Giải pháp về vốn, đất đai và nhân lực cho phát triển hệ thống dạy

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản trị nhân lực Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề tại các cơ sở dạy nghề của tỉnh Hòa Bình (Trang 123)

7. Kết cấu luận vă n:

3.3.2.2.Giải pháp về vốn, đất đai và nhân lực cho phát triển hệ thống dạy

cần :

(i) có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực của bộ phận quản lý dạy nghề tại sở và cán bộ quản lý dạy nghề tại các phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện;

(ii) Có chương trình phối hợp với các sở/ ngành và các huyện/ thành phố để tránh trùng lắp hoặc bỏ trống các mảng, các hoạt động dạy nghề

nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của dạy nghề.

d) Xây dựng chính sách phát triển dạy nghề trong các làng nghề, dạy nghề và tạo cơ hội học nghề và việc làm cho lao động nông thôn và chính sách hỗ trợ cho giáo viên và người học nghề là người nghèo, bộ đội xuất ngũ, học sinh vùng sâu, vùng xa ... Việc xây dựng các chính sách này cũng giúp cho các cơ sở dạy nghề định hình được không gian phát triển, khả

năng mở rộng hoạt động, đưa vào các hình thức dạy nghề linh hoạt, di

động, tiết kiệm chi phí cho cơ sở và người học, nâng cao hiệu quả dạy nghề; và vì thế hệ thống dạy nghề của địa phương cũng có tiềm năng phát triển mạnh hơn, đáp ứng nhu cầu của tỉnh.

3.3.2.2 Giải pháp về vốn, đất đai và nhân lực cho phát triển hệ thống dạy nghề dạy nghề

Các giải pháp về vốn, đất đai và nhân lực cho phát triển hệ thống dạy nghề có thể nằm trong các giải pháp về cơ chế, chính sách phát triển hệ

thống. Tuy nhiên, do tầm quan trọng của ba yếu tố này cần cụ thể hóa các giải pháp này để tạo động lực mạnh mẽ cho phát triển hệ thống.

a) Giải pháp về vốn

Với mục tiêu tăng cường đầu tưđể đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, phát triển nguồn nhân lực và cụ thể đào tạo nghề cho lao động cũng cần nhận được mức đầu tư thích đáng. Từ sau năm 2015, căn cứ vào hiệu

118

quả hoạt động và kết quả tiến trình xã hội hóa dạy nghề, nguồn kinh phí

đầu tư cho dạy nghề có thể không phụ thuộc nhiều vào ngân sách của trung

ương và địa phương. Dự báo nhu cầu vốn khoảng 2.384 tỷ đồng để phát triển nhân lực của tỉnh từ nay đến năm 2020, trong đó giai đoạn 2011 - 2015 là trên 1.674 tỷđồng; giai đoạn 2016 - 2020 là 709 tỷđồng. Việc huy

động các nguồn vốn đáp ứng yêu cầu trên là nhiệm vụ hết sức khó khăn;

đòi hỏi sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của các cấp chính quyền và của toàn xã hội; trong đó tập trung vào một số giải pháp sau:

§ Xây dựng chính sách thu hút và huy động vốn từ tư nhân trong nước để đầu tư, tiến hành đào tạo nghề bao gồm: ưu đãi về cơ sở hạ tầng (cho thuê đất, nhà xưởng, miễn thuế sử dụng đất, nhà xưởng và các loại phí khác có liên quan). Ngoài ra, các cơ sở dạy nghề còn được hưởng một số ưu đãi về tín dụng và đầu tư, được miễn thuế nhập khẩu đối với một số

trang thiết bị dạy nghề.

§ Khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các công ty liên doanh, các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực đào tạo nghề, nhất là quá trình chuyển giao công nghệ, cải thiện các yếu tố về mặt pháp lý... Điều này cho phép tận dụng được các ưu thế công nghệ, kinh nghiệm đào tạo nhân lực có chất lượng cao của các đối tác nước ngoài, đó là một trong những con đường ngắn nhất giúp người lao động tiếp cận với kỹ thuật hiện đại.

§ Nghiên cứu và đề xuất vốn đầu tư, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn đào tạo nghề (vốn ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, học phí, vốn tư nhân, vốn ODA, vốn vay và viện trợ của nước ngoài).

§ Huy động sự tham gia của các doanh nghiệp. Hiện nay kinh phí

119

địa phương chiếm tỷ trọng lớn (khoảng 70%). Nguồn vốn của Nhà nước hầu như là ít thay đổi qua các năm. Sau năm 2015, nguồn kinh phí này có thể sẽ cắt giảm, và huy động sự tham gia của doanh nghiệp là cần thiết. Hiện nay, tại địa phương có rất nhiều các tập đoàn kinh tế lớn, các doanh nghiệp đang trên đà phát triển mạnh, nhiều cơ sở ăn nên làm ra ví dụ như

Thuỷ điện Sông Đà, Công ty TNHH Minh Trung có cơ sở sản xuất cháo sen Bát Bảo ở KCN Lương Sơn ….với doanh thu hàng năm lên đến hàng trăm tỷ đồng. Do đó cần khuyến khích các doanh nghiệp này có nghĩa vụ

hơn nữa đối với các cơ sở dạy nghề của địa phương. Hàng năm trích một phần nhỏ lợi nhuận để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học cho dạy nghề.

§ Tập trung nguồn vốn ngân sách và vốn ODA đểđầu tư phát triển một số trường trọng điểm như trường CĐN Hoà Bình, trường CĐN , trường TCN … trung tâm giới thiệu việc làm để làm tiền đề phát triển nhân rộng mô hình đào tạo.

§ Phát huy cơ chế tự chủ về tài chính vừa là động lực để các cơ sở

dạy nghề mạnh dạn đầu tư phát triển vừa là thước đo đánh giá hiệu quả

hoạt động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quy chế chi tiêu nội bộ cho từng cơ sở, sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, vốn được dùng đểđầu tư mua sắm trang thiết bị, dụng cụ học tập mới, nâng cấp cơ sở đào tạo, đầu tư nâng cao đội ngũ giáo viên, giảng viên….

Các cơ sở chủ động về vấn đề thu hút vốn đầu tư, hỗ trợ từ bên ngoài. Các cơ sở tự tìm nguồn vốn ở nhiều nơi khác nhau để phù hợp với chiến lược và mục tiêu phát triển của cơ sở mình. Không giới hạn về mức

120

b) Giải pháp vềđất đai

Dành quỹ đất để phát triển và mở rộng các cơ sở dạy nghề. Trên cơ

sở qui hoạch phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề được phê duyệt, dành quỹđất cho việc mở rộng, xây dựng một số cơ sở dạy nghề mới, phát triển mới và mở rộng nâng cấp về diện tích đất cho các cơ sở dạy nghề; Ưu tiên dành đất ở những huyện thị, vùng nông thôn chưa có cơ sở dạy nghề để

thành lập mới cơ sở dạy nghề thuộc các doanh nghiệp (Diện tích đất dành cho dạy nghề thuộc doanh nghiệp được tính trong tổng diện tích đất khi doanh nghiệp lập dự án thuê đất để thành lập doanh nghiệp).

c) Giải pháp về phát triển nhân lực cho cơ sở dạy nghề

Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên của cơ sở dạy nghề

có vai trò quan trọng trong nâng cao chất lượng và hiệu quả của đào tạo nghề vì thế rất cần có chiến lược phát triển và nâng cao năng lực của đội ngũ này. Cần có cơ chế, chính sách khuyến khích các học sinh có năng lực sau lớp 12 đi vào học để sau này trở thành giáo viên dạy nghề, thông qua các hình thức như lựa chọn, cử tuyển đi học, ưu đãi trong tuyển dụng, tạo môi trường làm việc năng động và tích cực, có chếđộ khuyến khích về tiền lương thu nhập. Tranh thủ các chương trình đưa giáo viên đi đào tạo ở

nước ngoài trong Chương trình mục tiêu quốc gia về dạy nghề và việc làm

để nâng cao chất lượng giáo viên.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản trị nhân lực Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề tại các cơ sở dạy nghề của tỉnh Hòa Bình (Trang 123)