Thực trạng chất lượng tài trợ xuất khẩu tại Agribank Nam Hà Nội

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Nam Hà Nội (Trang 33)

2.2.1. Thực trạng chất lượng tài trợ xuất khẩu theo các chỉ tiêu định lượng

2.2.1.1. Về chỉ tiêu tổng nguồn vốn huy động

Ba năm qua, hoạt động huy động vốn của chi nhánh gặp khá nhiều khó khăn. Mức độ tăng trưởng không đồng đều (bảng 2.6). Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động trong năm 2008 và 2009 đều âm. Năm 2009, có mức giảm mạnh nhất là 10,9%, điều này là do chính sách hỗ trợ lãi suất của chính phủ đã tạo cú hích cho tăng trưởng tín dụng nhưng cũng đồng thời dẫn đến tình trạng cạnh tranh căng thẳng trong huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu cho vay của các NHTM, các ngân hàng đua nhau đưa ra các mức lãi suất hấp dẫn, gia tăng các

hình thức khuyến mại. Mặc dù chi nhánh luôn bán sát diễn biến lãi suất thị trường và đưa ra các hình thức khuyến mại hấp dẫn song công tác huy động không có tiến triển, nguồn vốn huy động giảm mạnh nhất. Bước sang năm 2010, các yếu tố được xem là không thuận lợi cho hoạt động huy động vốn của ngân hàng đó là tình trạng lạm phát, tình trạng đôla hóa nền kinh tế, vàng hóa có xu hướng tăng cao. Huy động vốn của ngân hàng phải cạnh tranh với các kênh đầu tư khác như Bảo hiểm, thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp trong khi đó còn phải đáp ứng nhu cầu tăng vốn và dự trữ theo quy định của NHNN. Tuy trong hoàn cảnh khó khăn công tác huy động vốn của nhánh đạt được kết quả rất khả quản, tổng nguồn vốn huy động đạt 7188 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng đạt 15,3%. Để có được kết quả như vậy, chi nhánh đã chú trọng thực hiện đẩy mạnh công tác huy động vốn, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới như: thu ngân sách nhà nước, tiết kiệm học đường…

Bảng 2.6. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Tổng nguồn vốn huy

động 7232 6994 6234 7188

Tốc độ tăng trưởng (%) -3,3% -10,9% 15,3%

( Nguồn: Báo cáo hoạt động của chi nhánh qua các năm)

Vốn huy động ngoại tệ cũng là một nguồn vốn hết sức quan trọng đối với hoạt động của ngân hàng. Những biến động về tỷ giá và tình trạng khan hiếm ngoại tệ diễn ra thường xuyên, song công tác huy động vốn ngoại tệ của chi nhánh cũng đạt được những thành quả nhất định:

Biểu đồ 2.4: Nguồn vốn huy động của chi nhánh qua các năm

Đơn vị: tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo hoạt động của chi nhánh qua các năm)

Năm 2008, nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ của chi nhánh đạt 979,2 tỷ đồng, chiếm 14% trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2009, tỷ trọng này tăng lên 14,5% bằng 903,9 tỷ đồng. Sang năm 2010, vốn huy động bằng ngoại tệ tăng mạnh đạt 1150,1 tỷ đồng chiếm 16% trong tổng nguồn vốn huy động. Tỷ trọng vốn huy động ngoại tệ của chi nhánh trong 3 năm có xu hướng tăng, nguyên nhân là do VND mất giá, người dân ồ ạt chuyển sang gửi ngoại tệ. Nguồn vốn ngoại tệ dồi dào tạo điều kiện cho chi nhánh phát triển nghiệp vụ ngân hàng hiện đại như TTQT, tài trợ ngoại thương, kinh doanh ngoại tệ. Vốn ngoại tệ tăng là điều cần thiết khi nhu cầu vay ngoại tệ của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu luôn ở mức cao.

2.2.1.2. Doanh số cho vay tài trợ xuất khẩu

Biểu đồ 2.5: Doanh số TTXK tại Agribank Nam Hà Nội

(Đơn vị: Tỷ đồng)

(Nguồn : Báo cáo hoạt động tín dụng của NHNO&PTNT Nam Hà Nội)

Nhìn vào biểu đồ có thể thấy doanh số tài trợ xuất khẩu của chi nhánh tăng trưởng qua các năm. Năm 2009 tăng 22 tỷ đồng tương đương với 2,6%, mức tăng này không nhiều. Năm 2010, doanh số tài trợ tăng mạnh 479 tỷ đồng, tương đương với 55,56%. Doanh số cho vay tăng là do:

- Yếu tố bên ngoài: Năm 2009, thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam đều lâm vào khủng hoảng, đẩy các doanh nghiệp vào tình trạng khó khăn, nảy sinh nhu cầu tìm kiếm thị trường mới, bên cạnh đó Chi nhánh triển khai gói hỗ trợ lãi suất 4% giải cứu nền kinh tế của Chính phủ, vì vậy doanh số cho vay tăng lên. Năm 2010, kinh tế thế giới phục hồi nhanh, nhu cầu tài trợ của các doanh nghiệp tăng mạnh để tái đầu tư sản xuất, cộng thêm các chính sách hỗ trợ hoạt động xuất khẩu của Chính phủ được tăng cường, đẩy mạnh, đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp gia tăng xuất khẩu.

- Yếu tố bên trong: sự mở rộng hoạt động kinh doanh của ngân hàng, công tác tiếp thị, tìm kiếm khách hàng của nhân viên tín dụng được thực hiện tích cực,

hiệu quả thu hút được nhiều khách hàng sử dụng sản phẩm TTXK của Chi nhánh.

Doanh số cho vay bằng nội tệ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số tài trợ xuất khẩu nhưng tỷ trọng có chiều hướng giảm, từ 80% trong năm 2008 xuống còn 78% trong năm 2009 và còn 75% trong năm 2010. Điều này là phù hợp khi nguồn vốn huy động ngoại tệ tăng.

Như phân tích ở 2.1.2.3, hoạt động TTQT có chiều hướng đi xuống trong ba năm trong khi đó doanh số cho vay tài trợ lại tăng liên tục. Đây là một vấn đề đáng lưu tâm, khi hai hoạt động này thường có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Điều này là do, Chi nhánh có chủ trương mở rộng hoạt động tài trợ xuất khẩu. Tuy nhiên các hình thức tài trợ vẫn còn hạn chế, không phong phú, cụ thể như sau:

Bảng 2.7. Tỷ trọng doanh số cho vay các sản phẩm tài trợ của NHNO&PTNT Nam Hà Nội

Đơn vị: tỷ đồng, Tỷ trọng %

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Số tiền % Số tiền % số tiền %

1. Tài trợ trước khi giao

hàng 676,19 80,6 671,93 78 1005,16 75

2. Tài trợ sau khi giao hàng 162,76 19,4 189,52 22 335,05 25 Chiết khấu bộ chứng từ

hàng (Chỉ có truy đòi) 159,40 19,0 173,15 20,1 298,87 22,3

Chiết khấu hối phiếu 3,36 0,4 16,37 1,9 36,19 2,7

Tổng doanh số tài trợ XK 838,95 861,45 1340,21

(Nguồn: Báo cáo phân tích hoạt động tín dụng của Chi nhánh qua các năm)

Tại chi nhánh Nam Hà Nội, hình thức tài trợ trước khi giao hàng chiếm chủ yếu, khoảng 80% tổng doanh số tài trợ xuất khẩu, còn lại là chiết khấu. Sở dĩ như vậy là do khách hàng của chi nhánh chủ yếu nẩy sinh nhu cầu vay vốn trước khi giao hàng để thực hiện các thương vụ xuất khẩu, họ ít có nhu cầu vay chiết khấu do điều kiện để ngân hàng chấp nhận chiết khấu bộ chứng từ hoặc hối phiếu là khá chặt chẽ, chỉ có chiết khấu có truy đòi nên không hấp dẫn khách

hàng. Đồng thời chính sách tín dụng của chi nhánh trong giai đoạn này là khá lới lỏng khi chấp nhận cho khách hàng vay mà không cần thực hiện TTQT qua ngân hàng, nên số lượng khách hàng đến xin tài trợ trước khi giao hàng luôn ở mức cao. Điều này cũng giải thích tại sao doanh số tài trợ bằng nội tệ luôn chiếm tỷ trọng lớn. Tình trạng này sẽ rất rủi ro nếu như chi nhánh không có năng lực thẩm định khách hàng, không quản lý tốt tài sản bảo đảm, không quản lý được nguồn thu nợ của khách hàng thì rủi ro không đòi được nợ là rất cao. Do đó chi nhánh cần cơ cấu lại hình thức tài trợ và cần cung cấp dịch vụ ngân hàng khép kín thì mới nâng cao được khả năng phòng chống rủi ro, giữ chân khách hàng truyền thống và thu hút thêm được khách hàng mới.

Bên cạnh đó để đánh giá mức độ phân tán rủi ro của chi nhánh ta cần xem xét chỉ tiêu doanh số tài trợ xuất khẩu theo ngành kinh tế và theo khu vực.

+ Chi nhánh chủ yếu thực hiện tài trợ xuất khẩu cho các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội, khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh các doanh nghiệp vừa và nhỏ, sản xuất thu mua chế biến hàng nông sản. Đối tượng cho vay chưa phong phú và đa dạng chỉ tập trung vào các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, mà hoạt động sản xuất kinh doanh trong ngành này chủ yếu phụ thuộc vào thiên nhiên, do đó dễ nảy sinh rủi ro tập trung. Để phân tán rủi ro thì ngân hàng nên mở rộng đối tượng khách hàng sang các lĩnh vực khác, mở rộng địa bàn cho vay không chỉ cho vay đối với khách hàng trên địa bàn Hà Nội mà còn phải xúc tiến mở rộng ra các tỉnh lân cận.

2.2.1.3. Chỉ tiêu phản ánh nợ quá hạn tín dụng xuất khẩu

Tín dụng xuất khẩu của Chi nhánh tăng trưởng qua các năm, năm 2010 có mức tăng trưởng nóng nhưng chất lượng vẫn được đảm bảo. Điều này thể hiện rõ nhất ở phân tích dưới đây:

Bảng 2.8. Phân tích nợ quá hạn tín dụng xuất khẩu của Chi nhánh

Đơn vị: Số tiền tỷ đồng, tỷ lệ %

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Số tiền Tỷ lệ NQH Số tiền Tỷ lệ NQH Số tiền Tỷ lệ NQH Tổng dư NQH 62,98 2,68 81,33 2,6 80,16 2,45

Phân theo thời

gian 62,98 2,68 81,33 2,6 80,16 2,45 1. NQH ngắn hạn 42,07 1,79 53,80 1,72 63,48 1,94 trong đó XK 4,94 0,21 6,88 0,22 7,20 0,22 2. NQH trung dài hạn 20,92 0,89 27,53 0,88 16,69 0,51 trong đó XK 1,88 0,08 3,13 0,1 1,96 0,06

Phân theo loại

tiền tệ 62,98 2,68 81,33 2,6 80,16 2,45 1.Nội tệ 50,53 2,15 64,44 2,06 65,44 2 trong đó XK 5,64 0,24 7,82 0,25 7,53 0,23 2. Ngoại tệ(chỉ có XNK) 12,46 0,53 16,89 0,54 14,72 0,45 trong đó XK 1,18 0,05 2,19 0,07 1,64 0,05 Tổng dư NQH XK 6,82 0,29 10,01 0,32 9,16 0,28

(Nguồn: Báo cáo phân tích hoạt động tín dụng từ năm 2008 đến 2010)

Năm 2009, nợ quá hạn có chiều hướng gia tăng mạnh đó là do ảnh hưởng của việc tăng trưởng tín dụng quá nóng năm 2008 và các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như Mỹ, Nhật Bản, khu vực đồng tiền chung châu Âu, liên bang Nga đều bị ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Do đó một mặt các nhà nhập khẩu của các quốc gia đó đã yêu cầu và thực hiện

giảm khối lượng mặt hàng đã ký kết, giảm đơn hàng, giãn tiến độ thực hiện, giảm giá hàng nhập khẩu và thậm chí là hủy đơn hàng. Tình hình đó đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam, tính hiệu quả của đơn hàng giảm, lợi nhuận giảm sút nên khó lòng trả nợ cho ngân hàng, vì vậy nợ quá hạn có chiều hướng gia tăng. Bước sang năm 2010, kinh tế thế giới phục hồi, xuất khẩu được khôi phục, nhu cầu vay của khách hàng ngày một nhiều, do đó dư nợ xuất khẩu của chi nhánh tăng mạnh nhưng nợ quá hạn có chiều hướng giảm. Có được kết quả như vậy là do một mặt Chi nhánh đã tích cực, giám sát hồi các khoản vay và thu nợ đầy đủ, đúng tiến độ, sát sao giải quyết trong công tác thu hồi nợ quá hạn khó đòi còn tồn đọng, trình cấp trên xét duyệt, xử lý và mặt khác là tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đã tốt lên, các đơn hàng thực hiện đúng tiến độ, doanh nghiệp có nguồn thu, trả nợ ngân hàng, do đó nợ quá hạn giảm cả về lượng và tỷ trọng.

Bảng 2.9 cho thấy tỷ lệ nợ quá hạn tín dụng xuất khẩu trên nợ tín dụng của chi nhánh khá ổn định, và tương đối thấp, dưới 0,5% song song với đó là việc doanh số cho vay TTXK tăng trưởng mạnh, qua đó cho thấy việc mở rộng cho vay xuất khẩu theo định hướng của Chi nhánh là hoàn toàn đúng đắn và sáng suốt, phù hợp với diễn biến hiện nay của nền kinh tế và chính sách nâng cao kim ngạch xuất khẩu của Nhà nước.

Mặc dù nợ quá hạn của chi nhánh năm 2010 đã giảm so với cùng kỳ năm trước nhưng nợ xấu có chiều hướng tăng trong cả 3 năm. Đây là một vấn đề cần chú ý. Nếu như tình hình nợ xấu không cải thiện trong những năm tiếp theo thì nguy cơ mất vốn là điều có thể xảy ra. Tình hình nợ xấu của chi nhánh được miêu tả cụ thể ở bảng 2.10

Bảng 2.9. Phân tích nợ xấu tín dụng xuất khẩu tại NHNO&PTNT Nam Hà Nội Đơn vị: Số tiền Tỷ đồng; tỷ trọng % Chỉ tiêu Năm 2008 Tỷ trọng Năm 2009 Tỷ trọng Năm 2010 Tỷ trọng Tổng nợ xấu 54,05 100 76,64 100 69,04 100 1. Nợ nhóm 3 44,54 82,4 65,14 85 61,44 89 trong đó XK 4,62 8,54 7,59 9,9 8,28 12 2. Nợ nhóm 4 5,19 9,6 6,28 8,2 5,52 8 trong đó XK 0,70 1,29 0,84 1,1 0,55 0,8 3. Nợ nhóm 5 4,32 8 5,21 6,8 2,07 3 trong đó XK 0,59 1,1 0,50 0,65 0,26 0,38 Tổng nợ xấu xuất khẩu 5,91 10,93 8,93 11,65 9,10 13,18

( Nguồn: Phân tích hoạt động tín dụng của chi nhánh qua các năm)

Số liệu phân tích ở trên cho thấy, nợ xấu trong ba năm tăng cả về lượng và tỷ trọng, điều này là tất yếu khi dư nợ tăng. Cụ thể là, nợ xấu xuất khẩu của chi nhánh tăng 3,02 tỷ đồng trong năm 2009 và tăng 0,17 tỷ đồng trong năm 2010. Trong đó, nợ nhóm 5 giảm mạnh nhất trong cả ba năm cả về lượng và tỷ trọng. Tiếp theo là nợ nhóm 4 tăng nhẹ trong năm 2009 (0,14 tỷ đồng) và giảm 0,29 tỷ đồng năm 2010. Nợ nhóm 3 tăng lên về cả lượng và tỷ trọng. Nợ nhóm 3 tăng là do các khoản nợ xấu có xu hướng chuyển hạng, từ nhóm nợ không tốt nhất lên nhóm nợ có mức độ ít nguy hiểm thấp hơn, nợ có khả năng mất vốn đã được cải thiện, hạn chế rủi ro mất vốn và một phần do dư nợ TTXK tăng mạnh (31,27%) nên có phát sinh các khoản nợ quá hạn mới trong năm, tuy nhiên các khoản nợ quá hạn mới này chủ yếu được xếp vào nhóm nợ dưới chuẩn, nợ cần chú ý là rất

ít. Điều này cho thấy, công tác giám sát thu hồi khoản nợ của chi nhánh tốt, tiến bộ nhưng năng lực thẩm định dự án chưa tốt, dẫn đến hình trạng nợ xấu gia tăng.

Để biết được trong 100 đồng dư nợ tín dụng xuất khẩu hiện hành thì có bao nhiều đồng đã quá hạn, có bao nhiêu đồng là nợ xấu thì chúng ta xem xét tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu tín dụng xuất khẩu để đánh giá mức độ rủi ro của ngân hàng.

Bảng 2.10. Phân tích tỷ lệ nợ quá hạn & tỷ lệ nợ xấu tín dụng xuất khẩu tại Chi nhánh Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch 2009/2008 2010/2009 Nợ xấu tín dụng XK 5,91 8,93 9,10 3,02 0,17 NQH tín dụng XK 6,82 10,01 9,16 3,19 -0,85 Dư nợ tín dụng XK 279,65 319,06 418,82 39,41 99,76 Tỷ lệ NQH/ dư nợ TTXK 2,44% 3,14% 2,19% 0,70% -0,95% Tỷ lệ nợ xấu/ dư nợ TTXK 2,11% 2,80% 2,17% 0,69% -0,63%

( Nguồn: Báo cáo hoạt động tài trợ xuất khẩu của NHNO&PTNT Nam Hà Nội)

Điểm đáng chú ý trong bảng phân tích trên là tỷ lệ nợ quá hạn tín dụng xuất khẩu trong năm 2009 khá cao, ở mức 3,14% (nghĩa là trong 100 đồng dư nợ tín dụng xuất khẩu thì có 3,14 đồng là nợ quá hạn). Nguyên nhân là do Chi nhánh bị tác động bởi áp lực mở rộng tín dụng của Chính phủ, dư nợ tín dụng tăng trong điều kiện kinh tế thế giới có nhiều bất ổn, thị trường giảm sút, giá cả biến động theo chiều hướng bất lợi, giảm 40% so với năm 2008, điều này tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp mà đây là nguồn trả nợ chính cho ngân hàng, do vậy nợ quá hạn gia tăng nhanh hơn mức tăng của dư nợ tín dụng làm cho tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh khá cao.

Bảng 2.9 cũng cho thấy tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh khá cao, không thấp hơn tỷ lệ nợ quá hạn là mấy. Từ đó có thể suy ra, trong cơ cấu nợ quá hạn thì nợ xấu chiếm chủ yếu. Điều này cho thấy chất lượng tín dụng xuất khẩu của chi nhánh không được tốt, tiền ẩn rủi ro tín dụng cao, do vậy chi nhánh cần sát sao hơn nữa trong công tác giám sát thu hồi khoản vay và thẩm định dự án ngay từ đầu để lựa chọn dự án có hiệu quả cao.

Tóm lại, chất lượng tín dụng xuất khẩu của Chi nhánh nhìn chung là khá,

tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu vẫn trong mức cho phép, dưới 3%.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Nam Hà Nội (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w