7. Kết cấu luận vă n:
2.1.1.1. Về công tác dạy nghề
Trong những năm gần đây, công tác dạy nghề luôn được Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành và xã hội đặc biệt quan tâm nhằm nâng cao chất lượng lao động, đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH. Riêng với tỉnh Hoà Bình đã dành nhiều sựđầu tư cho việc phát triển hệ thống các cơ sở dạy nghề cả về
số lượng, quy mô và chất lượng.
Hệ thống dạy nghề được triển khai rộng rãi trong tỉnh với các loại hình đào tạo cơ bản như sau:
- Trường cao đẳng nghề: Đào tạo nghề dài hạn có trình độ cao đẳng nghề, thời gian đào tạo từ 1 đến 3 năm tùy theo trình độ đầu vào của học viên, cấp bằng nghề. Ngoài ra trong trường cũng đào tạo các hệ trung cấp nghề, sơ cấp nghề và các khóa đào tạo ngắn hạn thường xuyên, cấp chứng chỉ nghề.
- Trường trung cấp nghề: Đào tạo nghề dài hạn có trình độ trung cấp nghề, thời gian đào tạo từ 1 đến 2 năm, cấp bằng nghề; đào tạo sơ cấp nghề, các khóa đào tạo ngắn hạn và cấp chứng chỉ nghề.
- Trung tâm dạy nghề: Đào tạo nghề ngắn hạn dưới 1 năm, thời gian
đào tạo có thể là 3 tháng, 6 tháng.
15
Uỷ Ban nhân dân tỉnh Hoà Bình (2011), “Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Hoà Bình, giai đoạn 2011- 2020”
60
- Các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp có dạy nghề: Đào tạo nghề trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề và các khóa bồi dưỡng ngắn hạn. Trường cao đẳng nghề và trung cấp nghề được gọi chung là trường nghề.
Tính đến năm 2012, toàn tỉnh có 27 cơ sở đào tạo nghề trong đó: 1. Trường Cao đẳng nghề có 3 trường, gồm: Trường Cao đẳng nghề
Sông Đà; Trường cao đẳng nghề tỉnh Hoà Bình; Trường Cao đẳng nghề cơ điện Tây Bắc;
2. Trường Trung cấp có 3 trường, gồm: Trường Trung học Kinh tế - Kỹ Thuật; Trường trung cấp Y Hoà Bình; Trường Trung cấp nghề kinh tế
kỹ thuật công nghiệp kỹ thuật Hoà Bình;
3. Trung tâm dạy nghề công lập và tư thục có 17 trung tâm, gồm: Trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm Liên đoàn lao động tỉnh; Trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh; Trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm Bộ chỉ huy quân sự tỉnh; Trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm huyện Lương sơn, Kỳ sơn, Đà Bắc, Tân Lạc, Cao Phong, Lạc Sơn, Yên Thuỷ, Lạc Thuỷ, Kim Bôi, Mai Châu, thành phố
Hoà Bình và 3 trung tâm dạy nghề tư thục.
Hằng năm các cơ sở đào tạo với lưu lượng từ 13.000 đến 14.000 lao
động cung cấp cho thị trường ở địa phương, trong đó đào tạo trung cấp nghề, cao đẳng nghề là 2.000 đến 3.000, đào tạo sơ cấp nghề và dưới 3 tháng là 9.000 đến 10.000 lao động, với các ngành nghề chủ yếu là nghề
truyền thống, các nghề dịch vụ và các nghề phục vụ cho xuất khẩu lao động và các cụm khu công nghiệp trong và ngoài tỉnh, trong đó số lao động là người dân tộc chiếm 80%. Đã có 75% lao động sau học nghề có việc làm; 54% đối tượng thuộc hộ nghèo được học nghề đã thoát nghèo, trong đó 78% hộ thoát nghèo nhờ học nghề phi nông nghiệp, 31% thoát nghèo nhờ
61
học nghề nông nghiệp. Trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất, trong đó nhiều mô hình đã mang lại hiệu quả rõ rệt, được nhân rộng tại các địa phương như: mô hình nuôi lợn thịt, trồng nấm rơm tại huyện Lạc Sơn với 60 học viên đã tham gia học nghề. Ngoài ra còn có các mô hình dạy nghề làm chổi chít ở các huyện Kim Bôi, Kỳ Sơn; nuôi cá lồng ở
huyện Đà Bắc, nuôi gà thịt ở huyện Lương Sơn; dệt thổ cẩm ở huyện Tân Lạc; dạy nghề may công nghiệp tại Công ty TNHH may Hòa Bình, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu 3.2 Hòa Bình (tại đây các lao động học nghề xong
được bố trí làm việc ngay tại dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp). Trước đây do chưa được đầu tư và nhận thức của người dân còn hạn chế nên việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn để nâng cao chất lượng nguồn lao động trong huyện chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao
động. Sau khi triển khai đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn thì số
lao động có tay nghề ngày càng nhiều, đáp ứng phần nào nhu cầu thị
trường lao động trong và ngoài tỉnh. Thời gian qua, tỉnh đã mở được hàng trăm lớp đào tạo nghề cho rất nhiều lao động nông thôn với các nghề như
nuôi cá nước ngọt, nuôi gà thả vườn, làm chổi chít, hàn điện... Đặc biệt, số
lao động được học nghề có việc làm đã góp phần không nhỏ đến việc xóa
đói, giảm nghèo, thúc đẩy kinh tế, xã hội địa phương phát triển.