Quan điểm về dạy - học kiến tạo

Một phần của tài liệu Đề tài Năng lực kiến tạo và một số biện pháp bồi dưỡng năng lực kiến tạo kiến thức toán học cho học sinh Tiểu học_Luận văn thạc sĩ giáo dục tiểu học (Trang 20 - 24)

Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.5. Quan điểm về dạy - học kiến tạo

Theo [3], khoa học luận coi bản chất của quá trình học tập là quá trình nhận thức của học sinh, đó chính là quá trình phản ánh thế giới khách quan vào ý thức của người học. Về cơ bản, quá trình nhận thức của học sinh cũng tuân theo quy luật chung: từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng trở về thực tiễn. Tuy nhiên quá trình nhận thức của học sinh có nét khác biệt với các nhà khoa học. Đó là quá trình được tổ chức và hình

thành bằng phương pháp sư phạm. Sản phẩm được học sinh tìm ra là cái mới đối với các em được lấy từ kho tàng tri thức của nhân loại.

Xung quan vấn đề quan niệm về dạy học theo quan điểm kiến tạo, ở phần trước chúng tôi đã đề cập đến. Mặc dầu có nhiều quan niệm khác nhau về dạy học theo quan điểm kiến tạo, nhưng theo chỳng tụi, cần làm rừ hai khỏi niệm: dạy và học.

Theo chúng tôi, học theo quan điểm kiến tạo là quá trình người học, dựa vào những kinh nghiệm của bản thân, huy động chúng vào quá trình tương tác với các tình huống, hiểu chúng và rút ra được điều cần hình thành. Trong [35], tác giả cho rằng "Lý thuyết kiến tạo là niềm tin rằng tất cả các tri thức đều nhất thiết là một sản phẩm của những hoạt động nhận thức của chính chúng ta. Bằng cách xây dựng trên những kiến thức đã kiến tạo được, học sinh có thể nắm bắt tốt hơn các khái niệm và có thể đi từ nhận biết sự vật sang hiểu nó. Kiến thức kiến tạo được khuyến khích tư duy phê phán, nó cho phép học sinh tích hợp được các khái niệm theo nhiều cách khác nhau. Khi đó học sinh có thể trình bày khái niệm, kiểm chứng, bảo vệ và phê phán về khái niệm được xây dựng" và "học sinh cần phải kiến tạo cách hiểu của mình đối với mọi khái niệm toán học".

Dạy theo quan điểm kiến tạo là quá trình tổ chức cho học sinh tự mình tìm tòi, phát hiện ra kiến thức. Theo đó thì "Kiến tạo là một cách tiếp cận

"dạy" dựa trên nghiên cứu về việc "học" với niềm tin rằng: Tri thức được tạo nên bởi mỗi cá nhân người học sẽ trở nên vững chắc hơn rất nhiều so với việc nó được nhận từ người khác" [1].

Nói tóm lại, dạy theo quan điểm kiến tạo là thay vì nói, giảng giải cho học sinh cái học sinh cần biết, cần học, còn học sinh chỉ ghi nhớ thậm chí không hiểu, thì giáo viên cần tổ chức các hoạt động học tập, giúp học sinh tự mình tìm tòi, phát hiện kiến thức mới theo con đường hợp tác, cùng phát hiện.

1.1.5.2. Một số luận điểm cơ bản về dạy học theo quan điểm kiến tạo Trên cơ sở của những nghiên cứu trước đây về dạy học theo quan điểm kiến tạo, chúng tôi cho rằng những vấn đề sau đây là những luận điểm cơ bản của lý thuyết kiến tạo trong dạy học nói chung, dạy học toán nói riêng ở Tiểu học:

Thứ nhất: Việc kiến tạo kiến thức phải được chủ thể thực hiện bằng các hoạt động xuất phát từ nhu cầu của bản thân.

Quan điểm này hoàn toàn phù hợp với thực tiễn nhận thức. Để học sinh có khái niệm về quan hệ lớn hơnnhỏ hơn thì giáo viên không thể nói cho học sinh về điều này thông qua trình diễn cho học sinh quan sát 5 cái kẹo và 3 cái kẹo mà bằng cách tổ chức cho học sinh hoạt động với các đồ vật tương ứng. Qua hoạt động đó, học sinh tiến hành so sánh, đối chiếu theo phép tương ứng 1 - 1, từ đó các em tự rút ra được ý tưởng về quan hệ lớn hơn nhỏ hơn.

Thứ hai: Nhận thức là quá trình trẻ chủ động học cách sử dụng các công cụ kí hiệu.

Theo các nhà tâm lý học hoạt động thì “sự hình thành các CNTLCC ở trẻ em thực chất là quá trình trẻ em lĩnh hội kinh nghiệm xã hội - lịch sử được kết tinh trong các công cụ kí hiệu do loài người sáng tạo ra, là quá trình trẻ học cách sử dụng các công cụ kí hiệu đó, biến chúng từ chỗ là phương tiện giao tiếp của xã hội ở bên ngoài thành phương tiện tâm lý của cá nhân bên trong”

[18]. Quá trình đó phải được chính trẻ em tự mình học cách sử dụng một cách tích cực.

Thứ ba: Kiến thức thu được của người học phải phù hợp với yêu cầu mà xã hội đặt ra.

Luận điểm này hướng người dạy tránh được việc chọn nội dung dạy học hoặc là xa rời thực tế, hoặc là lạc hậu với thời đại, hoặc không phù hợp với

trình độ hiện tại của người học. Mặt khác, tránh cho người học chệch hướng trong sự phát triển nhận thức.

Thứ tư: Kiến thức được trẻ em kiến tạo thông qua con đường:

KT đã có Dự báo Kiểm nghiệm Thích nghi Kiến thức mới

ơ

Thứ năm: cùng với việc hình thành kiến thức là sự hình thành các hành động trí tuệ. Mỗi một kiến thức được hình thành đồng thời với việc học sinh chiếm lĩnh được cách thức tạo ra kiến thức đó. Tức là hình thành các thao tác trí tuệ tương ứng.

1.1.5.3. Các loại kiến tạo trong dạy học

Trong dạy học, quan điểm kiến tạo được phân thành hai loại hình: kiến tạo cơ bản (radical constructivims)và kiến tạo xã hội (social sonsructivism).

a. Kiến tạo cơ bản

Kiến tạo cơ bản là một quan điểm nhận thức nhấn mạnh tới cách thức cá nhân tự xây dựng tri thức cho bản thân trong quá trình học tập. Nerida F.

Ellerton và M.A. Clememtes cũng cho rằng “tri thức được kiến tạo một cách cá nhân, thông quá cách thức hoạt động của mỗi cá nhân”

Như vậy, kiến tạo cơ bản đề cao vai trò của mỗi cá nhân trong quá trình nhận thức và cách thức cá nhân xây dựng tri thức cho bản thân. Coi trọng kinh nghiệm của cá nhân trong quá trình hình thành thế giới quan khoa học cho mình.

b. Kiến tạo xã hội

Kiến tạo xã hội xem xét cá nhân trong mối quan hệ chặt chẽ với các lĩnh vực xã hội. Nhân cách của cá nhân được hình thành trong mối tương tác của họ với người khác. Nhấn mạnh vai trò của đối thoại, của sự tương tác, phản

Thất bại

ánh cùng nhau xây dựng kiến thức của trẻ em trong quá trình phát triển. Kiến tạo xã hội được xây dựng dựa trên những tư tưởng chủ yếu sau đây:

- Tri thức được cá nhân tạo nên phải xứng đáng ới các yêu cầu của tự nhiên và thực trạng xã hội đặt ra.

- Người học đạt được tri thức bởi quá trình nhận thức:

Dự báo -> Kiểm nghiệm -> Thất bại -> Thích nghi -> Kiến thức mới.

Do vậy, phải kết hợp hai loại kiến tạo trong dạy học theo phương châm:

vừa tôn trọng và phát huy tính tích cực, chủ động trong việc kiến tạo kiến thức của mỗi cá nhân, vừa phát huy vai trò của sự hợp tác giữa các cá nhân với nhau trong việc xây dựng kiến thức mới cũng như việc xác nhận kiến thức mà mỗi cá nhân xây dựng được.

Một phần của tài liệu Đề tài Năng lực kiến tạo và một số biện pháp bồi dưỡng năng lực kiến tạo kiến thức toán học cho học sinh Tiểu học_Luận văn thạc sĩ giáo dục tiểu học (Trang 20 - 24)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w