• Hoàn thiện môi trường pháp lý theo hướng minh bạch, thông thoáng, ổn định đảm bảo sự bình đẳng, an toàn cho các chủ thể tham gia thị trường hoạt động hiều quả. Chỉnh sửa kịp thời những bất cập trong các văn bản hiện hành. Tiếp tục chỉnh sửa kịp thời những bất cấp trong các văn bản hiện hành, cần phải khẩn trương sửa đổi, bổ sung những gì thiếu sót, khắc phục tình trạng chồng chéo, thiếu đồng bộ giữa các văn bản luật, đặc biệt là các văn bản liên quan đến hoạt động tín dụng của ngân hàng.
•Ổn định kinh tế vĩ mô.
Lạm phát và tăng trưởng là hai vấn đề nóng hiện nay. Các chính sách, giải pháp của Chính phủ đều xoay quanh hai vấn đề này và không thể thống nhất được. Đạt được tăng trưởng thì mất ổn định, ổn định được lại suy giảm kinh tế. Thay đổi chính sách liên tục khiến mọi thành phần kinh tế mất phương hướng, kinh tế càng mất ổn định, lạm phát, nợ công, thâm hụt ngân sách tăng cao. Trong bối cảnh đó, Chính phủ cần lấy ổn định kinh tế vĩ mô làm mục tiêu hàng đầu và phải được duy trì thường xuyên để người dân và doanh nghiệp có thể dự đoán tương lai dễ dàng hơn để còn đầu tư và làm ăn được, ngành ngân hàng vì thế cũng bớt khó khăn, tiếp tục truyền dẫn các tác động của chính sách tiền tệ một cách có hiệu quả. Trong đó, kiềm chế lạm phát là mục tiêu cần được thực hiện trước tiên, sau đó là kiểm soát thâm hụt ngân sách, nợ công.
• Xây dựng cơ chế chính sách phù hợp nhằm thúc đẩy xuất khẩu
- Đơn giản các thủ tục hành chính như giảm thời gian thẩm định và cấp giấy phép kinh doanh nhóm hàng xuất nhập khẩu, thuế quan, hải quan nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp
- Nhanh chóng triển khai thực hiện thí điểm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro trong tín dụng xuất khẩu, góp phần đảm bảo an toàn tài chính và thúc đẩy xuất khẩu.
- Tập trung hoàn thiện hệ thống pháp luật đặc biệt trong các lĩnh vực: tài sản đảm bảo, lao động, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, luật về môi trường..., cần đẩy nhanh việc rà soát và chuyển dần các khoản trợ cấp, các chính sách khuyến khích xuất khẩu sang các hình thức hỗ trợ doanh nghiệp phù hợp với các qui định của WTO.
- Xây dựng ban hành tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm theo hướng hội nhập và phù hợp với tình hình mới.
- Ban hành các chính sách để hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng các qui trình sản xuất và nuôi trồng sạch, tiến đến áp dụng các nhãn mác sinh thái để đối phó và vượt qua các rào cản môi trường chủ yếu của các nước phát triển như hỗ trợ xây dựng các phòng thí nghiệm, kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm, trang thiết bị, công nghệ... ; ngoài cơ quan đại diện như thương vụ Việt Nam ở nước ngoài cần hỗ trợ về vốn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp lập văn phòng, phòng trưng bày, kho ngoại quan hoặc Chi nhánh tại nước ngoài.
- Bộ thương mại cần mở rộng trang web, đưa lên mạng tất cả các thông tin về luật pháp, cơ chế chính sách thương mại của Việt Nam; đồng thời thu thập và cung cấp nhanh, kịp thời, đầy đủ thông tin chính sách thương mại, tình hình thị trường các đối tác nhập khẩu, hệ thống rào cản tại thị trường nhập khẩu cho các doanh nghiệp xuất khẩu; đưa ra các dự báo tốt nhất.
- Nâng cao chất lượng hoạt động của cơ quan xúc tiến thương mại nhà nước, các tham tán thương mại, hệ thống văn phòng SPS và TBT Việt Nam.
- Nhà nước cần tăng cường vai trò điều tiết giá hàng hóa xuất khẩu thông qua Quỹ bình ổn giá cho từng mặt hàng chiến lược.
• Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, qua đó thúc đẩy hoạt động xuất khẩu Để tiếp tục thúc đẩy xuất khẩu, nhà nước cần mở rộng và thắt chặt các mối quan hệ kinh tế thông qua các chuyến tham quan của các đoàn cấp cao tới các nước trong khu vực và trên thế giới, tham gia các diễn đàn hợp tác song
phương, đa phương nhằm tìm kiếm, tạo lập cơ hội cho các nhà đầu tư trong nước.
• Củng cố cơ sở hạ tầng, cải thiện tình trạng giao thông tắc nghẽn như hiện nay, sẽ giảm được nhiều chi phí và thời gian cho doanh nghiệp.