7. Kết cấu luận vă n:
2.3.2.2. Về phía nhà trường:
- Phần lớn các cơ sở đào tạo nghề cơ bản chú trọng đào tạo những nghề truyền thống hoặc đào tạo theo khả năng đã có mà chưa tập trung đào tạo theo yêu cầu của thị trường lao động.
- Nội dung chương trình còn cứng nhắc, chưa cập nhật được những tiến bộ khoa học công nghệ hiện đại. Giáo trình còn nặng về lý thuyết, tài liệu học tập và nghiên cứu còn nghèo nàn, chưa đa dạng.
107
Khung chương trình được phân bố nhiều khi không hợp lý, một số
môn lẽ ra là môn chuyên ngành nhưng lại được sắp xếp là môn cơ sở của ngành học đó.
- Thiếu đội ngũ giáo viên có trình độ, năng lực thực hiện công tác giảng dạy. Nhiều trường do thiếu giáo viên nên đội ngũ trợ giảng, mới ra trường đã phải lên lớp giảng dạy, đội ngũ giáo viên cơ hữu chiếm tỷ lệ
không cao.
- Phương pháp dạy học phần lớn là theo phương pháp truyền thống, không phát huy được tính sáng tạo của người học, dễ gây nhàm chán trong
đại bộ phận học viên. Một số nơi cũng đã áp dụng phương pháp dạy học hiện đại nhưng con số này còn là rất nhỏ, lại không thường xuyên.
- Nhiều trường hiện nay còn chịu ảnh hưởng của cơ chế quản lý tập trung, chưa thực sự năng động, linh hoạt trong cải tiến, đổi mới chất lượng
đào tạo.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc, phương tiện phục vụ cho giảng dạy, học tập còn cũ kỹ, nghèo nàn, lạc hậu, chưa có đủ những máy móc, thiết bị hiện đại. Mặc dù được xây dựng khang trang về trường sở
nhưng thư viện, xưởng thực hành, phòng thí nghiệm không được chú trọng
đầu tư (có những trường không có), ảnh hưởng trực tiếp đến việc học kỹ
năng của sinh viên.
- Nguồn tài chính hạn hẹp, chủ yếu là do ngân sách Nhà nước và Ngân sách địa phương. Nguồn tài chính chi cho mở rộng quy mô đào tạo do vậy khó lòng cùng lúc nâng cao được chất lượng đào tạo.
- Nhiều trường vẫn nặng về mở rộng quy mô mà chưa thực sự chú ý
đến chất lượng đào tạo. Nhà trường chưa nỗ lực tạo lập mối quan hệ với các doanh nghiệp và các địa phương khác trong nước để tìm đầu ra cho sinh viên.
108