Định hướng về phương pháp dạy học toán lớp 4, 5

Một phần của tài liệu Đề tài Năng lực kiến tạo và một số biện pháp bồi dưỡng năng lực kiến tạo kiến thức toán học cho học sinh Tiểu học_Luận văn thạc sĩ giáo dục tiểu học (Trang 48 - 51)

Chương 2. Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực kiến tạo kiến thức Toán học cho học sinh Tiểu học

2.4. Định hướng về phương pháp dạy học toán lớp 4, 5

Định hướng chung của phương pháp dạy học toán 4, 5 là dạy học trên cơ sở tổ chức và hướng dẫn các hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ, điều khiển của giáo viên một các đúng mức và đúng lúc, kết hợp với việc sử dụng các đồ dùng dạy học toán để từng học sinh hoặc nhóm học sinh tự phát hiện và tự giải quyết các vấn đề của bài học, tự chiếm lĩnh nội dung học tập rồi thực hành, vận dụng các kiến thức vừa học vào tình huống thực tế trên cơ sở năng lực của từng học sinh.

Phương pháp dạy học toán 4, 5 kế thừa các phương pháp dạy học toán ở giai đoạn 1 (các lớp 1, 2, 3) đồng thời tăng cường các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, các phương pháp giúp học sinh tự tìm tòi, chiếm lĩnh tri thức, phát triển năng lực trừu tượng, khái quát hoá trong học tập ở giai đoạn đầu các lớp cuối cấp Tiểu học.

2.4.1. Về phương pháp dạy học bài mới

2.4.1.1. Giúp học sinh tự phát hiện và tự giải quyết vấn đề của bài học Giáo viên điều khiển quá trình học sinh tự phát hiện vấn đề của bài học.

Qua đó giúp học sinh liên tưởng, huy động những kiến thức và kỹ năng đã có trong kinh nghiệm của bản thân hoặc của các bạn trong nhóm để kết nối các mối quan hệ của vấn đề với vốn kinh nghiệm đã có từ đó đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề, kiểm tra kết quả và khẳng định tính đúng đắn của giải thuyết đưa ra.

Chẳng hạn, để học sinh phát hiện được vấn đề cần giải quyết khi học bài

“So sánh hai phân số khác mẫu số” (Toán 4), giáo viên tiếp cận học sinh với tính huống sau “Trong hai phân số

4 3 và

5

4, phân số nào lớn hơn, phân số nào nhỏ hơn?”. Giáo viên tổ chức cho học sinh nhận xét đặc điểm của hai phân số đó để nhận ra đó là hai phân số khác mẫu số, do đó so sánh hai phân số

4 3 và

5

4 là so sánh hai phân số khác mẫu số. Đây chính là vấn đề cần giải quyết.

2.4.1.2. Tạo môi trường cho học sinh củng cố và tập vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn để chiếm lĩnh một cách vững chắc

Sau mỗi bài học kiến thức mới thường có từ 3 - 5 bài tập để tạo điều kiện cho học sinh luyện tập, củng cố các kiến thức vừa học và bước đầu tập cho học sinh vận dụng kiến thức đó vào cuộc sống.

Trong đó hai bài tập đầu thường là những bài tập thực hành vận dụng trực tiếp các kiến thức mới vừa học. Có thể tổ chức giải quyết hết hoặc một phần của bài tập (tuỳ theo trình độ của học sinh) và bài thứ 3 thường là những bài thực hành gián tiếp vận dụng kiến thức vừa học. Có thể điều khiển, hướng dẫn học sinh tự phát hiện và giải quyết vấn đề.

2.4.2. Về phương pháp dạy học các bài luyện tập, luyện tập chung, ôn tập, thực hành giải toán

Mục tiêu là luyện tập củng cố các kiến thức học sinh mới chiếm lĩnh được, hình thành các kỹ năng vận dụng vào các tình huống thực tiễn, hệ thống hoá, sắp xếp các kiến thức theo từng chủ đề, từng mạch kiến thức. Các bài tập được sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ thực hành vận dụng một cách trực tiếp các kiến thức, kỹ năng đến việc phải vận

dụng một cách tổng hợp, linh hoạt các kiến thức, kỹ năng có trong chương trình. Việc tổ chức dạy học được tiến hành như sau:

2.4.2.1. Giúp học sinh nhận ra các kiến thức đã học hoặc một số kiến thức mới trong các bài tập đa dạng và phong phú

Giúp học sinh liên tưởng và huy động kiến thức và kỹ năng có trong kinh nghiệm để nhận dạng các bài tập có cùng dạng hoặc tương tự, từ đó học sinh có thể tự giải quyết được bài tập (quá trình đồng hoá). Nếu học sinh chưa nhận ra được dạng bài tương tự hoặc kiến thức đã học có trong bài tập thì giáo viên phải hướng dẫn học sinh nhớ lại hoặc tổ chức cho những học sinh khá, giỏi kèm cặp giúp đỡ.

Chẳng hạn, khi học xong bài Cộng hai phân số khác mẫu số, học sinh thường không nhớ đến các bước thực hiện. Giáo viên phải gợi ý để học sinh nhớ lại các bước: Quy đồng mẫu số, cộng hai phân số đã quy đồng.

2.4.2.2. Tổ chức dạy học phân hoá trong từng tiết dạy

Tổ chức cho học sinh thực hiện thứ tự các bài tập có trong vở bài tập.

Chấp nhận tình trạng, trong cùng một khoảng thời gian, có học sinh làm được nhiều bài tập hơn, có học sinh chỉ làm được một bài tập. Do vậy không nên để học sinh chờ đợi nhau trong quá trình làm các bài tập. Tổ chức cho học sinh khá giỏi hoàn thành tất cả các bài tập có trong bài học và khuyến khích các em làm các bài tập nâng cao, do giáo viên chuẩn bị trước. Hoặc tổ chức cho các em học sinh khá, giỏi kèm những em yếu, giúp đỡ các em hoàn thành bài tập một cách độc lập.

2.4.2.3. Tập cho học sinh có thói quen tự nhận xét, đánh giá kết quả học tập

- Khuyến khích học sinh tự kiểm tra, đánh giá kết quả bài làm để phát hiện, điều chỉnh những sai sót (nếu có).

- Hướng dẫn học sinh tự đánh giá bài làm của mình hoặc của bạn bằng điểm rồi báo cáo cho giáo viên.

- Khuyến khích học sinh chỉ ra những hạn chế, thiếu sót trong kiến thức của mình hoặc của bạn để có kế hoạch bù đắp, điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu.

2.4.2.4. Khuyến khích học sinh tìm các phương án giải quyết khác nhau cho một vấn đề

- Trong mỗi bài tập thực hành, luyện tập thường chứa đựng nhiều cách giải quyết khác nhau. Giáo viên tổ chức để học sinh tìm tòi và phát hiện nhiều cách giải khác nhau cho một bài tập. Chọn cách giải khoa học nhất cho vấn đề đó. Rèn luyện đức tính không bằng lòng với kết quả đạt được, luôn luôn mong muốn tìm tòi nhiều phương án giải quyết khác nhau cho một vấn đề.

- Tạo điều kiện cho những học sinh có năng khiếu toán được tiếp xúc với các bài toán mang tính tổng hợp, nâng cao để các em phát triển khả năng toán học, phát triển tư duy. Từ đó phát triển trí tuệ một cách linh hoạt và sáng tạo.

2.5. MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY - HỌC NHẰM BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC

Một phần của tài liệu Đề tài Năng lực kiến tạo và một số biện pháp bồi dưỡng năng lực kiến tạo kiến thức toán học cho học sinh Tiểu học_Luận văn thạc sĩ giáo dục tiểu học (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w