sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng. Mặt khác có sự phân công trách nhiệm rõ ràng, hợp lý giữa các kế toán viên của bộ phận kế toán, trong đó có kế toán sản xuất tại văn phòng và

kế toán phân xưởng. Nhờ vậy đã đáp ứng được yêu cầu thông tin cho nhà quản lý một cách kịp thời, chính xác, đầy đủ.

- Hiện nay, Nhà máy tổ chức hạch toán chi phí sản xuất theo ba khoản mục sau: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung chi tiết cho từng phân xưởng là phù hợp với chế độ quy định của nhà nước và tình hình thực tế tại Nhà máy.

- Các khoản mục chi phí được phân chia khá phù hợp. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được chi tiết cho từng sản phẩm, chi phí sản xuất chung được tập hợp cho toàn Nhà máy sau đó phân bổ cho từng sản phẩm hoàn thành.

- Nhà máy áp dụng phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng. Phương pháp này linh hoạt, giúp cho kế toán có thể tính toán được chi phí sản xuất cho từng đơn hàng, từ đó xác định được giá bán và lợi nhuận cho từng đơn hàng đó. Do vậy, kỳ tính giá thành được xác định từ khi bắt đầu cho đến khi hoàn thành từng đơn đặt hàng và nó phù hợp với phương pháp tính giá mà Nhà máy đã lựa chọn.

- Các tài khoản kế toán được phản ánh theo đúng bản chất kinh tế của nó, ngoài ra để theo dõi chi tiết, cụ thể tình hình sử dụng TSCĐ, nguyên vật liệu, thành phẩm tạo ra,… kế toán còn mở chi tiết các tài khoản. Điều này giúp cho kế toán nắm bắt được tình hình biến động của từng yếu tố đầu vào, đầu ra tại Nhà máy, nhằm quản lý chi phí một cách chính xác và đầy đủ nhất.

- Các chứng từ được thiết kế phù hợp với tình hình hoạt động sản xuất của Nhà máy, đảm bảo sự chính xác của các thông tin kế toán đầu vào. Quá trình luân chuyển chứng từ được tổ chức khoa học từ khâu lập, phê duyệt chứng từ cho đến khâu sử dụng, lưu trữ, bảo quản. Từ đó, giúp cho công tác kế toán tại Nhà máy được tiến hành chặt chẽ, hiệu quả và chính xác hơn.

- Nhìn chung, Nhà máy đã và đang sử dụng khá đầy đủ các loại sổ sách kế toán, đáp ứng được yêu cầu quản lý của Nhà máy. Cùng với việc áp dụng phần mềm mà công việc kế toán nói chung cũng như kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng được được giảm thiểu, nhưng độ chính xác vẫn rất cao.

- Hiện nay, bộ máy kế toán được tổ chức khá phù hợp với tình hình hoạt động sản xuất tại Nhà máy. Đội ngũ nhân viên kế toán có trình độ, năng lực, trung thực, mỗi kế toán viên đều có sự phân quyền nhiệm vụ rõ ràng nhưng tất cả lại chịu sự chỉ đạo của Kế toán trưởng nên mọi người luôn có sự hỗ trợ nhau về mặt nghiệp vụ cũng như công tác kế toán, giúp công việc được diễn ra một cách nhịp nhàng và chính xác.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy Chế tạo thiết bị Nâng Hạ (Trang 78)