Định hướng và mục tiêu kinh doanh của ngân hàng Agribank – Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Nam Hà Nội (Trang 55)

Hà Nội

Các mục tiêu tổng quát của NHNOPTNN Nam Hà Nội

Trước những biến động không ngừng của nền kinh tế trong nước và thế giới, ban lãnh đạo ngân hàng đã đưa ra định hướng phát triển chung để toàn bộ đội ngũ cán bộ công nhân viên cùng quyết tâm thực hiện. Những định hướng đó là:

- Cơ cấu lại gắn liền với tăng trưởng cao, góp phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, phục vụ đầu tư phát triển sản phẩm, dịch vụ và sức cạnh tranh của toàn hệ thống trên thị trường và chủ động hội nhập quốc tế.

- Tăng trưởng với tốc độ cao gắn liền với bảo đảm chất lượng, hiệu quả, an toàn hệ thống, đặc biệt trong kinh doanh tiền tệ. Việc tăng trưởng tín dụng chỉ thực hiện được khi đảm bảo đầu tư có hiệu quả, thu được nợ và hạn chế rủi ro tín dụng, phải thực hành tiết kiệm, sử dụng có hiệu quả nguồn lực và đảm bảo sinh lời cao trong từng lĩnh vực hoạt động, đặc biệt là tín dụng.

- Nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập, kiểm soát tốt và hạn chế rủi ro, cải tiến phong cách và thái độ giao dịch, khả năng tiếp thị, cách ứng xử trong quan hệ với bạn hàng, với phương châm “Agribank mang phồn thịnh đến với khách hàng”. Trong điều kiện cụ thể hiện nay việc nâng cao năng lực cạnh tranh phụ thuộc rất nhiều vào ứng dụng công nghệ thông tin. Dựa vào công nghệ thông tin tạo ra sản phẩm mới có tính đột phá, nhất là các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, trong nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ.

- Phát triển không ngừng, nâng cao chất lượng và mở rộng thị phần để đảm bảo tăng trưởng bền vững. Nâng cao vị thế của Chi nhánh, từ đó góp phần vào việc thực hiện chiến lược kinh doanh và nâng cao lợi nhuận của NHNO&PTNT Việt Nam. Đảm bảo duy trì và nâng cao thu nhập cũng như đời sống của cán bộ công nhân viên, phục vụ đầu tư phát triển và phát triển kinh tế xã hội đất nước.

Trong chiến lược phát triển chung của toàn hệ thống NHNO&PTNT Việt Nam, NHNOPTNT Nam Hà Nội đã xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp với tình hình kinh tế trong địa bàn và xu hướng, triển vọng trong những năm tới. Chi nhánh đã đặt ra những mục tiêu, phấn đấu đạt hạng AAA, tổng nguồn vốn tăng trưởng từ 15 – 20%, dư nợ tăng trưởng 10 – 15%, thu nhập tăng trưởng 10 – 12%.

Chi nhánh có vị trí thuận lợi trong nội thành Hà Nội thì cơ hội để ngân hàng đạt được những mục tiêu đề ra là rất khả thi nhưng bên cạnh đó phải gặp không ít khó khăn do có sự canh tranh gay gắt của ngân hàng trong nước và chi nhánh các ngân hàng nước ngoài và những ảnh hưởng của môi trường kinh tế chính trị của đất nước…Do vậy để đạt được những mục tiêu đặt ra, chi nhánh

cần có các giải pháp tích cực nhằm khắc phục hạn chế trên và các giải pháp làm tăng thu nhập cho chi nhánh.

Định hướng phát triển hoạt động tài trợ xuất khẩu của chi nhánh NHNO&PTNT Nam Hà Nội trong điều kiện kinh tế hiện nay

Để giữ vững thị trường trong hoạt động TTQT và TTXK, Chi nhánh đã hoạch định chiến lược sau:

- Thực hiện chủ trương đa dạng hóa, đa phương hóa thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh của Chi nhánh trên địa bàn thủ đô. Để thực hiện được điều này Chi nhánh đã có những phương án nhằm mở rộng mạng lưới kinh doanh và phát triển dịch vụ mới theo chỉ đạo của ban lãnh đạo Agribank. Chi nhánh cần xem xét mô hình tổ chức để đảm bảo phát triển dịch vụ và bán lẻ. Đây là trọng tâm của Chi nhánh trước mắt.

- Chú trọng công tác huy động vốn, đặc biệt cung cấp những dịch vụ, tiện ích tốt nhất với những khách hàng có mức dư nợ cao và khả năng tài chính tốt. Tiếp tục chấn chỉnh công tác tín dụng, tập trung xử lý nợ xấu, rà soát, có biện pháp giải quyết đối với những khoản nợ xấu lớn. Thực hiện ra soát các chỉ tiêu tài tín dụng, tập trung vốn đầu tư vào những mặt hàng thiết yếu, mặt hàng xuất khẩu…

- Áp dụng cơ chế linh hoạt cho các DNXK có nhu cầu chiết khấu nhưng chưa có hạn mức chiết khấu hoặc không đủ điều kiện để xét hạn mức chiết khấu.

- Đa dạng hóa hình thức TTXK, triển khai các hình thức tài trợ mới như nghiệp vụ bao thanh toán factoring và forfaiting.

- Tổ chức đào tạo lại cán bộ tài trợ thương mại nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, áp dụng công nghệ mới, đào tạo chuyên sâu các nghiệp vụ mới phù hợp với xu hướng quốc tế.

Để có thể thực hiện được những định hướng trên với mục tiêu hướng tới khách hàng vì sự phát triển của Chi nhánh và toàn hệ thống Agribank trên con đường hội nhập, cần có sự thống nhất của các cấp lãnh đạo từ Hội sở chính đến

từng chi nhánh, đòi hỏi sự cố gắng hết mình của toàn thể cán bộ Chi nhánh nói chung và cán bộ nghiệp vụ nói riêng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Nam Hà Nội (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w