Đối với doanh nghiệp xuất khẩu

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Nam Hà Nội (Trang 77)

Khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp phụ thuộc vào chính bản thân doanh nghiệp đó. Doanh nghiệp cần nâng cao tiềm lực tài chính cũng như khả năng kinh doanh và uy tín của mình trên thị trường.

- Doanh nghiệp cần nghiêm cứu tìm hiểu kỹ thị trường và phía đối tác nhập khẩu nước ngoài, thông qua nhiều nguồn như NHTM, Đại xứ quán, tham tán thương mại, báo chí, truyền hình, Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI, hoặc trung tâm thông tin tín dụng CIC của NHNN…

- Doanh nghiệp cần củng cố, nâng cao trình độ nghiệp vụ ngoại thương và thanh toán xuất nhập khẩu cho cán bộ đảm nhận công tác xuất khẩu hàng hóa.

Những cán bộ này cần sự thông thạo nghiệp vụ xuất nhập khẩu, giỏi ngoại ngữ và am hiểu luật quốc tế.

- Khi ký kết hợp đồng ngoại thương cần thận trọng, để tránh những bất lợi về phía mình. DNXK khi nhận được L/C cần xem xét kỹ, phát hiện kịp thời những điều khoản bất lợi hoặc khó thực hiện và đề nghị sửa đổi ngay L/C, tham khảo sự tư vấn chuyên nghiệp của NHTM trong khâu thanh toán.

- Doanh nghiệp luôn giữ chữ tín trong quan hệ với đối tác, với ngân hàng, biết và tuân thủ đúng theo các thông lệ quốc tế trong quan hệ kinh doanh với bạn hàng, thực hiện đúng theo hợp đồng tín dụng ký kết với NHTM, xây dựng văn hóa kinh doanh chuyên nghiệp.

- Doanh nghiệp nên mở rộng hoạt động kinh doanh xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng và ít rào cản thương mại như Trung Đông, Nam Á, Ấn Độ… Bên cạnh đó, chú trọng xây dựng và bảo vệ thương hiệu của mình trên thị trường quốc tế.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Qua nghiên cứu cơ sở lý luận ở chương 1 và đánh giá thực trạng ở chương 2, chương 3 nêu ra các biện pháp nâng cao chất lượng tài trợ xuất khẩu đối với NHNO&PTNT Nam Hà Nội và các kiến nghị đối với chỉnh phủ, các bộ ngành có liên quan, NHNO&PTNT Hội sở chính và các doanh nghiệp xuất khẩu nhằm hạn chế, khắc phục những tồn tại, yếu kém trong hoạt động tài trợ xuất khẩu của chi nhánh

KẾT LUẬN

Trong thời gian qua, hoạt động tài trợ xuất khẩu đã và đang khẳng định được vị trí cũng như tiềm năng phát triển trong cơ cấu sản phẩm, dịch vụ của các NHTM. Đối với NHNO&PTNT Nam Hà Nội, hoạt động này đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ, song vẫn chưa phát triển tương xứng với vai trò và tiềm năng của ngân hàng, chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu đa dạng của nền kinh tế, chất lượng tài trợ xuất khẩu đã từng bước được cải thiện và nâng cao. Song để có chất lượng tốt hơn chi nhánh cần quan tâm đầu tư đúng mức hoạt động tài trợ xuất khẩu.

Về mặt lý luận, khóa luận đã tập trung làm rõ những vấn đề cơ bản về hoạt động tài trợ xuất khẩu và chất lượng hoat động tài trợ xuất khẩu.

Về mặt thực tiễn, khóa luận đã phân tích và đánh giá những thành tựu đạt trong hoạt động tài trợ xuất khẩu tại Chi nhánh, đồng thời chỉ ra những tồn tại và nguyên nhân dẫn đến chất lượng tài trợ chưa tương xứng.

Trên cơ sở phân tích lý luận và thực tiễn, khóa luận đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm giúp nâng cao chất lượng tài trợ xuất khẩu của Chi nhánh và hoàn thiện, nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực tài trợ xuất khẩu của Chi nhánh với các ngân hàng khác.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS. TS. Nguyễn Văn Tiến: Giáo trình Thanh toán quốc tế và Tài trợ ngoại thương. NXB Thống kê 2009.

2. PGS. TS. Nguyễn Văn Tiến: Giáo trình Ngân hàng thương mại. NXB Thống kê 2009.

3. PGS. TS. Nguyễn Văn Tiến: Cẩm nang tài trợ thương mại quốc tế, NXB Thống kê năm 2009

4. GS. NGUT. Đinh Xuân Trình: Giáo trình thanh toán quốc tế. NXB Lao động xã hội 2006

5. Hồ Thị Thu Ánh: Tín dụng và Thanh toán quốc tế. NXB Lao động – Xã hội 2007.

6. Peter. S. Rose: Quản trị ngân hàng thương mại. NXB Tài chính 2004.

7. TS. Nguyễn Minh Kiều: Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng. NXB Tài chính 2006.

8. Đại học kinh tế quốc dân. Chủ biên PGS.TS Nguyễn Thị Thu Thảo: Nghiệp vụ thanh toán quốc tế.

9. Báo cáo hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – Nam Hà Nội các năm 2008 -2010

10. Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – Nam Hà Nội các năm 2008 -2010

11. Báo cáo phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – Nam Hà Nội các năm 2008 -2010

12. Báo cáo hoạt động thanh toán quốc của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – Nam Hà Nội các năm 2008 -2010

13. http://www.sbv.gov.vn

14. http://www.agribank.com.vn

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu của riêng em. Tất cả số liệu trong khóa luận đều trung thực, phản ánh đúng thực tế tình hình hoạt động kinh doanh của đơn vị thực tập – Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – Chi nhánh Nam Hà Nội.

Hà Nội, ngày 25 tháng 04 năm 2011

Sinh viên

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU...1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÀI TRỢ XUẤT KHẨU VÀ CHẤT LƯỢNG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU CỦA NHTM...3

1.1. Những vấn đề cơ bản về tài trợ xuất khẩu...3

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của hoạt động tài trợ xuất khẩu...3

1.1.2. Vai trò của hoạt động tài trợ xuất khẩu...4

1.2. Các hình thức tài trợ xuất khẩu...6

1.2.1. Tài trợ trước khi giao hàng...6

1.2.2. Tài trợ sau khi giao hàng...9

1.3. Chất lượng hoạt động tài trợ xuất khẩu...14

1.3.1. Khái niệm chất lượng tài trợ xuất khẩu...14

1.3.2. Các chỉ tiêu định tính đánh giá chất lượng tài trợ xuất khẩu...15

1.3.3. Các chỉ tiêu định lượng đánh giá chất lượng tài trợ xuất khẩu ...16

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng chất lượng tài trợ xuất khẩu...18

1.4.1. Các nhân tố chủ quan ...18

1.4.2. Các nhân tố khách quan...19

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1...22

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU TẠI NHNO&PTNT NAM HÀ NỘI...23

2.1. Khái quát về NHNO&PTNT Nam Hà Nội...23

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của NHNO&PTNT Nam Hà Nội...23

2.1.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ...24

2.1.3. Khái quát về hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Nam Hà Nội ...25

2.2. Thực trạng chất lượng tài trợ xuất khẩu tại Agribank Nam Hà Nội...33

2.2.1. Thực trạng chất lượng tài trợ xuất khẩu theo các chỉ tiêu định lượng...33

2.3. Đánh giá thực trạng tài trợ xuất khẩu của NHNO& PTNT Nam Hà Nội

... 45

2.3.1. Những kết quả đạt được...45

2.3.2. Những hạn chế cần khắc phục...46

2.3.3. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trên...49

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2...52

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU TẠI AGRIBANK – NAM HÀ NỘI...53

3.1. Sự cần thiết nâng cao chất lượng tài trợ xuất khẩu tại Agribank Nam Hà Nội...53

3.1.1. Môi trường kinh doanh và áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt...53

3.1.2. Chất lượng tín dụng tài trợ xuất khẩu càng trở nên quan trọng với ngân hàng ... 54

3.2. Định hướng và mục tiêu kinh doanh của ngân hàng Agribank – Nam Hà Nội...55

3.3. Giải pháp nâng cao chất lượng tài trợ xuất khẩu...58

3.3.1. Biện pháp thu hút nguồn vốn...58

3.3.2. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng xuất khẩu...60

3.3.3. Nâng cao chất lượng kiểm tra, kiểm soát...61

3.3.4. Đa dạng hóa hình thức tài trợ xuất khẩu...62

3.3.5. Đẩy mạnh các hoạt động gắn với tài trợ xuất khẩu...64

3.3.6. Tích cực thực hiện các biện pháp quản trị rủi ro...64

3.3.7. Chiến lược con người và công nghệ ngân hàng...66

3.3.8. Đẩy mạnh công tác marketing...69

3.4. Các kiến nghị...73

3.4.1. Kiến nghị với Chính phủ và các Bộ ngành liên quan...73

3.4.2. Đối với ngân hàng nhà nước...75

3.4.3. Đối với ngân hàng Agribank Hội sở chính ...76

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3...79 KẾT LUẬN...80 TÀI LIỆU THAM KHẢO...81

DANH MỤC KÍ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT Kí hiệu viết tắt Nguyên văn

1 L/C Thư tín dụng

2 D/A Chứng từ đổi chấp nhận

3 D/OT Chứng từ đổi các điều kiện khác

4 DNXK Doanh nghiệp xuất khẩu

5 T/T Chuyển tiền

6 TTQT Thanh toán quốc tế

7 NHTM Ngân hàng thương mại

8 NHNN Ngân hàng Nhà nước

9 Aribank Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn 10 NHNO&PTNT Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn

11 NHCT Ngân hàng công thương

12 NHNT Ngân hàng ngoại thương

13 NHĐT&PT Ngân hàng đầu tư và phát triển 14 NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần 15 WTO Tổ chức thương mại thế giới

DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ

Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn tại NHNO&PTNT Nam Hà Nội...27

Bảng 2.2: Hoạt động tín dụng của NHNO&PTNT Nam Hà Nội...28

Bảng 2.3 Doanh số thanh toán quốc tế phân theo các phương thức...30

Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh ngoại hối...32

Bảng 2.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNO&PTNT Nam Hà Nội...32

Bảng 2.6. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động...34

Bảng 2.7. Tỷ trọng doanh số cho vay các sản phẩm tài trợ của NHNO&PTNT Nam Hà Nội...37

Bảng 2.8. Phân tích nợ quá hạn tín dụng xuất khẩu của Chi nhánh...39

Bảng 2.9. Phân tích nợ xấu tín dụng xuất khẩu tại NHNO&PTNT Nam Hà Nội ... 41

Bảng 2.10. Phân tích tỷ lệ nợ quá hạn & tỷ lệ nợ xấu tín dụng xuất khẩu tại Chi nhánh... 42

Bảng 2.11: Hệ số vòng quay vốn tín dụng của Agirbank Nam Hà Nội...43

Biểu đồ 2.1: Doanh số thanh toán quốc tế tại chi nhánh...29

Biểu đồ 2.2. Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu của Chi nhánh...30

Biều đồ 2.3 Tỷ trọng các phương thức thanh toán quốc tế...31

Biểu đồ 2.4: Nguồn vốn huy động của chi nhánh qua các năm...35

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Nam Hà Nội (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w