Chính sách giá sản phẩm:

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối sản phẩm của Công ty TNHH An Phước (Trang 49)

Các quyết định về giá phải được xem xét một cách cẩn thận khi Công ty giới thiệu một sản phẩm hay có kế hoạch thay đổi trong thời gian ngắn hạn và dài hạn.

† Chính sách:

+ Tối đa hóa lợi nhuận hiện hành: Định giá làm sao để tăng tối đa lợi nhuận.

Công ty ước tính nhu cầu và các chi phí tương ứng với các phương án khác nhau, và được chọn lựa phương án giá đảm bảo tăng tối đa lợi nhuận.

+ Dẫn đầu về chất lượng: Ấn định một mức giá cao. Một mặt, nhằm trang trải những chi phí tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, mặt khác lấy chất lượng - giá cả để gây ảnh hưởng đến sự cảm nhận của khách hàng về chất lượng.

+ Gía bán hàng hóa còn có thể chịu sự chi phối của một số yếu tố khác: Chẳng hạn định giá thấp để ngăn chặn không cho đối thủ cạnh tranh không tham gia thị trường và thu hút khách hàng khi cung ứng sản phẩm mới. Định giá ngang bằng đối thủ cạnh tranh để ổn định thị trường.

Việc xác định giá bán cho sản phẩm là rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng hàng hoá bán ra, doanh thu và lợi nhuận của Công ty, vì vậy Công ty rất quan tâm đến việc xác định giá bán sao cho hợp lý, đúng đắn. Vấn đề này cực kỳ quan trọng nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả.

Trước hết để Công ty định giá cho sản phẩm là dựa trên chi phí nguyên vật liệu, chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, chi phí quản lý…yếu tố quyết định giá cả là chi phí nguyên vật liệu. Chi phí nguyên vật liệu thường chiếm 75% đến 80% giá trị sản phẩm, chi phí nhân công trực tiếp chiếm 10% còn lại là chi phí khác.

Công ty định giá vào chi phí và điều chỉnh theo giá thị trường đồng thời phù hợp với người tiêu dùng sao cho luôn chấp nhận mức giá của Công ty đưa ra

Trong đó:

+ P: Giá bán cho một đơn vị sản phẩm +Giá thành: là giá thành toàn bộ + Thuế: thuế mà Công ty phải nộp

+ Lợi nhuận: là lợi nhuận dự kiến cho một đơn vị sản phẩm

Về cơ bản, việc này dựa trên những phân tích đầy đủ quan hệ cung – cầu, mức chi trả của khách hàng mục tiêu. Ngoài ra, mức giá còn có sự chênh lệch từ Công ty đến người tiêu dùng nhất định mà Công ty cho phép như sau: Công ty à Đại lý cấp 1 (cửa hàng bán sỉ): tăng so với giá người sản xuất 15% à Đại lý cấp 2 (Cửa hàng bán lẻ): tăng so với giá đại lý cấp 1 là 20% àNgười sử dụng cuối cùng: giá tăng so với đại lý cấp 2 là 22%.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối sản phẩm của Công ty TNHH An Phước (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w