7. Kết cấu luận vă n:
3.3.2.6. Nhóm giải pháp về tăng hiệu quả đầu ra cho đào tạo nghề
128
a) Tổ chức hệ thống thông tin thị trường lao động, thông tin hàng hóa, dịch vụ làm cơ sở cho tư vấn học nghề và xây dựng kế hoạch đào tạo nghề
- Nhanh chóng xây dựng và phát triển mạng lưới thông tin thị trường lao động và dịch vụ vềđào tạo, tìm kiếm, giới thiệu việc làm để tạo cầu nối liên kết giữa cung và cầu lao động, giữa người lao động, cơ sở đào tạo và người sử dụng lao động. Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về thị trường lao động, về phát triển nhân lực; đẩy mạnh phát triển thị trường lao động thông qua việc tổ chức hoạt động sàn giao dịch lao động việc làm của tỉnh.
- Gắn hệ thống thông tin thị trường lao động của tỉnh với hệ thống thông tin kinh tế xã hội của tỉnh và kết nối với hệ thống thông tin thị trường lao động quốc gia. Thực hiện các chính sách hỗ trợ lao động yếu thế và đặc thù (khuyết tật, người dân tộc thiểu số, nghèo, đối tượng bị thu hồi đất ...) khi tham gia vào thị trường lao động như: thành lập các đơn vị tư vấn, giới thiệu việc làm, cơ sở đào tạo dành riêng cho các đối tượng lao động yếu thế, hỗ trợ đào tạo nghề, đào tạo lại, giải quyết việc làm...
b) Xây dựng đội ngũ tư vấn viên có năng lực để tư vấn chọn nghề
học và chọn việc làm
Đầu tiên, cần tăng cường tuyên truyền sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tư vấn học nghề, đối với việc phát triển kinh tế xã hội. Ngoài ra, tỉnh cần có kế hoạch xây dựng
đội ngũ tư vấn viên có năng lực để tư vấn chọn nghề học, chọn việc làm.
Đó là các cán bộ chuyên trách về dạy nghề, là cán bộ xã, thôn, là những người đã từng học nghề và thành công trong cuộc sống, cũng có thể là tư
vấn viên của những công ty cử xuống để lựa chọn những nhân sự cần thiết cho công ty... Việc xây dựng đội ngũ tư vấn viên này hết sức quan trọng,
129
vừa mang tính chất tư vấn, vừa mang tính chất định hướng, mở ra con
đường mới cho người học, góp phần nâng cao hiệu quảđào tạo của các cơ
sở dạy nghề, phát triển đúng định hướng và bền vững.
c) Liên kết giữa các cơ sở đào tạo nghề trong tỉnh và với các tỉnh khác đểđảm bảo hiệu quả của đào tạo nghề
Sở LĐTBXH của tỉnh có thể cử cán bộ chuyên trách, giảng viên, hoặc cử sinh viên đi học các lớp đào tạo nghề tại các tỉnh có nhiều kinh nghiệm để học tập kinh nghiệm, trao đổi kiến thức, kỹ năng, mở rộng môi trường việc làm tới các tỉnh bạn để có nhiều cơ hội cho đầu ra của các lao
động đã qua đào tạo.
Ngoài ra, cần đẩy mạnh các chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư mở các cơ sở dạy nghề ngoài công lập của các tỉnh khác trên địa bàn tỉnh Hoà Bình nhằm tăng cường vốn đầu tư, thu hút nhân lực và vật lực cho đào tạo nghề. Có thể đặt hàng đào tạo nghề cho những nghề xuất khẩu lao động, những nghề chất lượng cao của các cơ sở dạy nghềở tỉnh khác hoặc nhận đặt hàng
đào tạo những nghề thủ công, nông nghiệp là thế mạnh của các cơ sở dạy nghề trong tỉnh.
d) Xử lý ảnh hưởng của độ trễ về thời gian đào tạo đối với đảm bảo nhu cầu của thị trường
Chính sách nào cũng có những độ trễ nhất định về những tác động của nó. Thời gian đào tạo kéo dài sẽ gây khó khăn cho việc lao động tìm việc làm sau khi đào tạo. Muốn xử lý được ảnh hưởng này thì các cơ sở dạy nghề cần phải xây dựng kế hoạch phù hợp, có những dự báo về nhu cầu nhân lực ở 3 cấp độ: ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Để từđó có những kế
hoạch hợp lý về dạy nghề, tránh đào tạo ồ ạt, tràn lan gây lãng phí thời gian, tiền của, công sức của người học nghề.
130
KẾT LUẬN
Xã hội hóa dạy nghề đã đem lại những kết quả bước đầu nhưng bên cạnh đó còn tồn tại rất nhiều khó khăn, bất cập. Mạng lưới cơ sở dạy nghề, quy mô và chất lượng đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường lao
động, yêu cầu đa dạng của xã hội. Một bộ phận học sinh, sinh viên tốt nghiệp ra trường vẫn khó khăn trong tìm việc làm vì trình độ, kỹ năng nghề
yếu, không phù hợp với yêu cầu doanh nghiệp. Nội dung, chương trình nặng nề dàn trải, đầu vào xơ cứng, cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc, phương tiện phục vụ cho giảng dạy, học tập còn cũ kỹ, lạc hậu, chưa có đủ
những máy móc, thiết bị hiện đại. điều đó phần nào hạn chế chất lượng và hiệu quảđào tạo nghề.
Trong bài luận văn, tôi đã trình bày một số vấn đề, đi sâu nghiên cứu những căn cứ lý luận và thực tiễn về chất lượng và hiệu quảđào tạo nghề,
đánh giá thực trạng về chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề tại các cơ sở
dạy nghề của tỉnh Hoà Bình. Trên cơ sở đó tôi kiến nghị, đề xuất một số
giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quảđào tạo nghề tại các cơ sở đào tạo.
Tuy nhiên, luận văn thạc sĩ khó có thể giải quyết được tất cả các vấn
đề có liên quan đến chất lượng và hiệu quảđào tạo nghề. Những chỉ tiêu có liên quan có thểđược tính toán và phân tích một cách có hệ thống và khoa học ở các nghiên cứu chuyên sâu hơn. Luận văn này đã gợi mở một số vấn
đề có liên quan và giải quyết những vấn đề đó ở khả năng của tác giả. Do những hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn cũng như thời gian nghiên cứu nên bài luận văn cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong sựđóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn.
131
Em xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Doãn Mậu Diệp đã tận tình hướng dẫn em thực hiện bài luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Sở LĐTBXH tỉnh Hoà Bình, Tổng cục dạy nghề, các doanh nghiệp của tỉnh Hoà Bình đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi việc tìm hiểu thông tin, tài liệu để hoàn thành bài luận văn.
132
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội (2010), Xây dựng cơ chế, chính sách, mô hình liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nghề cho người lao động, Hà Nội.
2. Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội (2007), Quy chế tuyển sinh học nghề, Hà Nội.
3. PGS. TS Trần Xuân Cầu và PGS. TS Mai Quốc Chánh (2008), Giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà nội. 4. Chính phủ (2009), Nghị quyết vềđổi mới và phát triển dạy nghềđến năm 2020, Hà Nội.
5. PGS.TS Đỗ Văn Cương TS Mạc Văn Tiến (2004), Phát triển lao động kỹ thuật ở Việt Nam – Lý luận và thực tiễn, NXB Lao động- Xã hội, Hà Nội
6. GS.TS Nguyễn Thành Độ PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền, (2011), Giáo trình Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, trang 489. 7. Sở Lao động, thương binh và xã hội tỉnh Hoà Bình (năm 2013), Báo cáo tình hình thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng dân tộc thiểu số.
8. Sở Lao động, Thương binh và xã hội tỉnh Hoà Bình , (2010), Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Hoà Bình đến năm 2020, Hoà Bình. 9. Sở Lao động - Thương binh & Xã hội tỉnh Hoà Bình (2009), Niên giám thống kê 2011, Hoà Bình
10. Sở Lao động, thương binh và xã hội tỉnh Hòa Bình (2009), Sơ kết 3 năm thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, Hoà Bình. 11. Sở Lao động - Thương binh & Xã hội tỉnh Hoà Bình (2009), Tổng kết chương trình “Giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng nguồn nhân
133
lực” và đánh giá kết quả “thực hiện chính sách xã hội, đời sống, việc làm, xóa đói giảm nghèo tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2006 - 2010”, Hoà Bình. 12. Nguyễn Viết Sự (2005), Giáo dục nghề nghiệp – những vấn đề và giải pháp, NXB Giáo dục Hà Nội .
13. PGS. TS Nguyễn Tiệp (2005), Giáo trình Nguồn nhân lực, NXB Lao
động - Xã hội.
14. Tổng cục dạy nghề (2009), Đề án đổi mới và phát triển dạy nghềđến năm 2010, Hà Nội.
15. Tổng cục Thống kê (2011), Hệ thống các chỉ tiêu thống kê quốc gia, Hà Nội.
16. Th.s Phan Chính Thức (2003), Luận án Tiến sĩ Kinh tế “ Những giải pháp phát triển đào tạo nghề góp phần đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Đại học Sư phạm Hà Nội.
17. Th.S Lương Văn Úc (2003), Giáo trình Tâm lý học lao động, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
18. Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình (2012), Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Hoà Bình đến năm 2020, Hoà Bình.
Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XI (2012), Chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020.
19. TS. Trần Văn Xuyên (2008), Các giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng đào tạo nghề tiếp cận trình độ khu vực Đông Nam Á, Hà Nội.
Tiếng Anh :
20. Harvey L. Knight PT(1999), Transforming higher education- Buckingham: SRHE and Open University Press.
134
22. UNESCO Handbook on Education Policy Analysis and Programming- Published by UNESCO Bangkok (2013), Asia and Pacific Regional Bureau for Education, Bangkok.
23. Published by Development Education Association (2001), Measuring effectiveness in developmenteducation, London.
Trang web http://www.gso.gov.vn http://tcdn.gov.vn/web http://www.moet.gov.vn http://www.hoabinh.gov.vn/web/guest/68/vcmsviewcontent/GbkG/11901/1 1901/78078 http://solaodong.hoabinh.gov.vn/index.php?option=com_content&view=art icle&id=429:nang-cao-v-th-va-cht-lng-ao-to&catid=43:dy-ngh&Itemid=78