Để chuẩn bị áp dụng phương pháp xác định trị giá GATT, Chính phủ New Zealand đã thực hiện nhiều hoạt động cải cách nhằm thúc đẩy các cơ quan Chính phủ sử dụng đầy đủ những tiềm năng sẵn có phục vụ các tác nhân kinh tế. Trong đó, chủ yếu tập trung giảm thiểu các quy định pháp lý và các hình thức kiểm tra. Sau khi Hiệp định trị giá GATT có hiệu lực tại New Zealand năm 1982, Hải quan nước này đã tổ chức nhiều hội thảo, hoạt động tuyên truyền nhằm thu hút sự ủng hộ và nâng cao sự hiểu biết của các đối tác thương mại. Chính quyền New Zealand luôn nhấn mạnh ý nghĩa của việc áp dụng trị giá GATT là không nhằm nâng số tiền thuế mà cơ quan Hải quan thu mà đưa ra những phương pháp xác định chính xác trị giá hải quan, có lợi cho nhà nhà nhập khẩu. Điều này đã khiến cho các nhà nhập khẩu New Zealand sẵn sàng chấp nhận áp dụng trị giá này. Về mặt cơ sở pháp lý, luật pháp New Zealand cho phép đại lý hải quan lập và ký tờ khai trị giá trên danh nghĩa của khách hàng (nhà nhập khẩu).
Các thủ tục xác định trị giá hải quan của New Zealand gắn liền với hệ thống khai điện tử nhập khẩu và, trong những điều kiện thông thường, nếu không có vướng mắc làm cản trở việc chấp nhận đăng ký tờ khai như phân loại hàng hoá, xác định chế độ hay một tiêu chí nào khác về nhà nhập khẩu.
Một khó khăn trong xác định trị giá hải quan là xác định các khoản hoa hồng. Các nhà nhập khẩu thường coi đại lý tham gia giao dịch đóng tại nước ngoài là đại lý mua hàng. Dù đã kiểm tra rất kỹ những văn bản thoả thuận giữa đại lý mua hàng và nhà nhập khẩu, Hải quan New Zealand cho biết luôn gặp khó khăn khi xác định bản chất thực sự của đại lý. Hải quan New Zealand đã từng
gặp trường hợp mà người bán hàng cũng là chủ sở hữu của cơ sở đại lý mua hàng, hoặc đại lý tại nước ngoài không tồn tại. Gian lận này chủ yếu liên quan đến những giao dịch mua xe ô tô cũ với mức độ lớn.
Đối với những chuyến hàng đã được giải phóng. Khi có nghi ngờ sẽ được thông báo lại cho bộ phận kiểm tra sau thông quan (PCA). Phạm vi thực hiện PCA mà Hải quan tiến hành bao gồm toàn bộ hoạt động của nhà nhập khẩu. Khi gặp những trường hợp cần kiểm tra như nghi ngờ về kết quả phân loại hàng hoá hoặc áp dụng chế độ ưu đãi thuế quan, thì khi kiểm tra cơ quan Hải quan cũng chú ý tới trị giá hàng hoá. Luật pháp của New Zealand đặt ra các cơ sở pháp lý hỗ trợ cho PCA như hoá đơn của hàng hoá nhập khẩu phải được lưu trữ trong thời hạn tối đa là 10 năm. Những chứng từ giải trình dù dưới dạng giấy, băng, đĩa từ hay điện tử khi được xuất trình cho cơ quan Hải quan cũng phải được nhà nhập khẩu lưu trữ cẩn thận. Hiện tại, Hải quan New Zealand đang có kế hoạch cải tiến hệ thống dữ liệu để nâng cao khả năng lưu trữ dữ liệu phục vụ xác định trị giá hải quan.
2. Canada:
Hiệp định trị giá GATT chính thức có hiệu lực tại Canada từ ngày 1/1/1985. Cũng giống với hầu hết các bên tham gia Hiệp định trị giá GATT, khi ký kết thực hiện Hiệp định, Canada cũng giữ quyền bảo lưu thực hiện hệ thống xác định trị giá GATT tại nước này. Cơ quan Hải quan và Thuế của Canada đã tận dụng thời gian bảo lưu thực hiện Hiệp định để chuẩn bị cơ sở pháp lý, nhân lực cho việc áp dụng chính thức Hiệp định.
Theo kinh nghiệm thực tế của Canada, trong giai đoạn chuẩn bị thực hiện Hiệp định, cơ quan Hải quan cần tập trung vào những công tác sau: (1) Thành lập một nhóm công tác thuộc cơ quan Hải quan để nghiên cứu Hiệp định trị giá và chuẩn bị nội luật hoá các quy định của Hiệp định. Tận dụng thời gian bảo lưu, thực hiện phổ biến các nội dung của Hiệp định và tham khảo kinh nghiệm thực
hiện Hiệp định của các nước khác; (2) Chọn lọc những nhân viênc Hải quan có khả năng và chuyên môn về lĩnh vực này để đào tạo thực hiện hệ thống xác định trị giá mới.
3. Anh:
Tại Anh, Chính phủ luôn quan tâm tới quản lý và ngăn chặn các hành vi gian lận và buôn lậu bằng cách đặt ra những hình thức xử lý rất nghiêm khắc. Chính vì vậy, số lượng các trường hợp vi phạm về trị giá hải tại Anh được coi là thấp so với những nước khác thuộc Tây Âu.
Khái niệm giá thực thanh toán hay sẽ phải thanh toán là mục đích khó đạt được đối với không chỉ cơ quan Hải quan mà cả doanh nghiệp, nhất là khi ta đưa thêm vào khái niệm trị giá hàng hóa tương tự hay giống hệt, hay thứ tự ưu tiên áp dụng có thể được đảo lộn giữa phương pháp 4 và 5. Với mục đích xác định chính xác tổng giá trị được thanh toán hay sẽ phải thanh toán của từng tờ khai hải quan, Hải quan Anh đã ngừng kiểm tra căn cứ trên giao dịch hoặc tờ khai tại các địa điểm làm thủ tục hải quan mà tập trung vào kiểm tra sau khi hàng hóa được thông quan ngay tại cơ sở của nhà nhập khẩu. Mục đích của Hải quan Anh là nhằm vào hành vi mua hàng trong tổng thể giao dịch, tính từ khi giao dịch bắt đầu cho đến khi hoàn thành thanh toán. Điểm bắt đầu không được tính từ lúc gửi đơn đặt hàng cho nhà cung cấp, mà chính là động cơ mua hàng và các lý do dẫn đến quyết định mua hàng từ nhà cung cấp. Sau khi đã kiểm tra đơn đặt hàng, việc tiếp nhận hàng hóa, tiến hành khai báo hải quan, thanh toán tổng số tiền cũng như các bước tiếp theo, cơ quan Hải quan cũng quan tâm tới các yếu tố khác có liên quan đến hàng hóa nhập khẩu.
Để có một hệ thống xác định trị giá hoàn thiện, Hải quan Anh đặc biệt chú ý tới vấn đề đào tạo nguồn nhân lực. Các nhân viên Hải quan được tiếp cận các
phương pháp xác định trị giá GATT thông qua nghiên cứu Hiệp định và các ví dụ minh chứng cụ thể.