Bảng 2.4: Cơ cấu mặt hàng tiêu thụ của Công ty trong 3 năm qua ( 2010-2012) Đơn vị tính: nghìn đồng
(Nguồn: Phòng kinh doanh kế hoạch)
Đồ thị 2.4 : Cơ cấu tiêu thụ các sản phẩm chính của Công ty (2010-2012)
Sản phẩm Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011
Giá trị % Giá trị % Giá trị % +/- % +/- %
Sản phẩm chính Gỗ nội thất 15.194.250 43,56 16.254.368 42,50 19.137.625 40,08 1.060.118 31,48 2.883.257 46,65 Gỗ sấy 9.515.591 27,28 10.321.354 26,99 11.554.368 26,01 805.763 23,92 1.233.014 19,95 Gỗ ghép 5.962.432 17,09 6.647.705 17,38 8.048.359 18,11 685.273 20,35 1.400.654 22,66 Tổng sp chính 30.672.273 87,93 33.223.427 86,87 38.740.352 87,20 2.551.154 75,75 5.516.925 89,26 Sản phẩm khác 4.206.636 12,07 5.023.489 13,13 5.687.475 12,8 816.853 24,25 663.986 10,74
(Nguồn: Phòng kinh doanh kế hoạch)
Qua bảng cơ cấu mặt hàng tiêu thụ và biểu đồ ta nhận thấy, Công ty vẫn đang tăng trưởng đều hàng năm với sản phẩm chủ lực vẫn là gỗ nội thất và một số loại gỗ ghép và gỗ sấy, cụ thể:
-Trong năm 2011:
+Tổng sản lượng các sản phẩm chính bán ra đạt 33.223.427 (nghìn đồng) chiếm 86,87% trong tổng doanh thu bán hàng và tăng 75,75% so với năm 2010. Trong đó gỗ nội thất luôn giữ vị thế là sản phẩm chủ lực của Công ty với tỷ trọng 42,50%, tiếp đến là gỗ sấy chiếm 26,99%, gỗ ghép chiếm 17,38% trong tổng doanh thu bán hàng.
+ Tổng sản phẩm khác bán ra đạt 5.023.489 (nghìn đồng) chiếm 13,13% trong doanh thu bán hàng và tăng 24,25% so với năm 2010.
Như vậy: Tuy đã có giảm nhẹ trong cơ cấu doanh thu tiêu thụ của Công ty ( từ 87,93% năm 2010 giảm còn 86,87% năm 2011) nhưng sản phẩm chính của Công ty vẫn là gỗ nội thất và các loại gỗ sấy và gỗ ghép. Và tất cả các sản phẩm khác so với năm 2010 đều gia tăng giá trị tiêu thụ.
-Trong năm 2012:
+ Tổng sản lượng sản phẩm chính bán ra đạt 38.740.352 (nghìn đồng) chiếm 87,20% trong tổng doanh thu bán hàng và tăng 89,26% so với năm 2012. Trong đó:
gỗ nội thất luôn giữ vị thế là sản phẩm chủ lực của Công ty với tỷ trọng 40,08%, tiếp đến là gỗ sấy chiếm 26,01%, gỗ ghép chiếm 18,12% trong tổng doanh thu bán hàng.
+ Tổng sản phẩm khác bán ra đạt 5.687.475 (nghìn đồng) chiếm 12,8% trong doanh thu bán hàng và tăng 10,74% so với năm 2011.
Như vậy: Cơ cấu doanh thu tiêu thụ của Công ty ( từ 86,87% năm 2011 tăng 87,20% năm 2012) nhưng sản phẩm chính của Công ty vẫn là gỗ nội thất và các loại gỗ sấy và gỗ ghép. Và tất cả các sản phẩm khác so với năm 2011 đều gia tăng giá trị tiêu thụ.
2.2.3.3 Tình hình tiêu thụ theo thị trường.
Bảng 2.5: Tình hình tiêu thụ tính theo doanh thu của các vùng (năm 2010- 2012)
(Đơn vị tính : nghìn đồng)
(Nguồn: Phòng kinh doanh kế hoạch)
Giá trị % Giá trị % Giá trị % +/- % +/- %
Miền Bắc 6.417.647 29,67 7.013.617 29,72 8.266.978 29,70 59.597 9,29 1.253.361 17,87 Miền Trung 997.147 4,61 1.019.476 4,32 1.188.552 4,27 22.329 2,24 169.076 16,58 Miền Nam 14.215.293 65,72 15.565.888 65,96 18.379.413 66,03 1.350.595 9,50 2.813.525 18,07 Tổng 21.630.087 100 23.598.981 100 27.834.943 100 1.968.894 9,10 4.235.962 17,95
Đồ thị 2.5: Tình hình tiêu thụ khu vực địa lý của Công ty trong 3 năm (2010- 2012)
Tình hình tiêu thụ sản phẩm gỗ xây dựng trong nước của Công ty trong 3 năm như sau: Thị trường chính của Công ty luôn là thị trường miền Nam, thị trường luôn chiếm tỷ trọng nhỏ nhất đó thị trường miền Trung.
Năm 2011 mức tiêu thụ ở thị trường miền Nam đạt 65,96% tổng giá trị sản lượng gỗ xây dựng. Thị trường miền Bắc chiếm 29,67% còn lại là thị trường miền Trung chiếm 4,32%. So sánh qua hai năm 2011 và 2010, tổng giá trị tiêu thụ sản phẩm chính tại thị trường nội địa năm 2011 cao hơn năm 2010 là 1.968.894.000 (đồng) tương ứng mức tăng là 9,1%, trong đó:
+ Giá trị sản lượng các sản phẩm bán ra tại thị trường miền Bắc năm 2011 tăng 595.970.000 (đồng) tương ứng tăng 9,29% so với năm 2010.
+ Giá trị sản lượng sản phẩm bán ra tại thị trường miền Trung năm 2011 tăng 22.329.000 (đồng) tương ứng tăng 2,24% so với năm 2010.
+ Giá trị sản lượng sản phẩm bán ra tại thị trường miền Nam năm 2011 tăng 1.350.595.000 (đồng) tương ứng tăng 9,50% so với năm 2010.
Năm 2012 mức tiêu thụ ở thị trường miền Nam đạt 66,03 % tổng giá trị sản lượng sản phẩm chính bán ra. Thị trường miền Bắc chiếm 29,70% còn lại là thị trường miền Trung chiếm 4,27%. So sánh qua hai năm 2012 và 2011, tổng giá trị
tiêu thụ sản phẩm chính tại thị trường nội địa năm 2012 cao hơn năm 2011 là 4.235.962.000 (đồng) tương ứng mức tăng là 17,95%, trong đó:
+ Giá trị sản lượng sản phẩm bán ra tại thị trường miền Bắc năm 2012 tăng 1.253.361.000 (đồng) tương ứng tăng 17,87% so với năm 2011.
+ Giá trị sản lượng sản phẩm bán ra tại thị trường miền Trung năm 2012 tăng 169.076.000 (đồng) tương ứng tăng 16,58% so với năm 2011.
+ Giá trị sản lượng sản phẩm bán ra tại thị trường miền Nam năm 2012 tăng 2.813.525.000 (đồng) tương ứng tăng 18,07% so với năm 2011.
Nhận xét chung: Năm sau có mức tăng doanh thu cũng như các khoản chi phí cao
hơn năm trước nhưng mức tăng doanh thu cao hơn mức tăng chi phí do đó cũng làm cho lợi nhuận sau thuế của năm sau cao hơn năm trước. Một số nguyên nhân sau: sức mua của thị trường tăng, phạm vi tiêu thụ sản phẩm của Công ty rộng lớn, các chiến lược kinh doanh của Công ty là hợp lý, ngày càng tạo niềm tin với các đối tác.
2.2.4 Thực trạng tổ chức kênh phân phối sản phẩm gỗ của Công ty
Tiêu chuẩn thích nghi: Việc lựa chọn các kênh phân phối sẽ giúp Công ty chia sẻ rủi ro và thích nghi được với sự biến động của thị trường.
Công ty TNHH An Phước có vai trò là người chuyên cung cấp các sản phẩm gỗ cho ngành mỹ nghệ. Do đặc thù sản phẩm của Công ty lại là nguồn nguyên liệu đầu vào ngành gỗ nên vấn đề phân phối sản phẩm và tổ chức điều hành kênh phân phối cũng có nét riêng biệt so với các hàng hóa tiêu dùng khác. Hiện nay Công ty đang sử dụng mạng lưới kênh phân phối như sau :
Kênh cấp trực tiếp:
Kênh gián tiếp cấp một:
Nhà sản xuất Đại lý Khách hàng
Kênh gián tiếp cấp hai: