Nâng cao chất lượng đầu vào

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản trị nhân lực Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề tại các cơ sở dạy nghề của tỉnh Hòa Bình (Trang 126)

7. Kết cấu luận vă n:

3.3.2.3Nâng cao chất lượng đầu vào

Chất lượng đầu vào đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo tại các cơ sở dạy nghề. Chính vì vậy, việc xây dựng và thực hiện tốt các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đầu vào là cơ sở quan trọng ban đầu.

a) Thay đổi nhận thức về học nghề và dạy nghề, tổ chức tốt việc phân luồng học sinh, nâng cao chất lượng đầu vào của hệ thống đào tạo

121

nghề . Hiện nay, việc tuyển sinh cho học nghề còn nhiều khó khăn do (i) tâm lý xã hội (muốn học đại học hơn học nghề); (ii) do phân luồng học sinh chưa tốt (quá nhiều chỉ tiêu đào tạo đại học và cao đẳng do vậy chất lượng của số còn lại vào học nghề không cao; (iii) công tác tư vấn, hướng nghiệp chưa tốt nên ít học sinh lựa chọn học nghề.

Cần đẩy mạnh công tác truyền thông làm thay đổi nhận thức xã hội về học nghề; Tổ chức tốt hơn công tác phân luồng học sinh – rà soát, tính toán lại chỉ tiêu tuyển sinh đại học, cao đẳng để tạo nguồn dồi dào cho tuyển sinh học nghề (ở nhiều nước có quy định tỷ lệ phần trăm tốt đa học sinh học hết phổ thông được tuyển vào học đại học, số còn lại phải chuyển sang học nghề- Việt Nam cần nghiên cứu và tham khảo các kinh nghiệm này). Tổ chức tốt việc tư vấn, hướng nghiệp với đội ngũ tư vấn viên chuyên nghiệp, có khả năng đánh giá năng lực ứng viên, có thông tin về nhu cầu của thị trường nhằm đưa ra tư vấn thích hợp cho học sinh trước các lựa chọn học nghề và công việc.

b) Cần phải thực hiện tốt công tác Marketing đào tạo nhằm nâng cao chất lượng tuyển sinh đầu vào với các hình thức đa dạng để chuyển tải thông tin đến học sinh như:

(i) Gửi thông báo tuyển sinh đến các trường trung học phổ thông ở

tất cả các tỉnh phía Bắc với những nội dung cụ thể về ngành nghềđào tạo; (ii) Duy trì và thường xuyên cập nhật trang web thông tin của trường và nêu rõ những công việc mà sinh viên làm được sau khi tốt nghiệp tại các trường nghề này và triển vọng phát triển nghề nghiệp của các em;

(ii) Duy trì và phát triển hình thức quảng cáo trường qua các phương tiện thông tin đại chúng nhưđài báo, mạng internet, truyền hình...các thông tin, chỉ tiêu đào tạo, tuyển sinh được cập nhật một cách kịp thời, liên tục;

122

(iv) Tổ chức tốt các hoạt động giao lưu, hoạt động xã hội, các phong trào thể thao, văn hóa xã hội để người dân trong nước biết đến nhiều hơn, thông qua đó có thể giới thiệu trường đến mọi người dân.

c) Hoàn thiện căn cứ tuyển đầu vào: Hiện nay, việc tuyển sinh học nghề chủ yếu là xét tuyển (không thi), ít có việc tư vấn cho học sinh nên lựa chọn nghề gì để học phù hợp với năng lực, sở trường cũng như nhu cầu của xã hội. Các cơ sở dạy nghề nên tổ chức bộ phận tuyển sinh với nhiệm vụ chính là tư vấn, đánh giá năng lực học sinh để hướng nghiệp cho phù hợp. Đồng thời, theo quy định của pháp luật hiện hành, tổ chức đào tạo nghề kết hợp với học văn hóa, khi kết thúc quá trình học nghề, học sinh vừa có bằng nghề, vừa có bằng phổ thông trung học, nhờđó khuyến khích được học sinh có năng lực sớm chuyển sang học nghề ngay từ khi tốt nghiệp trung học cơ sở.

d) Đa dạng hình thức đào tạo:

- Đa dạng hình thức đào tạo cũng là một biện pháp thu hút nhiều thí sinh tham gia dự tuyển và học tập. Việc đa dạng hóa hình thức đào tạo bao gồm chính quy, tại chức, vừa học vừa làm, đào tạo từ xa, giáo dục định hướng cho lao động xuất khẩu và đào tạo ngắn hạn. Thực tế hiện nay, rất nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học đang phải tìm đến các công việc tại các doanh nghiệp với tư cách là lao động kỹ thuật, nên đa dạng hóa hình thức

đào tạo cũng tạo cơ hội cho họ có thể tìm hình thức phù hợp, học nghề và có thể bắt đầu một con đường mới cho chính họ.

- Đối với các vùng sâu vùng xa trong tỉnh, việc đi lại là hết sức khó khăn, vì thế chương trình đào tạo từ xa được lựa chọn là hợp lý nhất. Các học viên đến một nơi trung tâm của xã, huyện sau đó học theo chương trình

123

Hàng tháng các cơ sở có chương trình đào tạo từ xa cử cán bộ giáo viên xuống địa bàn để giảng dạy, tập huấn trực tiếp, cụ thểđến người học.

- Xây dựng chương trình học liên thông: Một nguyên nhân dẫn đến nguồn tuyển sinh đầu vào của các trường đào tạo nghề thấp xuất phát từ

mong muốn của các bậc phụ huynh cũng như trong học sinh ở Việt Nam là “phải học đại học” vì vậy mà họ đã quay lưng lại với học nghề. Chính vì vậy việc xây dựng và thực hiện chương trình học liên thông cho ngành sẽ

cải thiện đáng kể tình hình tuyển sinh đầu vào của trường. Mở rộng cơ hội cho học sinh có thể học ở các hệ cao hơn, hoặc liên kết với các trường trọng điểm để tổ chức liên thông.

e) Có chính sách miễn giảm học phí cụ thể đối với các học sinh nghèo, vùng sâu vùng xa đến học nghề.

- Đối với học sinh nghèo vùng sâu vùng xa, việc đi học là hết sức khó khăn, ngay cả những người hoàn toàn có đủ năng lực theo học các khóa học nghề nhằm cải thiện chất lượng việc làm. Cần có các cơ chế, chính sách để tạo điều kiện cho họ đi học như chính sách cử tuyển, chính sách miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập cho các đối tượng là người có công và đối tượng xã hội. Các thủ tục hành chính cần được rà soát, cải cách để các đối tượng này tiếp cận được với các cơ hội học nghề

phù hợp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản trị nhân lực Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề tại các cơ sở dạy nghề của tỉnh Hòa Bình (Trang 126)