Những hạn chế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy Chế tạo thiết bị Nâng Hạ (Trang 80)

- Các phòng ban chức năng: Mỗi phòng ban bao gồm một trưởng phòng và

HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY

4.1.2 Những hạn chế

Bên cạnh những ưu điểm về tổ chức công tác kế toán mà Nhà máy đã đạt được và cần phát huy hơn nữa thì còn tồn tại những hạn chế cần phải hoàn thiện và khắc phục. cụ thể như sau:

4.1.2.1 Dưới góc độ kế toán tài chính

- Trong quá trình thu mua một số TSCĐ, do những thiếu sót, Nhà máy đã không có những chứng từ hợp lý, hợp lệ như: hợp đồng kinh tế, hóa đơn GTGT dẫn đến những tài sản này được đưa vào sử dụng nhưng không được trích khấu hao và đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sản xuất, làm cho chi phí thực tế phát sinh và chi phí trên sổ sách kế toán có sự sai lệch nhau.

- Đối với một số loại máy như: Máy bẻ ống thủy lực, máy lốc ống, máy hàn que, máy bơm, máy mài, máy cắt… có giá trị dưới mười triệu đồng, kế toán lại ghi nhận vào TSCĐ và trích khấu hao trong thời gian dài mà không đưa vào công cụ dụng cụ để phân bổ dần. Từ đó dẫn đến chi phí thực tế giảm, lợi nhuận sổ sách cao hơn lợi nhuận thực tế.

- Như chúng ta biết, trong quá trình sản xuất có thể xảy ra những khoảng thời gian phải ngừng sản xuất do một vài nguyên nhân sau: Thiết bị sản xuất bị hư hỏng cần sửa chữa, thiếu nguyên vật liệu, thiên tai hỏa hoạn… Những khoản chi ra trong thời gian này được coi là khoản thiệt hại ngừng sản xuất. Tuy nhiên, hiện nay Nhà máy chưa thực hiện trích trước hoặc theo dõi các khoản này, điều này làm cho chi phí thực tế phát sinh cao hơn sổ sách, và giá thành sản phẩm không được phản ánh một cách chính xác nhất.

4.1.2.2 Dưới góc độ kế toán quản trị

- Hiện nay Nhà máy cũng đã lập dự toán và định mức các khoản chi phí nhưng chưa thực sự được quan tâm đến. Do vậy, việc lập kế hoạch sản xuất cũng như huy động các nguồn lực cần thiết chỉ đáp ứng được yêu cầu của kế toán tài chính mà chưa đáp ứng được yêu cầu của kế toán quản trị. Bên cạnh đó cũng không có các biện pháp và tiêu chuẩn cụ thể nào để kiểm tra việc thực hiện các định mức về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, và chi phí sản xuất chung một cách chính xác, nên việc lập dự toán chi phí chưa phục vụ được cho công tác kế toán quản trị.

- Hiện Nay Nhà máy mới đang chỉ chú trọng đến công tác kế toán tài chính mà chưa quan tâm nhiều đến công tác kế toán quản trị. Các thông tin kế toán cung

cấp chỉ dùng để phục vụ cho các đối tượng bên ngoài như cơ quan thuế, khách hàng, đơn vị cho vay vốn… chứ chưa thực sự hữu ích đối với nhà quản lý. Bởi vì các thông tin cung cấp chủ yếu là thông tin về tổng thể hoạt động kinh doanh của nhà máy trong quá khứ chứ chưa phản ánh được xu thế biến động cũng như nguyên nhân gây ra xu thế đó của chi phí trong tương lai.

- Những thông tin trên sổ sách kế toán chủ yếu chỉ phản ánh thông tin về chi phí thực tế phát sinh tại Nhà máy mà chưa phản ánh được mức dự toán cũng như định mức chi phí sản xuất. Mặt khác, số liệu và chứng từ kế toán mới chỉ phục vụ cho công tác theo dõi chi phí giá thành sản phẩm chứ chưa phù hợp với việc phân tích chi phí theo định phí, biến phí để từ đó có thể phân tích được chênh lệch giữa chi phí thực tế và chi phí theo định mức và theo dự toán.

- Vào cuối kỳ, kế toán chủ yếu chỉ lập các báo cáo tài chính, còn các báo cáo quản trị có được lập nhưng không nhiều và không đầy đủ nên chưa cung cấp thông tin một cách kịp thời cho nhà quản trị để ra quyết định kinh doanh.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy Chế tạo thiết bị Nâng Hạ (Trang 80)