Môi trường xã hộ i:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản trị nhân lực Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề tại các cơ sở dạy nghề của tỉnh Hòa Bình (Trang 52)

7. Kết cấu luận vă n:

1.3.3.Môi trường xã hộ i:

Các yếu tố của môi trường có quan hệ mật thiết, bổ trợ cho nhau và

ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của con người. Nếu môi trường xã hội tốt thì các nhân tố cấu thành môi trường sẽ bổ trợ cho nhau, con người sống sẽ được hưởng đầy đủ các quyền: sống, làm việc, cống hiến, hưởng thụ. Ngược lại, môi trường sống xấu, các nhân tố cấu thành loại trừ nhau và tác

động tiêu cực đến sự sống, làm việc, cống hiến và hưởng thụ của con người.

Học sinh với tư cách là con người sống trong xã hội nhất định nên chịu tác động đầy đủ của môi trường xã hội mà họđang sống và làm việc, cống hiến và hưởng thụ. Các tác động của xã hội đến học sinh là rất mạnh mẽ vì họ là những người trẻ tuổi, năng động, nhạy cảm với môi trường xung quanh. Chúng ta có thể thấy sự tác động này qua một số biểu hiện sau

đây:

- Sự ổn định về chính trị và tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của nước ta trong những năm gần đây, cùng với chính sách mở cửa, hội nhập ngày càng sâu và đầy đủ vào nền kinh tế thế giới đã tác động không nhỏ

47

đến việc lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên nước ta. Tỷ lệ học sinh theo học khối ngành kinh tế - xã hội là rất lớn, trái ngược hẳn với thời kỳ bao cấp trước đây.

- Sự bùng nổ của thông tin đang là công cụ hữu hiệu giúp học sinh học tập tốt hơn thông qua việc dễ dàng tìm kiếm, cập nhật thông tin, tiếp cận nhanh chóng với tri thức nhân loại, tăng cường khả năng tự học, đa dạng hóa loại hình học tập, cơ hội học tập; mặt trái của nó là ảnh hưởng của các sản phẩm văn hóa độc hại, bạo lực vừa tốn nhiều thời gian lại vừa tác

động xấu đến đạo đức của học sinh và từđó làm giảm chất lượng học tập. - Xu hướng sống độc lập trên thế giới đã tác động mạnh mẽ đến giới trẻ, nhất là học sinh. Họ ngày càng bớt phụ thuộc vào gia đình trong việc lựa chọn nghề nghiệp, ngành học. Sự năng động của họ ngày càng cao đã tác động tích cực đến kết quả rèn luyện và học tập nhờ sự chủ động hơn trong quá trình học và nghiên cứu…

Ta có thể khái quát quy trình đào tạo qua sơ đồ sau:

Sơđồ 1.1.: Quy trình đào tạo nghề Đầu vào (các nguồn tuyển sinh theo yêu cầu của chương trình đào tạo) Quá trình đào tạo: - Nội dung chương trình. - Đội ngũ giáo viên. - Phương pháp dạy học. - Tổ chức quản lý đào tạo. - Cơ sở vật chất. - Tài chính Đầu ra - Kiến thức - Kỹ năng - Năng lực, phẩm chất.

48

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản trị nhân lực Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề tại các cơ sở dạy nghề của tỉnh Hòa Bình (Trang 52)