Giải pháp về phát triển hệ thống dạy nghề

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản trị nhân lực Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề tại các cơ sở dạy nghề của tỉnh Hòa Bình (Trang 121)

7. Kết cấu luận vă n:

3.3.2.1.Giải pháp về phát triển hệ thống dạy nghề

Để đảm bảo chất lượng và hiệu quả dạy nghề trước hết cần phát triển một hệ thống cơ sở dạy nghề có chất lượng, đáp ứng được nhu cầu phát triển của kinh tế - xã hội địa phương. Cung cấp thừa hay thiếu, đáp ứng quá mức hay thiếu hụt về số lượng, chất lượng đều không phải là tối ưu. Các

116

giải pháp về phát triển hệ thống liên quan chủ yếu đến cơ chế và chính sách. Trong giải pháp này, cần chú trọng các nội dung chính sau:

a) Tạo lập cơ chế chính sách thu hút các tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp đầu tư cho giáo dục đào tạo nghề, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa ba bên: các cơ sở

dạy nghề, trung tâm giới thiệu việc làm và doanh nghiệp. Từng bước xây dựng và ban hành những quy định về trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp trong việc dạy nghề, bồi dưỡng, nâng cao tay nghề cho lao động.

b) Qui hoạch, sắp xếp các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh. Hệ

thống cơ sở dạy nghề này bao gồm các cơ sở dạy nghề công lập và ngoài công lập. Quy hoạch hệ thống cơ sở dạy nghề cần căn cứ vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển nhân lực của địa phương. Tất nhiên, trong quá trình phát triển, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển nhân lực có thểđược điều chỉnh và quy hoạch phát triển hệ thống cơ sởđào tạo nghề cũng cần được điều chỉnh tương ứng.

Trên cơ sở quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở dạy nghề, cần xây dựng các chính sách về khuyến khích đầu tư, ưu đãi về giao đất đai, ưu đãi về thuế, vay vốn, hỗ trợ nâng cao năng lực, v.v... để các tổ chức và cá nhân tham gia vào sự nghiệp đào tạo nghề. Trong phát triển đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh, các cơ sở công lập và ngoài công lập không chỉ cạnh tranh lành mạnh mà cần sự hợp tác, phối hợp đểđảm bảo hiệu quả.

c) Nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về dạy nghề. Tham gia vào sự nghiệp dạy nghề có nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân. Đảm bảo nguyên tắc “chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế” đòi hỏi năng lực quản lý nhà nước cần được nâng tầm đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới. Sở Lao động Thương binh và Xã hội với tư

117

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản trị nhân lực Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề tại các cơ sở dạy nghề của tỉnh Hòa Bình (Trang 121)