Thực nghiệm dạy học giải toán

Một phần của tài liệu Đề tài Năng lực kiến tạo và một số biện pháp bồi dưỡng năng lực kiến tạo kiến thức toán học cho học sinh Tiểu học_Luận văn thạc sĩ giáo dục tiểu học (Trang 89 - 92)

Chương 3. Thực nghiệm sư phạm

3.5. Thực nghiệm dạy học giải toán

Nhằm mục đích kiểm chứng tính khả thi của quy trình dạy học giải Toán và khẳng định giải thuyết: Dạy học giải toán góp phần nâng cao chất lượng dạy học toán, hình thành và bồi dưỡng năng lực kiến tạo kiến thức Toán học cho học sinh các lớp cuối cấp Tiểu học.

* Chúng tôi chọn vấn đề này để tiến hành thực nghiệm vì những lý do sau đây:

Thứ nhất: có thể coi hoạt động giải toán là hoạt động tổng hợp, đòi hỏi một sự huy động tối đa các kiến thức và kỹ năng về môn Toán mà học sinh đã được học. Đồng thời nó cũng là môi trường để học sinh trải nghiệm những gì mình kiến tạo được trong quá trình học tập.

Thứ hai: hoạt động giải toán là hoạt động đòi hỏi tính linh hoạt, mềm dẻo, mức độ tư duy cao ở học sinh.

Thứ ba: trong thực tế dạy học, giáo viên ít chú ý đến việc hình thành các phương pháp tìm tòi lời giải cho bài toán khi hướng dẫn học sinh giải Toán.

Giáo viên chỉ mới chú trọng đến việc tìm ra kết quả của bài toán. Đến đó coi như đã hoàn thành được mục tiêu của bài học. Nhưng, theo chúng tôi, quan trọng nhất là học sinh nắm bắt được con đường tìm ra kết quả đó. Tức là cách thức, phương pháp tìm ra lời giải cho bài toán.

Các phương pháp được dùng vào việc tìm tòi lời giải cho một số bài toán không quen thuộc đối với học sinh cũng như yêu cầu về kiến thức và kỹ năng theo quy định, sau đó sử dụng chuỗi bài toán để rèn luyện từng phương pháp. Thông qua làm việc với chuỗi bài toán, học sinh sẽ nắm được các phương pháp này, sử dụng nó vào các tình huống trong thực tế.

3.5.2. Đối tượng thực nghiệm

Do thời gian không cho phép triển khai thực nghiệm một cách chặt chẽ, chúng tôi đưa vấn đề thực ngày này triển khai ở trường Tiểu học Giai Xuân trên đối tượng là học sinh lớp 5.

Số lớp tham gia thực nghiệm: 7 lớp. Giáo viên được chọn thực nghiệm là những giáo viên chủ nhiệm, có nhiều kinh nghiệm trong dạy học và đã từng đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi các cấp: cấp tỉnh (2 đồng chí), giỏi cấp huyện (3 đồng chí), cấp trường (2 đồng chí).

3.5.3. Hình thức tổ chức và đánh giá thực nghiệm 3.5.3.1. Hình thức tổ chức

Tác giả luận văn trực tiếp trao đổi các biện pháp của đề tài, bao gồm:

biện pháp 2; biện pháp 3; biện pháp 4. Sau đó hướng dẫn giáo viên soạn giáo án theo tinh thần đổi mới. Tổ chức cho giáo viên dạy học theo phương pháp mà đề tài đưa ra.

3.5.3.2. Hình thức đánh giá

Tác giả kết hợp với chuyên môn nhà trường, cốt cán phòng giáo dục Tân Kỳ dự giờ đánh giá.

3.5.4. Kết quả thực nghiệm

Tổng hợp kết quả thu được bằng cách:

- Quan sát trực tiếp giờ dạy - học trên lớp của một số giáo viên.

- Ghi nhận những ý kiến đánh giá từ phía người dự giờ, giáo viên trực tiếp giảng dạy.

- Phỏng vấn học sinh sau mỗi tiết dạy.

Chúng tôi có một số nhận xét sau:

a. Giáo viên tiếp cận nhanh với phương pháp lên lớp, đi đúng quy trình giáo án. Giờ học diễn ra một cách nhẹ nhàng nhưng sôi nổi. Giáo viên thực sự đã làm tốt nhiệm vụ tổ chức, điều khiển quá trình học tập của học sinh.

b. Học sinh hứng thú với các hoạt động cắt, ghép hình. Các nhóm học tập làm việc có hiệu quả. Một số học sinh đã mạnh dạn trình bày ý kiến và biết đưa ra một số ví dụ để khẳng định ý kiến của mình và của nhóm mình.

c. Sau mỗi tiết dạy, chúng tôi tiến hành phỏng vấn một số em học sinh.

Qua phỏng vấn, hầu hết các em cho biết rất thích thú hoạt động học tập do giáo viên tổ chức, tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng chứ không bị áp đặt như trước đây.

d. Chất lượng giờ dạy được ban giám hiệu nhà trường cũng như các đồng chí dự giờ thực nghiệm đánh giá tốt, có thể vận dụng vào dạy học ở trường Tiểu học.

e. Tuy nhiên, qua quan sát giờ học, chúng tôi nhận thấy một số tồn tại nhỏ: Khả năng tổ chức hoạt động nhóm của một số giáo viên chưa tốt. Trong quá trình lên lớp, một số giáo viên chưa bao quát hết các đối tượng học sinh.

Chưa có sự giúp đỡ kịp thời đối với các nhóm học tập có gặp khó khăn. Một số học sinh chưa mạnh dạn trong việc trình bày ý kiến, bảo vệ ý kiến. Một số em chưa thành thạo trong các hoạt động cắt, ghép hình.

Một phần của tài liệu Đề tài Năng lực kiến tạo và một số biện pháp bồi dưỡng năng lực kiến tạo kiến thức toán học cho học sinh Tiểu học_Luận văn thạc sĩ giáo dục tiểu học (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w