7. Cấu trúc của luận văn
3.2.1. Tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân viên QHCC
mối quan hệ này tại Việt Nam hiện nay vẫn chưa đạt được sự gắn bó, cởi mở cần có. Điều này đòi hỏi các nhân viên QHCC cần có những phương thức hiệu quả hơn nữa để thúc đẩy sự phát triển của mối quan hệ này.
3.2. Giải pháp xây dựng và phát triển mối quan hệ giữa nhân viên QHCC trong các doanh nghiệp Việt Nam và nhà báo QHCC trong các doanh nghiệp Việt Nam và nhà báo
3.2.1. Tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân viên QHCC và nhà báo nhà báo
Việc có được sự hiểu biết lẫn nhau sẽ giúp cho mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo phát triển tốt hơn, chính vì vậy kh muốn phát triển mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo thì việc tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau là việc làm cần thiết. Sự hiểu biết ở đây được hiểu là sự am hiểu về nghề nghiệp của nhau. Qua bảng số liệu và biểu đồ được thể hiện ở chương 2 của luận văn cho thấy hiện nay, giữa nhân viên QHCC và nhà báo đã có sự hiểu biết về nhau, cả phía nhân viên QHCC và nhà báo đều am hiểu nghề nghiệp và quy trình nghề nghiệp của nhau, tuy nhiên vẫn cần thiết phải tăng cường hơn nữa sự hiểu biết này để giữa nhân viên QHCC và nhà báo có được sự gắn kết cần thiết. Bên cạnh đó là việc nâng cao tính chuyên nghiệp của mối quan hệ. Việc nâng cao tính chuyên nghiệp được thể hiện ở việc hạn chế bớt đi những yếu tố cá nhân trong mối quan hệ nay như việc gặp gỡ riêng, phong bì cho mỗi lần họp báo, hội thảo, quà tặng dịp lễ tết…bên cạnh đó là việc tăng cường các yếu tố công việc để mối quan hệ được nâng lên tầm chuyên nghiệp hơn, thuận lợi cho cả phía nhà báo và nhân viên QHCC trong việc thực hiện các công việc chuyên môn của mình. Ngoài ra, cũng cần lập lên các hội, nhóm nghề nghiệp cho cả hai phía nhằm tăng tính chuyên nghiệp, cũng như các kỹ năng về QHCC, báo chí và đạo đức nghề nghiệp cho cả hai nhóm đối tượng này.