Khái quát về hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Nam Hà Nội

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Nam Hà Nội (Trang 25)

Môi trường hoạt động

Những năm trở lại đây, nền kinh tế Việt Nam nói chung và hệ thống NHTM nói riêng đã trải qua những khó khăn và thử thách to lớn.

Năm 2008, kinh tế thế giới và trong nước diễn biến phức tạp và khó lường. Khủng hoảng tài chính bắt đầu từ Mỹ đã lan rộng sang hầu hết các nước và mang tính toàn cầu. Trong nước, lạm phát tăng cao 22,9%, nhập siêu 17 tỷ USD, nhiều đợt biến động lớn về giá của các loại nguyên vật liệu, giá vàng, tỷ giá ngoại tệ đã gây nhiều khó khăn cho hầu hết các ngành sản xuất kinh doanh, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản suy giảm lớn về giá trị thanh khoản.

Năn 2008, ngành ngân hàng Việt Nam đã trải qua những biến động mạnh. Chính sách tiền tệ từ thắt chặt nửa đầu năm sang lới lỏng một cách thận trọng những tháng cuối năm, cùng với quá trình này là tần suất điều chỉnh các công cụ điều hành chính sách tiền tệ, tập trung ở các lãi suất chủ chốt, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, biên độ tỷ giá. Tỷ giá năm 2008 có những biến động trái chiều. Những tháng đầu năm, thị trường có hiện tượng ứ đọng ngoại tệ, tỷ giá VND/USD có lúc xuống “đáy” 15.300 VND. Nhưng từ tháng 5, vấn đề khan hiếm ngoại tệ diễn ra trên cả thị trường chính thức lẫn thị trường tự do. Việc NHNN, thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt đã tác động đến việc tiếp cận vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, làm sản xuất trì trệ và việc nới lỏng quá nhanh đã làm cho khối ngân hàng bị ảnh hưởng nặng nề. Hệ thống ngân hàng đi từ nguy cơ khủng hoảng thanh khoản đến khó khăn về lợi nhuận, khi nguồn vốn dư thừa nhưng không

giải ngân được do: các NHTM khó khăn trong việc tìm được đối tượng vay có hoạt động kinh doanh hiệu quả.

Năm 2009, là một năm tiếp tục khó khăn và thách thức đối với nền kinh tế và hệ thống ngân hàng. Khủng hoảng kinh tế thế giới lan rộng khắp toàn cầu, gây ra nhiều khó khăn cho các DNXK Việt Nam, cũng như hoạt động tài trợ của các NHTM. Thị trường xuất khẩu hàng hóa bị thu hẹp mạnh do nhu cầu nhập khẩu và khả năng thanh toán tại các thị trường chủ lực đều giảm sút mạnh (hơn 50% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam là sang Mỹ, EU, Nhật Bản), giá cả hàng hóa giảm mạnh trên phạm vi toàn cầu khiến cho lợi nhuận và giá xuất khẩu giảm 40% so với năm 2008, các vụ kiện chống bán phá giá, những rào cản thương mại gia tăng, do đó kim ngạch xuất khẩu giảm 11% so với cùng kì năm ngoài.

Trong nước, kinh tế phát triển trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn hơn các năm trước, thiên tai, dịch bệnh, sâu bệnh xẩy ra trên diện rộng ở mức độ rất nặng nề. Tháng 12-2008, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 30 về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng. Gói kích cầu hỗ trợ lãi suất vay vốn lưu động 4%/năm, bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giãn thời gian nộp thuế….

Năm 2010, mặc dù kinh tế thế giới đã thoát khỏi đáy khủng hoảng và bắt đầu những tín hiêu phục hồi nhưng chưa thực sự bền vững. Nền kinh tế Việt Nam đã sớm bước ra khỏi tình trạng suy giảm, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh mẽ, tuy nhiên vẫn còn nhiều bất lợi như thiên tai, lũ lụt liên tiếp xẩy ra, lạm phát tăng cao 11,75%, giá vàng tăng mạnh và cao hơn giá vàng thế giới, chênh lệch giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá trên thị trường tự do quá rộng là những bất ổn vĩ mô tác động đến đời sống của nhân dân, doanh nghiệp và cả nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng. Các yếu tố đươc xem là không thuận lợi cho hoạt động của các ngân hàng đó là tình trạng lạm phát, tình trạng đô la hóa nền kinh tế, vàng hóa có xu hướng tăng cao.

Trước những biến động đó, Ban lãnh đạo NHNO&PTNT Nam Hà Nội đã có những quyết sách kịp thời, linh hoạt trong điều hành hoạt động kinh doanh, về cơ bản vẫn hoàn thành kế hoạch đề ra, đạt được nhiều thành tích trong hoạt động huy động vốn, tín dụng…

2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

Trước những biến động mạnh mẽ của nền kinh tế, hoạt động huy động vốn của ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn, và bị ảnh hưởng mạnh. Cụ thể là: năm 2008, vốn huy động của ngân hàng giảm mạnh so với năm 2007, giảm 238 tỷ đồng (tương đương với 3,3%). Năm 2009 tiếp tục giảm sâu hơn nữa, giảm 760 tỷ đồng (tương đương 10,86%). Năm 2010 vốn huy động bắt đầu tăng từ 6243 tỷ đồng năm 2009 lên 7188, (tăng 954 tỷ đồng, tương đương 15,1%).

Mặc dù hoạt động huy động vốn của ngân hàng không ổn định, có sự tăng giảm thất thường nhưng cơ cấu nguồn vốn thì tương đối ổn định. Điều này được miêu tả ở bảng sau:

Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn tại NHNO&PTNT Nam Hà Nội

Đơn vị: Tỷ đồng, tỷ lệ %

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Số lượng % Số lượng % Số lượng %

Tổng nguồn 6.994 100 6.234 100 7.188 100

Phân theo đối tượng

Tiền gửi dân cư 1.748,5 25 1.589,7 25,5 1.912,0 26,6

Tiền gửi, tiền vay tổ chức 5.245,5 75 4.644,3 74,5 5.276,0 73,4

Trong đó: TCTD 517,6 7,4 336,6 5,4 431,3 6

Phân theo kỳ hạn

Không kỳ hạn 1.643,6 23,5 1.502,4 24,1 1.710,7 23,8

Tiền gửi dưới 12 tháng 3.182,3 45,5 2.911,3 46,7 3.443,1 47,9 Tiền gửi trên 12 tháng 2.168,1 31 1.820,3 29,2 2.034,2 28,3

Phân theo loại tiền

Nội tệ 6.014,8 86 5.330,1 85,5 6.037,9 84

Ngoại tệ 979,2 14 903,9 14,5 1.150,1 16

(Nguồn: Báo cáo tổng kết 2008, 2009, 2010 của NHNO&PTNT Nam Hà Nội)

Cùng với biến động của nền kinh tế, nguồn vốn huy động theo các tiêu chí khác nhau cũng có biến động giảm năm 2009, và tăng năm 2010, mức tăng giảm khá đồng đều.

Bảng 2.1 cũng cho thấy tỷ trọng nguồn vốn nội tệ luôn chiếm trên 80% tổng nguồn vốn, vốn ngoại tệ chiếm một tỷ trọng nhỏ nhưng có xu hướng tăng vì

hiện nay nhu cầu về ngoại tệ tăng (nhu cầu tiêu dùng mua sắm hàng ngoại, du học, du lịch, khám chữa bệnh nước ngoài, thanh toán hàng nhập khẩu...), nên ngân hàng đẩy mạnh huy động và hơn nữa VND ngày càng mất giá (do lạm phát và phá giá nội tệ), nên dân thích nắm giữ ngoại tệ.

2.1.3.2. Hoạt động tín dụng

Bảng 2.2: Hoạt động tín dụng của NHNO&PTNT Nam Hà Nội

Đơn vị: Tỷ đồng, Tỷ lệ %

Chi tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Tổng dư nợ 2.350 100 3.128 100 3.272 100

Phân theo loại tiền

Nội tệ 2.091,5 89 2.815,2 90 2.879,36 88

Ngoại tệ 258,5 11 312,8 10 392,64 12

Phân theo đối tượng

Dư nợ doanh nghiệp 1.372,4 58,4 2.752,6 80 2.863 51

Hộ, cá thế 977,6 41,6 2.752,6 20 2.863 49 Phân theo kỳ hạn Dư nợ ngắn hạn 1.457 62 2.189,6 70 1.963,2 60 Dư nợ trung hạn 540,5 23 625,6 20 654,4 20 Dư nợ dài hạn 352,5 15 312,8 10 654,4 20 Tỷ lệ nợ xấu Nợ xấu (nhóm 3 - 5) 54,05 2,3 76,6 2,45 69,04 2,11

(Nguồn: Báo cáo tổng kết 2008, 2009, 2010 của NHNO&PTNT Nam Hà Nội)

Công tác sử dụng vốn của Ngân hàng có sự phát triển đáng kể, dư nợ tín dụng của Chi nhánh năm 2009 tăng 778 tỷ đồng tăng trưởng 33,11% với năm 2008, một mặt là do chi nhánh hạ lãi suất cho vay theo chủ trưởng của NHNN, một mặt chính sách hỗ trợ lãi suất 4% của Chính phủ khiến tăng trưởng tín dụng nóng trên toàn hệ thống. Năm 2010, tăng trưởng tín dụng có xu hướng chậm lại, mức tăng trưởng đạt 4,6% (tương đương 144 tỷ đồng), mức tăng này không nhiều do nền kinh tế tiền ẩn nhiều bất ổn, lãi suất cho vay cao (20 – 23%), chính sách tín dụng thắt chặt hơn.

Tín dụng tăng trưởng qua các năm nhưng chất lượng khoản vay luôn được đảm bảo. Tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh luôn được duy trì dưới 3%, ở mức thấp (thấp hơn của toàn hệ thống ngân hàng Agribank, số liệu tương ứng với các năm là 2,68 : 2,6: 2,45). Điều này cho thấy năng lực thẩm định dự án cho vay và năng lực giám sát thu nợ của Chi nhánh tốt.

2.1.3.3. Hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ

Hoạt động thanh toán quốc tế

Biểu đồ 2.1: Doanh số thanh toán quốc tế tại chi nhánh

Đơn vị: USD

(Nguồn: Báo cáo hoạt động TTQT của Chi nhánh qua các năm)

Nhìn vào biểu đồ ta thấy: doanh số TTQT liên tục giảm sút trong 3 năm qua. Năm 2008, doanh số TTQT đạt hơn 190 triệu USD và giảm dần trong các năm tiếp theo. Năm 2009 doanh số TTQT đạt hơn 109 triệu USD, giảm 81 triệu USD (tương đương 42,6%). Năm 2010, doanh số TTQT tiếp tục giảm sút chỉ đạt gần 84 triệu USD, giảm 25 triệu USD (tương đương 29,76%). Đây là một xu hướng không tốt cho thấy hoạt động TTQT của Chi nhánh đang có dấu hiệu đi xuống. Nguyên nhân là do: chú trọng phát triển dịch vụ tín dụng, mức độ cạnh

tranh gay gắt của các ngân hàng trên địa bàn, bên cạnh đó biểu phí dịch vụ TTQT của ngân hàng khá cao so với phí của các ngân hàng khác.

Xét doanh số TTQT theo từng phương thức ( bảng 2.3)

Bảng 2.3 Doanh số thanh toán quốc tế phân theo các phương thức

Đơn vị: nghìn USD

Năm Thanh toán xuất khẩu Thanh toán nhập khẩu

T/T L/C Nhờ thu T/T L/C Nhờ thu

2008 109.243,11 2.893,07 791,45 18.396,26 58.135,63 882,58 2009 31.166,82 1.741,07 129,91 25.040,15 50.329,66 902,03 2010 10.031,93 1.030,35 205,77 12.712,02 59.317,59 700,81

(Nguồn: Báo cáo hoat động thanh toán quốc tế của NHNO &PTNT Nam Hà Nội)

Biểu đồ 2.2. Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu của Chi nhánh

Đơn vị: Triệu USD

(Số liệu tham chiếu bảng 2.3)

Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy doanh số thanh toán nhập khẩu khá ổn định, không có biến động gì lớn. Sự tụt giảm nhanh chóng doanh số TTQT chủ yếu là

do doanh số thanh toán hàng xuất khẩu giảm mạnh. Nguyên nhân là do những biến động của nền kinh tế thế giới năm 2009, các nước vốn là bạn hàng truyền thống của nước ta đều lâm vào khủng hoảng trầm trọng nên nhiều đơn hàng của các doanh nghiệp đã bị hủy bỏ, từ đó ảnh hưởng tới hoạt động TTQT của ngân hàng. Thực tế là năm 2010 nền kinh tế đã phục hồi, kim ngạch xuất nhập khẩu đã tăng trở lại nhưng doanh số TTQT của Chi nhánh năm 2010 lại giảm nhiều. Đây là vấn đề Chi nhánh cần xem xét, chú trọng tìm ra nguyên nhân và đưa ra giải pháp cụ thể khắc phục tình trạng trên.

Biều đồ 2.3 Tỷ trọng các phương thức thanh toán quốc tế

(Số liệu tham chiếu bảng 2.3)

Nếu xét tỷ trọng của từng phương thức TTQT( biểu đồ 2.3), tỷ trọng phương thức nhờ thu ổn định (giữ nguyên ở tỷ lệ 1%), chỉ có sự dịch chuyển từ phương thức T/T sang L/C. Tình trạng này có thể giải thích như sau: tỷ trọng doanh số thanh toán xuất khẩu trên doanh số TTQT giảm nhiều trong 3 năm từ 59,33% - 30,22% và còn 13,41% năm 2010 (đồng nghĩa với tỷ trọng doanh số thanh toán nhập khẩu tăng từ 40,67% lên 86,59%), trong khi đó doanh số thanh toán nhập khẩu giữ ổn định trong ba năm, hơn nữa do uy tín của doanh nghiệp Việt Nam còn thấp nên khi đàm phán ký kết hợp đồng thường ký theo các điều khoản bất lợi cụ thể là: nếu Việt Nam là nhà xuất khẩu thì phương thức thanh toán được lựa chọn là chuyển tiền, còn nếu ở vị trí là nhà nhập khẩu thì phương thức được lựa chọn là L/C. Chính vì những lý do trên mà tỷ trọng phương thức thanh toán bằng L/C tăng trong 3 năm qua.

• Hoạt động kinh doanh ngoại hối

Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh ngoại hối.

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 2009 /2008 2010 2010 /2009

T đối % T đối %

Lãi từ KDNT 5.102 1.795 -3.307 -64,82 1.955 160 8,94

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh NHNo&PTNT Nam Hà Nội)

Hoạt động kinh doanh ngoại hối trong những năm trở lại đây đã đạt được những thành tựu nhất định, đóng góp vào thu nhập chung của toàn Chi nhánh. Năm 2008 là năm thành công nhất với hoat động TTQT và kinh doanh ngoại hối với lãi thu được là 5102 triệu đồng. Năm 2009 tình hình kinh doanh giảm đi nhiều do tác động trực tiếp từ khủng hoảng kinh tế thế giới nên lãi kinh doanh giảm 3307 triệu đồng (giảm 64,8%) nhưng vẫn đóng góp vào lãi của toàn chi nhánh với số lượng lớn là 1795 triệu đồng. Năm 2010 lãi đạt được là 1955 tăng 160 triệu đồng (tăng 8,94%) so với năm 2009.

2.1.3.4. Các hoạt động kinh doanh khác

Những năm, hoạt động kinh doanh thẻ tại Chi nhánh đã có những tín hiệu phát triển rất khả quan. Năm 2010, tổng số thẻ phát hành tại Chi nhánh là 9287 thẻ. Trong đó có 9109 thẻ ATM, 158 thẻ VISA và 20 thẻ tín dụng quốc tế. Chi nhánh luôn đảm bảo mang đến cho khách hàng những tấm thẻ sử dụng để thanh toán cho rất nhiều những dịch vụ tiện ích đang được cung cấp trong toàn hệ thống NHNO&PTNT Việt Nam và thanh toán song phương với ngân hàng đầu tư và ngân hàng công thương Việt Nam.

Ngoài ra, cùng với hệ thống NHNO&PTNT Việt Nam phát triển dịch vụ thanh toán chuyển tiền, thu ngân sách Nhà nước, Internet Banking, SMS Banking, VnTopup, kết nối thanh toán với khách hàng và quản lý luồng tiền, thanh toán hóa đơn, bán vé máy bay cho Vietnam Airline qua mạng Web portal…

2.1.3.5. Kết quả hoạt động kinh doanh

Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch 2009/2008 2010/2009 Số tiền % Số tiền % Tổng thu 592,1 603,427 615,496 11,344 1,92 12,069 2 Tổng chi 464,8 484,213 496,318 19,39 4,17 12,105 2,5 Lợi nhuận 127,3 119,214 119,177 -8,046 -6,32 -0,037 -0,03

( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh từ 2008 – 2010 của NHNO&PTNT Nam Hà Nội)

Bảng 2.5 cho thấy lợi nhuận kinh doanh của chi nhánh có dấu hiệu đi xuống. Lợi nhuận của chi nhánh năm 2008 cao nhất là 127,26 tỷ đồng, và giảm xuống còn 119,177 tỷ trong năm 2010, tuy nhiên tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh vẫn tốt, doanh thu vẫn tăng đều trong 3 năm. Lợi nhuận giảm là do chi phí tăng nhanh hơn mức tăng của doanh thu, cụ thể là năm 2009, doanh thu tăng 1,92%, trong khi đó chi phí tăng tới 4,17%. Năm 2010, lợi nhuận tăng 2%, chi phí tăng 2,5%. Nguyên nhân của tình trạng này là chênh lệch giữa lãi suất huy động và cho vay dần bị thu hẹp, chi phí dự phòng tăng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Nam Hà Nội (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w