Thực trạng hệ thống đào tạo:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản trị nhân lực Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề tại các cơ sở dạy nghề của tỉnh Hòa Bình (Trang 67)

7. Kết cấu luận vă n:

2.1.1.2.Thực trạng hệ thống đào tạo:

Đến nay đã trên địa bàn tỉnh có 27 trường dạy nghề (tăng 11 cơ sở

dạy nghề so với năm 2005 là 16 cơ sở). Trong đó:

Cơ sở thuộc các Bộ, ngành Trung ương quản lý có 6 cơ sở; (gồm 02 trường Cao đẳng nghề, 5 trung tâm dạy nghề) gồm: Trường Cao đẳng nghề

Sông Đà, Cao đẳng Tây Bắc, trung tâm dạy nghề phụ nữ, công đoàn, nông dân, bộ chỉ huy quân sự tỉnh.

62

Cơ sở do tỉnh quản lý có 15 cơ sở; (Gồm 01 trường Cao đẳng nghề, 2 trường trung cấp chuyên nghiệp có dạy nghề, 12 trung tâm dạy nghề). Đó là: Trường Cao đẳng nghề Hòa Bình, Trường Trung cấp kinh tế, Trường Trung cấp y tế, Trung tâm dạy nghề Cao phong, Tân Lạc, Lạc Sơn, Yên Thuỷ, Mai Châu, Lạc Thuỷ, Kim Bôi, Lương Sơn, Kỳ Sơn, Đà Bắc và Trung tâm Dịch vụ giới thiệu việc làm trực thuộc Sở Lao động - TBXH, Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề Sở giáo dục, Trung tâm Giáo dục - Lao động Xã hội Lạc Sơn.

Cơ sở tư thục quản lý có 6 cơ sở (Gồm 01 trường trung cấp và 4 trung tâm đào tạo) bao gồm Trung tâm Dạy nghề tư thục Long thành, Minh

Đức, Trường trung cấp kinh tế kỹ thuật thuộc công ty năng lượng Lương Sơn, Trung tâm dạy nghề 26/3 thuộc Công ty Cổ phần 26/3, Trung tâm dạy nghề công ty may 3/2, Công ty may Việt Hàn.

Các huyện, thành phố đều đã có cơ sở dạy nghề đạt tỷ lệ 11/11. Ngoài ra còn có các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề của Sở Giáo dục đào tạo và ở các huyện. Các doanh nghiệp có đào tạo, các trung tâm giáo dục cộng đồng, các gia đình và người có khả năng dạy nghề.

63

Bảng 2.1 : Tổng hợp cơ sởđào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Hoà Bình

Ngành nghềđược đào tạo Lao động được đào tạo qua các năm (người)

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Dự kiến năm 2013 T T Tên cơ sở đào tạo Quy mô đào tạo (người/n ăm) Tổng số ngành nghề Nghề nông nghiệp Nghề phi nông nghiệp Tổng DTTS Tổng DTTS Tổng DTTS Tổng DTTS Tổng cộng (A+B) 21.830 314 90 952 13.567 9.423 17.597 12.432 12.154 8.437 13.542 9.452 A Địa phương 17.245 260 90 898 11.006 7.887 15.367 11.094 9.815 7.034 11.332 8.126 I Trường cao đẳng nghề II Trường trung cấp nghề 3.700 5 0 5 1.762 1.057 2.262 1.357 1.646 988 1.840 1.104

III Trung tâm dạy nghề 6.890 131 44 87 3.981 2.986 3.865 2.899 3.447 2.585 5.048 3.786 IV Cơ sở khác có dạy nghề 5.400 108 46 62 4.114 3.086 1.959 1.469 2.548 1.911 2.794 2.096 V Các hội đoàn thể 458 344 6.669 5.002 1.635 1.226 1.000 750 B Trung ương 4.585 54 0 54 2.561 1.537 2.230 1.338 2.339 1.403 2.210 1.326

64

Số cơ sởđào tạo nghề tăng từ 16 cơ sở (năm 2005) lên 27 cơ sở (năm 2010) làm nhiệm vụ đào tạo nhân lực với danh mục ngành nghề đào tạo rộng khắp từ các nghề nông, lâm, ngư, công nghiệp, văn hóa xã hội, tài chính kế toán đến tin học, ngoại ngữ. Riêng hệ thống dạy nghề đã có 11

đơn vị đang trực tiếp dạy nghề các cấp trình độ (sơ, trung cấp, cao đẳng nghề).

Trong giai đoạn 3 năm (2008 - 2010), nhìn chung có sự gia tăng nhanh về cơ sở đào tạo. Tuy nhiên không có sự thay đổi về số lượng các cơ

sở đào tạo do trung ương quản lý, mà số cơ sở đào tạo do địa phương quản lý đã tăng lên đáng kể, cho thấy sự nỗ lực của địa phương trong việc mở

rộng quy mô đào tạo nghề. Số trường cao đẳng nghề hầu như không có sự

tăng lên về quy mô, trường trung cấp nghề tăng từ 3 đến 5 trường năm 2010. Cho thấy trong thời gian qua tỉnh cũng thực hiện tốt chủ trương mở rộng quy mô đào tạo trên nhiều lĩnh vực, bên cạnh đó cũng tự chủđược công tác đào tạo, khuyến khích tư nhân mở thêm các cơ sởđào tạo.

Như vậy, hệ thống đào tạo nghề của Hoà Bình phát triển khá mạnh, năng lực đào tạo lớn, có thể đáp ứng nhu cầu về đào tạo nhân lực cho địa phương. Tỉnh đã thực hiện hiệu quả các cơ chế, chính sách hỗ trợ tạo việc làm, đồng thời đẩy mạnh hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động. Bình quân mỗi năm tạo việc làm mới cho khoảng 16.500 lao

động. Cả giai đoạn 2006 - 2010 giải quyết việc làm cho khoảng 80.000 lao

động.16

Tuy nhiên, phần lớn các cơ sở đào tạo này mới ở cấp độ dạy nghề sơ, trung cấp, nghề thường xuyên. Ở cấp độ nghề cao như cao đẳng nghề mới có 5 trường, số học sinh chiếm tỷ lệ thấp (12,02% tổng số học sinh học

16

Sở LĐ Thương bình và xã hội tỉnh Hoà Bình , (2010), “Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Hoà Bình đến năm 2020”

65

nghề). Phần lớn các nghềđào tạo như may công nghiệp, tin học văn phòng,

điện dân dụng, xây dựng, cơ khí... là những nghề có hàm lượng kỹ thuật thấp mang tính chất giải quyết việc làm cấp bách, chưa phải là những ngành nghề có hàm lượng chuyên môn, kỹ thuật cao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bên cạnh đó các cơ sở dạy nghề của Hoà Bình hầu hết mới thành lập. Do vậy, các cơ sở dạy nghề nhìn chung quy mô còn nhỏ, năng lực không cao. Chất lượng đào tạo tuy đã có nhiều tiến bộ nhưng vẫn chưa theo kịp với tình hình thực tiễn. Một số học viên học nghề sau khi được đào tạo qua các trường lớp vẫn không thểđáp ứng yêu cầu làm việc công nghiệp tại các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Xã hội hóa công tác dạy nghề được nhân rộng và phát triển nhanh trong vài năm gần đây đã đem lại nhiều cơ hội học nghề hơn cho người lao

động, nhưng mặt khác cũng thấy được hệ thống cơ sở dạy nghề công lập chưa đáp ứng được vai trò chủ đạo trong việc đào tạo nghề cho lao động Hoà Bình.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản trị nhân lực Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề tại các cơ sở dạy nghề của tỉnh Hòa Bình (Trang 67)