Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trên

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Nam Hà Nội (Trang 49)

Sở dĩ công tác tài trợ của NHNO&PTNT Nam Hà Nội còn nhiều hạn chế là do nhiều nguyên nhân, có thể do những nguyên nhân khách quan tác động từ bên ngoài ngân hàng và những nguyên nhân chủ quan bên trong ngân hàng tác động đến hoạt động TTXK.

2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan

Một là: Nguyên nhân từ một trường pháp lý, chính sách của Chính phủ

- Môi trường pháp lý của nước ta còn thiếu đồng bộ, thiếu nhiều điều kiện đản bảo an toàn kinh doanh. Các chính sách của nhà nước còn nhiều vướng mắc và bất cập.

- Chính sách thương mại chưa ổn định: Các văn bản quy định về công tác xuất nhập khẩu, thuế quan, hải quan thay đổi thường xuyên. Chính phủ chưa có những giải pháp tổng thể để hỗ trợ kịp thời cũng như khích các DNXK. Cán cân TTQT của Việt Nam luôn ở trình trạng nhập siêu, ảnh hưởng đến khả năng mua bán ngoại tệ của ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho TTQT và tài trợ ngoại thương.

Các văn bản điều chỉnh các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế như: Bao thanh toán, bảo lãnh, TTQT… vẫn còn thiếu, thậm chí chưa có, gây khó khăn cho các ngân hàng trong việc cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng quốc tế nói chung và TTXK nói riêng.

Hai là: nguyên nhân từ môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế trong nước: luôn tiềm ẩn nhiều bất ổn, lạm phát gia tăng, tỷ giá thay đổi khó lường, giá vàng lên xuống chóng mắt. Giá cả nguyên vật liệu phục vụ sản xuất như nước, xăng dầu, ga, điện liên tục tăng làm ảnh hưởng không nhỏ đến chi phí đầu vào của các doanh nghiệp.

Việt Nam đã chuyển sang cơ chế thị trường nhưng các tín hiệu về thị trường như giá cả nhiều khi còn sai lệch dẫn đến bất ổn, bấp bênh trong hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của nhà xuất khẩu. Thêm vào đó, lĩnh vực ngoại thương nói chung và hoạt động tài trợ nói riêng còn nảy ra nhiều hiện

tượng tiêu cực trong việc cấp giấy phép xuất nhập khẩu, tạo môi trường cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp, là nguyên nhân gây ra rủi ro cho các ngân hàng.

Môi trường kinh tế thế giới: vừa thoát khỏi khủng hoảng nên còn tiềm ẩn nhiều bất ổn. Chiến sự liên tiếp xảy ra ở nhiều nước, thiên tai, hiểm họa liên tục xảy ra, điều này ảnh hưởng lớn đến khả năng thanh toán của nhà nhập khẩu, là nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng cho các ngân hàng.

Ba là: nguyên nhân từ phía các doanh nghiệp xuất khẩu

- Các DNXK Việt Nam còn chưa có kinh nghiệm trong quan hệ thương mại với đối tác nước ngoài, nhiều khi ký kết hợp đồng với các điều khoản bất lợi dẫn đến không thể lập được bộ chứng từ phù hợp theo yêu cầu của L/C hoặc nếu xuất trình bộ chứng từ xin chiết khấu thì bộ chứng từ không hoàn hảo, rủi ro thanh toán là rất cao.

- Doanh số cho vay TTXK còn thấp cũng xuất phát từ phía khách hàng. Trên thực tế nhu cầu cần vốn của các doanh nghiệp xuất khẩu là rất lớn, phần lớn các doanh nghiệp sau khi kí hợp đồng gia công thường được ngân hàng ứng trước 30% giá trị hợp đồng. Để đáp ứng nhu cầu đó, doanh nghiệp tìm đến ngân hàng, tuy nhiên quan hệ giữa ngân hàng và các DNXK đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn một số vướng mắc ở khâu tiếp cận nguồn vốn tín dụng như: vốn tự có của doanh nghiệp còn thấp, trình độ quản lý, năng lực kinh doanh, khả năng lập dự án kinh doanh khả thi và có tính thuyết phục chưa cao khiến cho ngân hàng không thể yên tâm TTXK, đồng thời nhiều doanh nghiệp thiếu am hiểu về luật pháp, thông lệ, tập quán quốc tế dẫn đến rủi ro, thua lỗ làm ngân hàng gặp nhiều rủi ro.

2.3.3.2 Nguyên nhân chủ quan

Một là: Đội ngũ cán bộ thanh toán quốc tế của chi nhánh tuy được trẻ hóa, nâng cao nghiệp vụ song kiến thức về pháp luật, thông lệ, tập quán thương mại quốc tế, TTQT, ngoại ngữ, tin học còn nhiều bất cập,vì vậy không phải bất cứ cán bộ tín dụng nào có thể đáp ứng được những đòi hỏi trong hoạt động TTXK.

Bên cạnh đó khả năng phân tích tài chính doanh nghiệp, thẩm định dự án đầu tư, dự báo biến động của thị trường còn yếu nên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng tài trợ xuất khẩu.

Hai là: Hoạt động Marketing chưa được chú ý đúng mức

Để mở rộng đối tượng khách hàng, từ đó nâng cao chất lượng tài trợ xuất khẩu đòi hỏi công tác Marketing phải được đề cao. Thực tế những năm qua cho thấy, Ngân hàng chưa thực sự chú ý đến lĩnh vực này, chưa có sự đầu tư đúng mức, chưa đề ra những chính sách, biện pháp thực sự hiệu quả nhằm thu hút, lôi kéo khách hàng đến giao dịch tại ngân hàng. Khách hàng đến giao dịch chưa thấy được những ưu điểm lớn, khác biệt so với ngân hàng khác.

B

: Các dịch vụ đi kèm chưa phong phú, chưa tạo được uy tín caoa là

Dịch vụ ngân hàng hoàn hảo luôn là yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh của các ngân hàng. Hoạt động TTXK luôn đi kèm với hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối. Các dịch vụ thanh toán làm tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng đến giao dịch và là cơ sở cho các DNXK quan hệ tín dụng với ngân hàng. Song các sản phẩm của chi nhánh mới chỉ dừng lại ở những sản phẩm truyền thồng, các sản phẩm mới chưa khai thác nhiều, nghiệp vụ thanh toán quốc tế cũng như các dịch vụ khác chưa thể hiện được thế mạnh cạnh tranh. Vì vậy chưa đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng và đòi hỏi của thương mại quốc tế. Trong khi ngân hàng nước ngoài có thế mạnh trong lĩnh vực này, họ có thể cung cấp, tư vấn về sản phẩm, thị trường, đối tác cho khách hàng của họ, vì vậy họ đã lôi kéo được khách hàng về phía mình.

Bốn là: công tác kiểm tra kiểm soát về các nghiệp vụ tài trợ xuất khẩu chưa được tiến hành thường xuyên, sâu sát, chưa kịp thời phát hiện những sai sót trong công tác thẩm định dự án đầu tư, thanh tra giám sát thu hồi khoản vay dẫn đến những thất thoát vốn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trên cơ sở lý luận đã trình bày ở chương 1, chương 2 của khóa luận đã đề cập đến những vấn đề sau:

Đầu tiên là, trình bày tóm tắt quá trình hình thành và phát triển của NHNO&PTNT Nam Hà Nội, cũng như cơ cấu tổ chức và hoạt động kinh doanh chủ yếu trong năm 2009.

Tiếp theo là, phân tích những nội dung căn bản về thực trạng chất lượng tài trợ xuất khẩu tại NHNO&PTNT Nam Hà Nội từ năm 2008 trở lại đây.

Cuối cùng là, đánh giá những thành tựu đạt được, những điểm còn hạn chế và nguyên nhân của hạn chế. Đây là cơ sở để Chương 3 khóa luận đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tài trợ xuất khẩu tại NHNO&PTNT Nam Hà Nội.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU TẠI AGRIBANK – NAM HÀ NỘI 3.1. Sự cần thiết nâng cao chất lượng tài trợ xuất khẩu tại Agribank Nam

Hà Nội

3.1.1. Môi trường kinh doanh và áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt

Trong những năm gần đây, mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng quốc tế nói chung và hoạt động tài trợ xuất khẩu nói riêng giữa các ngân hàng thương mại ngày càng khốc liệt. Sự cạnh tranh không chỉ diễn ra giữa các NHTM lớn (NHTC, NHĐT&PT, NHNT), mà còn bị cạnh tranh rất lớn bởi hệ thống các NHTMCP. Đặc biệt là từ sau 01/4/2007, khi các ngân hàng nước ngoài được phép mở chi nhánh và thực hiện các hoạt động tại Việt Nam theo lộ trình mở cửa gia nhập WTO, thì hoạt động này còn bị cạnh tranh gay gắt bởi các ngân hàng nước ngoài có tiềm lực mạnh, có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động TTQT và tài trợ ngoại thương. Các ngân hàng nước ngoài có nhiều lợi thế hơn các NHTM Việt Nam về vốn, công nghệ, trình độ quản lý và đặc biệt là cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng quốc tế hoàn hảo.

Bên cạnh đó những ngân hàng khi mới bước vào hoạt động này đã tìm mọi cách để kéo khách hàng về phía mình như áp dụng chế độ cho vay tài trợ xuất khẩu rất thoáng với thủ tục đơn giản, tốc độ giải ngân nhanh, ưu tiên trong mua bán ngoại tệ, áp dụng tỷ lệ phí thấp, ứng trước tài khoản. Ngoài ra họ còn phát triển một số dịch vụ hỗ trợ như tư vấn thương mại, dịch vụ quản lý rủi ro, cung cấp các dịch vụ ngân hàng điện tử. Điều này càng làm gia tăng mức độ canh tranh giữa các NHTM.

Hoạt động trong môi trường có sự canh tranh gay gắt, buộc hệ thống NHNO&PTNT Việt Nam nói chung và chi nhánh Nam Hà Nội nói riêng phải tìm hướng đi riêng cho mình.Việc nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, đặc biệt là nâng cao chất lượng tài trợ xuất khẩu sẽ nhanh chóng tạo ra

sự khác biệt và tiện ích trong chiến lược thị phần, khẳng định vị thế thương hiệu của ngân hàng trên thị trường.

3.1.2. Chất lượng tín dụng tài trợ xuất khẩu càng trở nên quan trọng với ngân hàng ngân hàng

Nâng cao chất lượng TTXK là một tất yếu khách quan với các ngân hàng thương mại hiện nay. Bởi lẽ chất lượng tín dụng TTXK không chỉ có vai trò quan trọng với NHTM mà còn góp phần thúc đẩy xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế.

Đối với NHTM

Nâng cao chất lượng TTXK là một nhiệm vụ quan trọng, đây là một trong những nghiệp vụ ngân hàng hiện đại và xu hướng mang lại nhiều nguồn lợi nhuận trong tương lai bên cạnh nghiệp vụ tín dụng truyền thồng của các NHTM. Kinh doanh trong mảng dịch vụ này tiền ẩn nhiều rủi ro, và ảnh hưởng đến hình ảnh của ngân hàng. Tuy không thể loại trừ được những rủi ro có thể phát sinh trong hoạt động TTXK song nếu ngân hàng có những biện pháp đồng bộ, hữu hiệu thì có thể hạn chế tối đa rủi ro có thể phát sinh và đảm bảo an toàn cho toàn hệ thống ngân hàng.

Nâng cao chất lượng TTXK góp phần làm tăng thêm các dịch vụ ngân hàng hiện đại, tăng khả năng cạnh tranh, tạo hình ảnh tốt và nâng cao uy tín của ngân hàng.

Bên cạnh đó, hoạt động TTXK của ngân hàng trong những năm qua mặc dù vẫn rất tốt, đem lại lợi nhuận cho ngân hàng, song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế và chưa tương xứng với tiềm năng của ngân hàng. Do vậy cần tích cực hơn nữa nâng cao chất lượng TTXK của ngân hàng theo kịp xu hướng của thị trường.

Đối với doanh nghiệp

Nhu cầu TTXK của các doanh nghiệp là rất lớn. Việc mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng TTXK là yếu tố quan trọng giúp các doanh nghiệp khắc phục tình trạng khó khăn, là cơ sở cải thiện tình hình sản xuất kinh doanh của

doanh nghiệp. Thông qua chất lượng sản phẩm tài trợ của ngân hàng sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường và hạn chế rủi ro phát sinh trong thương mại quốc tế.

• Đối với nền kinh tế

Tín dụng TTXK trực tiếp có ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ cho nước ngoài, đáp ứng nhu cầu vốn ngoại tệ cho các doanh nghiệp kinh doanh hàng nhập khẩu, giải quyết bài toán căng thẳng ngoại tệ, và tỷ giá, góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành, thực hiện đầu tư cả về chiều rộng lẫn chiều sâu hình thành nên các ngành sản xuất hàng xuất khẩu chủ lực, khai thác triệt để nguồn lực. Làm tốt công tác tài trợ xuất khẩu sẽ thúc đẩy xuất khẩu và ngược lại nếu chất lượng TTXK không tốt sẽ dẫn đến hậu quả khó lường, kim ngạch xuất khẩu giảm sút và gây thiệt hại cho chính bản thân ngân hàng rồi có tác động lan tỏa, ảnh hưởng sâu rộng đến toàn bộ hệ thống ngân hàng, kéo theo là ảnh hưởng đến nền kinh tế.

Như vậy, nâng cao chất lượng TTXK có ý nghĩa to lớn đối với ngân hàng nói chung cũng như NHNO&PTNT nói riêng. Nâng cao chất lượng dịch vụ là cần thiết khi bản thân ngân hàng đang áp dụng chu trình kiểm định chất lượng ISO 9001: 2008. Đây là sự cần thiết khách quan vì sự tồn tại và phát triển lâu dài của ngân hàng.

3.2. Định hướng và mục tiêu kinh doanh của ngân hàng Agribank – Nam Hà Nội Hà Nội

Các mục tiêu tổng quát của NHNOPTNN Nam Hà Nội

Trước những biến động không ngừng của nền kinh tế trong nước và thế giới, ban lãnh đạo ngân hàng đã đưa ra định hướng phát triển chung để toàn bộ đội ngũ cán bộ công nhân viên cùng quyết tâm thực hiện. Những định hướng đó là:

- Cơ cấu lại gắn liền với tăng trưởng cao, góp phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, phục vụ đầu tư phát triển sản phẩm, dịch vụ và sức cạnh tranh của toàn hệ thống trên thị trường và chủ động hội nhập quốc tế.

- Tăng trưởng với tốc độ cao gắn liền với bảo đảm chất lượng, hiệu quả, an toàn hệ thống, đặc biệt trong kinh doanh tiền tệ. Việc tăng trưởng tín dụng chỉ thực hiện được khi đảm bảo đầu tư có hiệu quả, thu được nợ và hạn chế rủi ro tín dụng, phải thực hành tiết kiệm, sử dụng có hiệu quả nguồn lực và đảm bảo sinh lời cao trong từng lĩnh vực hoạt động, đặc biệt là tín dụng.

- Nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập, kiểm soát tốt và hạn chế rủi ro, cải tiến phong cách và thái độ giao dịch, khả năng tiếp thị, cách ứng xử trong quan hệ với bạn hàng, với phương châm “Agribank mang phồn thịnh đến với khách hàng”. Trong điều kiện cụ thể hiện nay việc nâng cao năng lực cạnh tranh phụ thuộc rất nhiều vào ứng dụng công nghệ thông tin. Dựa vào công nghệ thông tin tạo ra sản phẩm mới có tính đột phá, nhất là các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, trong nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ.

- Phát triển không ngừng, nâng cao chất lượng và mở rộng thị phần để đảm bảo tăng trưởng bền vững. Nâng cao vị thế của Chi nhánh, từ đó góp phần vào việc thực hiện chiến lược kinh doanh và nâng cao lợi nhuận của NHNO&PTNT Việt Nam. Đảm bảo duy trì và nâng cao thu nhập cũng như đời sống của cán bộ công nhân viên, phục vụ đầu tư phát triển và phát triển kinh tế xã hội đất nước.

Trong chiến lược phát triển chung của toàn hệ thống NHNO&PTNT Việt Nam, NHNOPTNT Nam Hà Nội đã xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp với tình hình kinh tế trong địa bàn và xu hướng, triển vọng trong những năm tới. Chi nhánh đã đặt ra những mục tiêu, phấn đấu đạt hạng AAA, tổng nguồn vốn tăng trưởng từ 15 – 20%, dư nợ tăng trưởng 10 – 15%, thu nhập tăng trưởng 10 – 12%.

Chi nhánh có vị trí thuận lợi trong nội thành Hà Nội thì cơ hội để ngân hàng đạt được những mục tiêu đề ra là rất khả thi nhưng bên cạnh đó phải gặp không ít khó khăn do có sự canh tranh gay gắt của ngân hàng trong nước và chi nhánh các ngân hàng nước ngoài và những ảnh hưởng của môi trường kinh tế chính trị của đất nước…Do vậy để đạt được những mục tiêu đặt ra, chi nhánh

cần có các giải pháp tích cực nhằm khắc phục hạn chế trên và các giải pháp làm tăng thu nhập cho chi nhánh.

Định hướng phát triển hoạt động tài trợ xuất khẩu của chi nhánh NHNO&PTNT Nam Hà Nội trong điều kiện kinh tế hiện nay

Để giữ vững thị trường trong hoạt động TTQT và TTXK, Chi nhánh đã

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Nam Hà Nội (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w