Nội dung dạy học và mức độ cần đạt của môn Toán lớp 4, 5

Một phần của tài liệu Đề tài Năng lực kiến tạo và một số biện pháp bồi dưỡng năng lực kiến tạo kiến thức toán học cho học sinh Tiểu học_Luận văn thạc sĩ giáo dục tiểu học (Trang 45 - 48)

Chương 2. Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực kiến tạo kiến thức Toán học cho học sinh Tiểu học

2.2. Nội dung dạy học và mức độ cần đạt của môn Toán lớp 4, 5

Số học: Học xong lớp 4, học sinh đạt được những kiến thức cơ bản sau đây: Nắm chắc kiến thức số học các số tự nhiên có nhiều chữ số (lớp triệu) và cùng các phép tính cộng, trừ, nhân, chia. Biết được phân số và các phép tính cộng, trừ, nhân, chia phân số dạng đơn giản.

Đại lượng và đo đại lượng: Nắm hệ thống bảng đơn vị đo khối lượng;

hoàn thiện việc học các đơn vị đo thời gian thông dụng từ đơn vị giây đến đơn vị lớn là thế kỷ; Bổ sung một số đơn vị thể thích: dm2; m2; km2

Các yếu tố hình học

Nhận biết được góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt, hai đường thẳng song song, hai đường thẳng vuông góc, biết vẽ hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song (bằng thước thẳng và ê ke), biết vẽ đường cao của

một hình tam giác; nhận biết được hình bình hành, hình thoi và một số đặc điểm của nó, biết cách tính chu vi và diện tích của hình bình hành, hình thoi.

Giải bài toán có lời văn

Biết giải và trình bày lời giải các bài toán có đến ba bước tính, với các số tự nhiên hoặc phân số trong đó có các bài toán: tìm số trung bình cộng, tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó, tìm hai số khi biết tổng (hoặc hiệu) và tỉ số của hai số đó, tìm phân số của một số.

2.2.2. Nội dung dạy - học và mức độ cần đạt của môn Toán lớp 5

Số học: Ngoài các kiến thức về số tự nhiên, phân số đã biết, học sinh được giới thiệu khái niệm về số thập phân, hỗn số; trọng tâm là số thập phân và các phép tính cộng, trừ, nhân, chia số thập phân.

Đại lượng và đo đại lượng

- Cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian.

- Vận tốc, quan hệ giữa vận tốc, thời gian chuyển động và quãng đường đi được.

- Đơn vị đo diện tích: dam2, hm2, mm2; bảng đơn vị đo diện tích; ha;

quan hệ giữa ha và m2.

- Đơn vị đo thể tích: cm3, dm 3, m3. Các yếu tố hình học

- Giới thiệu hình thang, các dạng hình tam giác, hình hộp chữ nhật, hình lập phương, hình trụ, hình cầu.

- Tính diện tích hình tam giác và hình thang; tính chu vi và diện tích hình tròn; tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương.

Giải toán có lời văn

Giải các bài toán có lời văn có đến bốn bước tính trong đó có các bài toán đơn giản về quan hệ tỉ lệ, tỉ số phần trăm, các bài toán đơn giản về

chuyển động đều, các bài toán ứng dụng các kiến thức đã học để giải quyết một số vấn đề của đời sống, các bài toán có nội dung hình học.

Biết giải và trình bày bài giải các bài toán có đến bốn bước tính trong đó có các bài toán: quan hệ tỉ lệ, tỉ số phần trăm, chuyển động đều, có nội dung hình học.

2.3. ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC TOÁN THEO QUAN ĐIỂM KIẾN TẠO

Mục 2, điều 27, Luật Giáo dục (2005) khẳng định "Giáo dục Tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở". Cũng trong Luật Giáo dục, tại mục 2, điều 28 định hướng "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập của học sinh". Với tinh thần đó, các biện pháp dạy học toán theo quan điểm kiến tạo cần hướng tới những yêu cầu sau đây:

2.3.1. Đổi mới cách dạy học hướng vào người học, vì lợi ích của người học, dạy cho học sinh cách học và ý thực tự học, nhu cầu học tập suốt đời.

2.3.2. Thay vì thầy giảng - trò ghi sang tổ chức các hoạt động kiến tạo tự giác, tích cực, sáng tạo, độc lập hoặc thực hiện tương tác trong xây dựng kiến thức mới.

2.3.3. Kế thừa và phát huy những ưu điểm của phương pháp dạy học truyền thống, đồng thời đưa vào những yếu tố của dạy học hiện đại nhằm phát huy tính tích cực nhận thức của người học.

2.3.4. Phương pháp dạy học phải tập trung vào hai mục đích: thông qua hoạt động học, học sinh tự chiếm lĩnh được kiến thức, đồng thời chiếm lĩnh được con đường làm ra kiến thức đó. Tức là rèn luyện phương pháp làm việc của tư duy.

Một phần của tài liệu Đề tài Năng lực kiến tạo và một số biện pháp bồi dưỡng năng lực kiến tạo kiến thức toán học cho học sinh Tiểu học_Luận văn thạc sĩ giáo dục tiểu học (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w