0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

Khái niệm về hiệu quả đào tạo nghề

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ NHÂN LỰC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI CÁC CƠ SỞ DẠY NGHỀ CỦA TỈNH HÒA BÌNH (Trang 30 -30 )

7. Kết cấu luận vă n:

1.1.4.1 Khái niệm về hiệu quả đào tạo nghề

Nhiều nhà quản trị học quan niệm hiệu quả là một tương quan so sánh giữa kết quảđạt được theo mục tiêu đã được xác định với chi phí bỏ

ra để đạt được kết quả đó. Theo Manfred Kuhn: “Tính hiệu quả được xác

định bằng cách lấy kết quả tính theo đơn vị giá trị chia cho chi phí kinh doanh”10. Từ các quan điểm trên có thể hiểu một cách khái quát “hiệu quả

là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực (nhân, tài, vật lực,

10

25

tiền vốn) để đạt được mục tiêu xác định. Trình độ lợi dụng các nguồn lực chỉ có thể được đánh giá trong mối quan hệ với kết quả tạo ra để xem xét xem với mỗi sự hao phí nguồn lực xác định có thể tạo ra kết quảở mức độ

nào. Hiệu quả phản ánh mặt chất lượng các hoạt động, trình độ lợi dụng các nguồn lực trong sự vận động không ngừng của các quá trình, không phụ

thuộc vào quy mô và tốc độ biến động của từng nhân tố.”11

Hiệu quả có thểđược đánh giá ở nhiều góc độ, đối tượng, phạm vi và các thời kỳ khác nhau. Tuỳ vào từng góc độ cụ thể mà phân biệt các loại hiệu quả khác nhau như hiệu quả xã hội, hiệu quả kinh tế, hiệu quả kinh tế - xã hội, hiệu quả kinh doanh, hiệu quả đầu tư, hiệu quả ngắn hạn, hiệu quả

dài hạn ...

Khi nói đến hiệu quả là nói đến góc nhìn của nhà đầu tư. Các nhà

đầu tư chính cho đào tạo nghề là người học và gia đình, cơ sở đào tạo nghề, nhà nước và xã hội. Ở mỗi cấp độ, quan niệm về hiệu quả đầu tư có khác nhau.

Ở cấp độ cá nhân người học và phụ huynh, hiệu quả đào tạo nghề

thể hiện ở “giá trị gia tăng” về kiến thức, kỹ năng họ nhận được sau quá trình đào tạo, giúp họ có việc làm, thành đạt trong cuộc sống và có khả

năng thích ứng với những thay đổi. Học nghề mà không có cơ hội hành nghề, cơ may phát triển, kỹ năng đủđể thích ứng với những thay đổi trong thị trường lao động và cuộc sống thì khó có thể nói là có hiệu quả.

Ở cấp độ cơ sở đào tạo, hiệu quả đào tạo nghề thể hiện ở chỗ sử

dụng hiệu quả các nguồn lực đào tạo đem lại kết quả đào tạo (số lượng, chất lượng, cơ cấu sinh viên tốt nghiệp) tốt nhất có thể.

11

GS.TS Nguyễn Thành Độ PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền, ( 2011), “Giáo trình Quản trị kinh doanh”, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, trang 489.

26

Ở cấp độ nhà nước và xã hội, hiệu quả đào tạo nghề thể hiện ở chỗ đầu tư của nhà nước và xã hội đảm bảo cung cấp được nguồn nhân lực có chất lượng, quy mô đủ lớn tương xứng với nguồn lực đầu tư, cơ cấu phù hợp với nhu cầu mà nền kinh tế cần. Thiếu hoặc thừa về số lượng, chất lượng không đảm bảo, cơ cấp không phù hợp với nhu cầu của kinh tế-xã hội đều là lãng phí và không hiệu quả.

Như vậy có thể thấy, hiệu quả có quan hệ mật thiết với chất lượng. Không có chất lượng thì khó có thể sử dụng, khó đem lại hiệu quả. Trong thế giới việc làm cũng cần quan tâm đến việc sử dụng và phát huy đầy đủ

chất lượng đào tạo nghề; việc sử dụng không hết (under-utilization) chất lượng, hay giá trị tích lũy về kiến thức và kỹ năng của người học- thường

được xem là khiếm dụng (underemployment) cũng là một biểu hiện của không hiệu quả. Có thể thấy trong thị trường lao động hiện nay, nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học mà phải đi làm công việc của lao động phổ thông hoặc loại hình công việc không đòi hỏi trình độ cư nhân là một sự lãng phí của người học và gia đình, nhà nước và xã hội.

Hiệu quả đào tạo cũng có thể xem xét dưới góc độ hiệu quả trong

(trong quá trình đào tạo) – những kết quả học tập, rèn luyện của người học tại cơ sở đào tạo và hiệu quả ngoài (kết quả sau khi đào tạo) – khả năng

đóng góp của người học vào sự nghiệp phát triển đời sống kinh tế - xã hội bằng công ăn việc làm cụ thể, bằng sự thích ứng với thực tiễn, phát huy và phát triển được nghề nghiệp của bản thân sau khi được đào tạo.


Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ NHÂN LỰC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI CÁC CƠ SỞ DẠY NGHỀ CỦA TỈNH HÒA BÌNH (Trang 30 -30 )

×