Nhu cầu về lao động của xã hội, thông tin thị trường lao động; thị

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản trị nhân lực Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề tại các cơ sở dạy nghề của tỉnh Hòa Bình (Trang 54)

7. Kết cấu luận vă n:

1.4.1. Nhu cầu về lao động của xã hội, thông tin thị trường lao động; thị

động; th trường hàng hóa dch v

Điều 3 của Luật giáo dục 2005 khẳng định nguyên lý giáo dục: “Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”.

Ngày 09/9/2008 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số

1230/QĐ-TTg về việc thành lập Ban chỉ đạo quốc gia vềđào tạo theo nhu cầu xã hội giai đoạn 2008 – 2015. Điều đó cho thấy tầm quan trọng có tính

định hướng chiến lược để đổi mới giáo dục, đào tạo và đào tạo nghề là hướng mọi nỗ lực vào việc đáp ứng nhu cầu xã hội.

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 đã định hướng: “Thực hiện liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, cơ sở sử dụng lao

động, cơ sở đào tạo và Nhà nước để phát triển nguồn nhân lực theo nhu cầu của xã hội”. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 – 2020 nêu quan điểm: “Đặc biệt, phải chuyển nhanh hệ thống đào tạo nhân lực sang hoạt động theo cơ chế đào tạo theo nhu cầu xã hội và thị trường lao động, nhất là các ngành trọng điểm”.

Chiến lược Phát triển dạy nghề thời kỳ 2011-2020 nêu quan điểm: “Phát triển dạy nghề là sự nghiệp và trách nhiệm của toàn xã hội; là một nội dung quan trọng của chiến lược, quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia; đòi hỏi phải có sự tham gia của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương, các cơ sở dạy nghề, cơ sở sử dụng lao động và người lao động để thực hiện

đào tạo nghề theo nhu cầu của thị trường lao động”.

Như vậy đáp ứng nhu cầu xã hội là định hướng quan trọng của hệ

49

Một là: Mỗi quan hệ giữa đào tạo nghề và nhu cầu xã hội là quan hệ

“Cung – Cầu”. Nếu xét mối quan hệ giữa hệ thống đào tạo nhân lực dễ

dàng nhận thấy mối quan hệ đào tạo với nhu cầu xã hội rất chặt chẽ và khăng khít với nhau. Nhiệm vụ chủ yếu của đào tạo nghề là cung cấp nhân lực kỹ thuật trực tiếp cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đội ngũ này phải đáp ứng cả về chất, về lượng cũng như cơ cấu ngành nghề và cơ cấu trình độ phù hợp với yêu cầu tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội của đất nước trong từng giai đoạn. Kinh tế - xã hội càng phát triển thì nhu cầu về

lao động có kỹ năng càng tăng, khi đó đào tạo nhân lực càng có điều kiện phát triển và ngược lại. Do vậy đào tạo nhân lực phải gắn với việc làm. Việc làm trong thị trường lao động là thước đo nhu cầu xã hội. Nếu đào tạo không gắn với nhu cầu xã hội sẽ ngay lập tức xuất hiện hiện tượng mất cân

đối, vừa thừa vừa thiếu nhân lực như hiện nay. Tuy nhiên mối quan hệ

“cung – cầu” này luôn tồn tại dưới dạng “Cân bằng động” điều đó cho thấy

đào tạo nghề phải linh hoạt, thích ứng với nhu cầu xã hội luôn thay đổi.

Hai là: Quan hệ giữa nhu cầu xã hội thông qua thị trường lao động

đối với đào tạo nghề thực chất là mối quan hệ “Khách hàng”. Một câu hỏi

được đặt ra khách hàng là ai? Trong đào tạo nghề, có thể phân loại khách hàng như sau:

- Người học – khách hàng thứ nhất. Người học lựa chọn nghề, trình

độ đào tạo, chương trình và thời gian đào tạo để có cơ hội tìm kiếm việc làm, hoặc tự tạo việc làm trong thị trường lao động để lập thân, lập nghiệp, hoặc nâng cao trình độ và sở thích của bản thân;

- Các chủ sử dụng lao động – khách hàng thứ hai. Chủ sử dụng lao

động mua hàng hóa sức lao động trên thị trường để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa và chất lượng dịch vụ. Trong trường hợp này sản phẩm hàng hóa sức lao động phải thỏa mãn nhu cầu đầu tư của chủ sử dụng

50

lao động. Để có thể lựa chọn nhân lực phù hợp với nhu cầu của mình, trong quan hệ với các cơ sở dạy nghề, chủ sử dụng lao động phải thực sự như

một khách hàng: đặt mua sản phẩm theo nhu cầu - đầu tư, trả kinh phí cho việc mua sản phẩm sức lao động;

- Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương – khách hàng thứ ba. Chính phủ, các ngành, các địa phương tùy theo yêu cầu chung hoặc những yêu cầu đặc thù (ví dụ nhu cầu đặc thù đối với những nghề kỹ thuật cao, những nghề nặng nhọc, những nghề thị trường lao động cần ít nhưng ít người đi học, đào tạo cho đối tượng chính sách, người dân tộc thiểu số…).

Các hình thức được áp dụng hiện nay là: đấu thầu, đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ…Với cùng một cấp trình độ và ngành nghề đào tạo, các loại khách hàng khác nhau có các nhu cầu cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trình độ

và chất lượng khác nhau, đặc biệt là nhu cầu về trình độ kiến thức, kỹ năng nghề, năng lực thực hiện, phẩm chất chính trị và đạo đức của người tốt nghiệp. Vấn đềđặt ra là cần thiết phải xác định được nhu cầu chung và các nhu cầu đặc thù của từng loại khách hàng để thiết kế và tổ chức quá trình

đào tạo, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của thị trường lao động và của các loại khách hàng khác nhau.

Để đào tạo nghề thích ứng với nhu cầu xã hội cần xây dựng phương pháp tiếp cận hiệu quả trong đó quan trọng nhất là có sự tham gia của các

đối tượng liên quan trong đào tạo bao gồm: cơ sở cung cấp dịch vụ đào tạo nghề (các cơ sở dạy nghề) – cơ sở sử dụng lao động (doanh nghiệp) – sản phẩm qua đào tạo (người tốt nghiệp). Các đối tượng này tạo nên tam giác cân trong mối quan hệ “Cung - cầu”. Tiếp cận này cho phép xác định được những khoảng trống, những điểm nghẽn trong cung cầu nhân lực qua đào tạo nghề.

51

Từ đó sẽ đưa ra giải pháp gắn kết giữa dạy nghề với thị trường lao

động và sự tham gia của doanh nghiệp. Theo đó, xây dựng các mối quan hệ

chặt chẽ giữa dạy nghề với thị trường lao động ở các cấp (cả nước, vùng, tỉnh, huyện, xã) để đảm bảo cho các hoạt động của hệ thống dạy nghề

hướng vào việc đáp ứng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu của người sử dụng lao động và giải quyết việc làm.

Doanh nghiệp có trách nhiệm chính trong việc đảm bảo kỹ năng nghề của người lao động trong doanh nghiệp của mình (tự tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho lao động của doanh nghiệp; phối hợp với cơ sở dạy nghềđể

cùng đào tạo, đặt hàng đào tạo); có trách nhiệm đóng góp vào quỹ hỗ trợ

học nghề; đồng thời trực tiếp tham gia vào các hoạt động đào tạo nghề (xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề, xác định danh mục nghề, xây dựng chương trình đào tạo, đánh giá kết quả học tập của học sinh học nghề...).

Bên cạnh đó, doanh nghiệp có trách nhiệm cung cấp thông tin về nhu cầu việc làm (số lượng cần tuyển dụng theo nghề và trình độ đào tạo, yêu cầu về thể lực, năng lực khác...) và các chế độ cho người lao động (tiền lương, môi trường và điều kiện làm việc, phúc lợi...) cho các cơ sở dạy nghề; đồng thời thường xuyên có thông tin phản hồi cho cơ sở dạy nghề

mức độ hài lòng đối với "sản phẩm" đào tạo của cơ sở dạy nghề.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản trị nhân lực Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề tại các cơ sở dạy nghề của tỉnh Hòa Bình (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)