7. Kết cấu luận vă n:
1.2 Nội dung, loại hình và các hình thức đào tạo nghề:
1.2.1. Nội dung đào tạo nghề:
Nội dung của đào tạo nghề bao gồm: trang bị kiến thức lý thuyết cho học sinh một cách có hệ thống và rèn luyện các kỹ năng thực hành, tác phong làm việc cho học sinh trong phạm vi ngành nghề họ theo học nhằm giúp họ có thể làm một nghề nhất định.
1.2.1.1. Đào tạo kiến thức nghề nghiệp:
Kiến thức là những gì con người tích lũy được trong cuộc sống của mình, thông qua giáo dục hoặc quá trình trải nghiệm cuộc sống, đáp ứng sở
thích hay nhu cầu tồn tại và phát triển của con người.
Kiến thức là những thông tin mà con người có được và lưu trữ trong bộ não, cách thức họ tổ chức, sử dụng các thông tin này12.
12
32
Đối với mỗi nghề đều yêu cầu những kiến thức cơ bản và kiến thức chuyên môn nhất định. Nhìn chung, hệ thống kiến thức nghề nghiệp được trang bị trong hệ thống đào tạo nghề bao gồm:
- Kiến thức đại cương: là một giai đoạn bắt buộc với tất cả các sinh viên, mọi người đều phải biết như nhau (kiến thức mang tính chung nhất), thời gian đào tạo kéo dài từ 1 đến 2 năm đầu đối với các hệđào tạo dài hạn (hệ ngắn hạn thì ít hơn). Học xong sinh viên có thể chuyển sang chuyên ngành khác.
- Kiến thức cơ sở nghề nghiệp chuyên môn là kiến thức nghề nghiệp chuyên môn dựa vào nó để xây dựng và phát triển kiến thức nghề nghiệp chuyên môn. Ví dụ: kiến thức về kinh tế vi mô, vĩ mô, học thuyết kinh tế, xã hội học, tâm lý học, quản lý khoa học, những kiến thức căn bản về thông tin, đồ họa, điện công nghiệp, vật liệu cơ khí… làm cơ sở.
- Kiến thức công cụ cho chuyên môn nghề nghiệp là các kiến thức mà kiến thức chuyên môn nghề nghiệp dùng nó làm các cơ sở tính toán cho mình. Ví dụ: toán, thống kê, kế toán và soạn thảo văn bản, thiết kế…làm công cụ cho chuyên môn của mình.
- Kiến thức chuyên môn nghề nghiệp là kiến thức lý thuyết và thực hành để thực hiện một chuyên môn nghiệp vụ nào đó trong xã hội. Ví dụ: ngành kế toán, quản trị kinh doanh, quản trị nhân lực, marketing….và nghề
nghiệp gồm có: nghềđiện, điện tử, mộc, may mặc…
Các kiến thức bổ trợ cho chuyên môn nghề nghiệp là các kiến thức cần có để người lao động thực hiện được chuyên môn nghề nghiệp tốt hơn, tạo điều kiện cho họ phản ứng nhanh nhạy và chính xác hơn trong lao
33
1.2.1.2. Đào tạo kỹ năng nghề nghiệp:
Kỹ năng là năng lực hay khả năng chuyên biệt của một cá nhân về
một hoặc nhiều khía cạnh nào đó được sử dụng để giải quyết tình huống hay công việc nào đó. Bản thân chúng ta sinh ra chưa có kỹ năng về một khía cụ thể nào (trừ kỹ năng bẩm sinh) nhất là kỹ năng công việc, đó là lý do hình thành hệ thống đào tạo nghề nghiệp hiện có ở bất kỳ quốc gia nào. Như vậy, đa số kỹ năng mà chúng ta có được và hữu ích với cuộc sống của chúng ta là xuất phát từ việc chúng ta được đào tạo.
Ta hiểu, “ Kỹ năng lao động là các nhận thức của người lao động cả
về chiều rộng và chiều sâu của một chuyên môn nghề nghiệp nào đó để
hình thành năng lực lao động đối với chuyên môn nghề nghiệp đó”13. Hay, “Kỹ năng là năng lực cần thiết để thực hiện công việc, là kết quả của đào tạo và kinh nghiệm của từng cá nhân”14 .
Kỹ năng phụ thuộc vào kiến thức bởi vì trước khi cần thực hiện các công việc cụ thể thì cá nhân đó phải biết mình cần phải làm những việc gì và làm việc đó như thế nào, thời gian bao lâu, điều kiện làm việc như thế
nào. Kỹ năng là việc thực hiện các công việc ở mức độ thuần thục trên nền tảng kiến thức có được, khác hẳn với sự hiểu biết về công việc phải làm.
1.2.1.3. Năng lực, phẩm chất:
Trình độ đào tạo nghềđược biểu hiện qua năng lực hành nghề (năng lực thực hiện). Năng lực hành nghề chính là sự vận dụng các kiến thức, kỹ
năng và thái độ để thực hiện các nhiệm vụ của nghề nghiệp.Năng lực hành nghề được hình thành và phát triển trên cơ sở năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp và năng lực xã hội (năng lực giao tiếp).
13
Th.s Lương Văn Úc;( 2003); Giáo trình Tâm lý học Lao động; Trường Đại học Kinh tế Quốc dân; ; trang 71.
14
PGS.TS Nguyễn Tiệp, (2005), Giáo trình Nguồn nhân lực, Trường Đại học Lao động - xã hội, trang 165.
34
- Năng lực chuyên môn: Là khả năng và sự sẵn sàng sử dụng các kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ nghề nghiệp cụ thể, có thể làm, thu thập thông tin và xử lý linh hoạt, sáng tạo các tình huống diễn ra trong thực tiễn.
Năng lực chuyên môn trong thực tế thường thể hiện ở trình độ lành nghề trong lao động và kinh nghiệm lao động. Người lao động khi có sự
am hiểu sâu và rộng về công nghệ chế tạo máy móc, kết cấu máy móc thiết bị, đặc tính về nguyên nhiên vật liệu, dụng cụ, đối tượng lao động thì họ có khả năng cao trong việc ngăn ngừa các sự cố và tai nạn lao động xảy ra, mặt khác kinh nghiệm lao động càng cao thì độ thuần thục trong thực hiện các thao tác lao động càng cao, nâng cao năng suất lao động và đạt hiệu quả kinh tế. Do vậy, với đối tượng này, cần phải chú trọng đào tạo, nâng cao trình độ lành nghề cho họ và kinh nghiệm lao động với những công việc đòi hỏi trách nhiệm cao.
- Năng lực phương pháp: Là khả năng và sự sẵn sàng sử dụng các kiến thức, kỹ năng đã tiếp thu được sao cho thích hợp với hoàn cảnh mới trong môi trường cụ thể, có khả năng xử lý thông tin trong quá trình lao
động và học tập, đưa ra các giải pháp thích ứng để giải quyết các nhiệm vụ
mới xuất hiện trong công việc. Có khả năng làm chủ thực tiễn để giải quyết các vấn đề nghề nghiệp và xã hội.
- Năng lực xã hội: Là khả năng và sự sẵn sàng sử dụng phương pháp học tập, đề ra chiến lược, chiến thuật trong việc tự đào tạo và bồi dưỡng.
Đồng thời có khả năng phối hợp với đồng nghiệp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, biết tổ chức phối hợp để làm việc theo tổ nhóm.
Ngoài đào tạo kiến thức, kỹ năng, năng lực thực hiện, việc nâng cao phẩm chất đạo đức cho người lao động đóng vai trò hết sức quan trọng để
35
ảnh hưởng bởi cung cách làm việc tiểu nông, manh mún. Như vậy, yêu cầu
đối với các cơ sở dạy nghề cần phải trang bị cho các học viên có được “phẩm chất lao động mới”: đó là tập hợp các phẩm chất người lao động
được rèn luyện, hình thành trong quá trình đào tạo để phù hợp với các quá trình lao động hiện đại. Ví dụ như: tính kỷ luật công nghệ, đạo đức nghề
nghiệp, tác phong công nghiệp, tính thích ứng, sáng tạo, năng động, niềm tin đối với công việc và tổ chức…
1.2.2. Loại hình đào tạo: