YÊU CẦU CỦA QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ ĐỐI VỚI PHÁP LUẬT VỀ TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ NHẬP KHẨU

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về trị giá tính thuế nhập khẩu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 71)

PHÁP LUẬT VỀ TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ NHẬP KHẨU

Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình chủ động gắn kết nền kinh tế và thị trƣờng của từng nƣớc với nền kinh tế khu vực và thế giới thông qua các nỗ lực tự do hoá và mở cửa trên các cấp độ đơn phƣơng, song phƣơng và đa phƣơng

[8,55]. Hội nhập kinh tế quốc tế là xu hƣớng tất yếu trong đời sống kinh tế hiện đại. Trong thời đại ngày nay, không một quốc gia nào có thể tồn tại biệt lập, không có quan hệ kinh tế với quốc gia khác trong khu vực và quốc tế. Các nền kinh tế ngày càng gắn bó, tuỳ thuộc lẫn nhau, tạo động lực cho tăng trƣởng kinh tế. Xu thế tất yếu đó bắt nguồn từ quá trình quốc tế hoá lực lƣợng sản xuất d ƣới tác động của mạnh mẽ của cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ. Dƣới những tác động này, các nƣớc trên thế giới đều thực hiện điều chỉnh cơ cấu kinh tế, điều chỉnh chính sách theo hƣớng mở cửa, giảm và tiến tới dỡ bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan, làm cho việc trao đổi hàng hoá, luân chuyển vốn, lao động và kỹ thuật trên thế giới ngày càng thông thoáng hơn, mở đƣ ờng cho kinh tế quốc tế phát triển.

Hội nhập kinh tế quốc tế ngày nay diễn ra trong bối cảnh quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá đang diễn ra mạnh mẽ. Biểu hiện rõ nét của xu hƣớng toàn cầu hoá là sự gia tăng về khối lƣợng trao đổi hàng hoá, dịch vụ, tài chính, cũng nhƣ sự xuất hiện của nhiều thể chế thƣơng mại, tiêu biểu nhất là WTO[7,11]. Chiếm 97% tổng kim ngạch thƣơng mại thế giới, WTO trở thành một tổ chức có quy mô toàn cầu và là nền tảng pháp lý cho quan hệ kinh tế quốc tế, là diễn đàn thƣờng trực đàm phán thƣơng mại và là thể chế giải quyết tranh chấp thƣơng mại quốc tế. Bên cạnh đó, bắt đầu từ những năm 1950, hơn 40 tổ chức kinh tế – thƣơng mại khu vực cũng đã xuất hiện. Dù vẫn dựa chủ yếu trên nền tảng các nguyên tắc cuả GATT/WTO, nhƣng mỗi tổ chức đều lựa chọn những lĩnh vực mà mình có lợi thế hơn để tập trung nguồn lực, hợp tác chiều sâu, theo những phƣơng thức đa dạng nhằm tạo lợi thế cạnh tranh riêng cho khu vực.

Hình thức của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế rất phong phú. Tựu chung lại có ba hình thức hội nhập phổ biến là, các quốc gia hội nhập đơn phƣơng, tức là tự mở cửa thị trƣờng không đòi hỏi sự “có đi, có lại”, thứ hai, hội nhập song phƣơng là việc hai quốc gia cùng thoả thuận về tự do hoá thƣơng mại;

ba là, hình thức hội nhập đa phƣơng là quốc gia tham gia vào các tổ chức thƣơng mại khu vực và quốc tế. Nhìn chung, các quốc gia đều tiến hành các hình thức trên trong quá trình hội nhập. Chủ thể cơ bản để thực hiện các hình thức hội nhập là nhà nƣớc và doanh nghiệp.

Bản chất của hội nhập kinh tế là giải quyết vấn đề thị trƣờng và tự do kinh tế. Dựa vào đó, những ảnh hƣởng của hội nhập kinh tế tới một quốc gia có thể là áp dụng không phân biệt đối xử và nguyên tắc tối huệ quốc, tính minh bạch và rõ ràng trong chính sách, tự do hoá thƣơng mại theo hƣớng giảm thuế quan để mở rộng thị trƣờng. Suy rộng ra, việc chấp nhận các chuẩn mực trong kinh doanh quốc tế tất yếu dẫn đến sự chấp nhận các chuẩn mực quốc tế trong hệ thống pháp luật.

Những yêu cầu chung đối với pháp luật Việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã đƣợc nhiều nghiên cứu chỉ ra [18]. Tóm tắt lại, ta thấy: Pháp luật phải minh bạch, công khai, có thể dự đoán đƣợc; đảm bảo công bằng, bình đẳng trong cạnh tranh tự do; phù hợp với các chuẩn mực pháp lý quốc tế. Từ những yêu cầu chung đó, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sẽ ảnh hƣởng tới pháp luật trị giá tính thuế nhập khẩu trên các mặt sau:

Thứ nhất, về nội dung, pháp luật thừa nhận và tôn trọng vị trí, vai trò của ngƣời nhập khẩu. Pháp luật phải trao cho họ những quyền năng pháp lý cần thiết để họ có thể sử dụng các quyền này với tƣ cách là một bên bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong quan hệ với nhà nƣớc. Quan niệm về vị trí quyền uy của nhà nƣớc trong các quan hệ xã hội, nhất là trong lĩnh vực kinh tế, cần phải đ ợc xem xét lại một cách nghiêm túc và có những chỉnh sửa cho phù hợp. Bởi lẽ, sự can thiệp quá sâu của nhà nƣớc vào quan hệ thị trƣờng, trong dài hạn, sẽ làm biến dạng tín hiệu thị trƣờng, gây ra sự hoạt động không hiệu quả của thị trƣờng. Bên cạnh đó, quan hệ thị trƣờng ngày càng tự do hơn dƣới tác động của hội nhập kinh tế luôn đề cao mối quan hệ bình đẳng trên cơ sở tôn trọng các quy luật kinh tế cũng thúc đẩy quá trình dân chủ hoá đời sống kinh tế, gắn kết mọi chủ thể tham gia vào quá trình này một cách bình đẳng tôn trọng quyền tự do kinh doanh

nhất là trong hoạt động kinh tế đối ngoại. Lo ngại về mất chủ quyền, về sự suy yếu vai trò của hải quan vốn vẫn đƣợc coi là lực lƣợng bảo vệ chủ quyền kinh tế quốc tế quốc gia dƣờng nhƣ không dựa trên những lập luận khoa học. Thật vậy, nghiên cứu gần đây nhất của OECD về tác động của hội nhập kinh tế chứng minh rằng việc giảm bớt quyền của quyền quốc gia không phải là mất đi chủ quyền mà là việc thực hiện chủ quyền quốc gia [29,322-324]. Mặt khác, cũng cần thấy rằng, chủ thể cơ bản của hội nhập kinh tế quốc tế là các doanh nghiệp. Vai trò của công đồng doanh nghiệp đƣợc đề cao là yếu tố xã hội ảnh hƣởng tới chính sách, pháp luật trong quá trình hội nhập. Nhà nƣớc từ chỗ là chủ thể quản lý doanh nghiệp đã chuyển dần sang là một yếu tố hỗ trợ doanh nghiệp. Những thay đổi trên cho thấy, trong quá trình định giá tính thuế nhập khẩu, ngƣời nhập khẩu cần đƣợc pháp luật trao cho họ những quyền hạn để họ không còn là đối t- ƣợng của quá trình xác định trị giá tính thuế mà trở thành một chủ thể tham gia vào chính quá trình này.

Thứ hai, nội dung của pháp luật về trị giá tính thuế nhập khẩu phải dựa trên cơ sở phản ánh những tính chất đặc trƣng của các giao dịch nhập khẩu trong điều kiện thƣơng mại bình thƣờng. Pháp luật trị giá tính thuế nhập khẩu phải thực sự trở thành chuẩn mực cho các giao dịch ấy. Tuy nhiên, thực tiễn pháp lý ở Việt nam thời gian qua cho thấy, điểm xuất phát của quy trình lập pháp không phải bắt nguồn từ nhu cầu tập thể đông đảo các nhà doanh nghiệp mà chỉ mới tập trung vào điều chỉnh các hành vi sai lệch trong kinh doanh. Hệ quả là, nhƣ phát biểu của một vị đại biểu quốc hội đƣợc tờ báo tuổi trẻ trích dẫn “chính sách không thể bắt nguồn từ những doanh nghiệp làm sai mà chính sách phải bắt đầu từ chỗ tạo điều kiện cho những doanh nghiệp làm ăn chân chính. Ngăn chặn các sai phạm của doanh nghiệp mà lại bằng những hàng rào xét duyệt nhƣ hiện nay thì chỉ gây khó khăn và làm phát sinh tiêu cực” [10,298]. Luật đƣợc soạn thảo rút ra từ những thủ đoạn của một số cá biệt xấu đƣợc đƣa ra áp dụng cho một số lớn ngƣời tốt. Luật pháp không khuyến khích ngƣời tốt mà chỉ ngăn chặn những ngƣời xấu [9,266]. Dán tem hàng nhập khẩu từ năm 1999 đến nay chỉ để chống

buôn lậu đã làm tăng chi phí cho các doanh nghiệp làm ăn tử tế, chồng chất thêm gánh nặng cho cơ quan hải quan vốn đã bị dàn trải mà tính hình buôn lậu không hề giảm sút [29,350] . Xác định trị giá tính thuế nhập khẩu không thể là áp một mức giá hành chính để chống gian lận cũng nhƣ để bắt chẹt luôn các doanh nghiệp làm ăn chân chính. Dƣới tác động của hội nhập kinh tế, những quy định nhƣ vậy cần đƣợc thay thế. Pháp luật trị giá tính thuế nhập khẩu phải điều chỉnh quá trình các bên liên quan ra quyết định để xác định trị giá tính thuế chứ không phải là quy đinh một mức giá cụ thể. Nghĩa vụ chứng minh gian lận trị giá là thuộc về cơ quan hải quan, do đó khi chƣa đủ cơ sở chứng minh tính không đúng đắn của trị giá tính thuế thì hải quan không đƣợc áp đặt quan điểm cuả mình cho đơn vị nhập khẩu.

Thứ ba, pháp luật về trị giá tính thuế nhập khẩu là một trong những bộ phận pháp luật chịu ảnh hƣởng sâu sắc của hội nhập kinh tế quốc tế tới những vấn đề về hình thức pháp lý. Hình thức pháp luật ở đây đƣợc giới hạn cách hiểu là các dạng thức mà trong đó chứa đựng những quy tắc mang tính pháp lý đ ƣợc các bên tham gia áp dụng trong việc xác định trị giá nhập khẩu. Luật lệ thành văn của nhà nƣớc, tập quán thƣơng mại mà các bên lựa chọn, hiệp định thƣơng mại mà quốc gia ký kết hay tham gia đang trở thành những hình thức cơ bản của pháp luật về trị giá tính thuế nhập khẩu. Trong quy định hiện hành của Bộ luật Dân sự hay Luật thƣơng mại việc cho phép các bên có thể lựa chọn các tập quán thƣơng mại và đề cao việc tuân thủ cam kết quốc tế chính là dấu hiệu cho thấy b- ƣớc chuyển trong nhận thức về hình thức pháp luật ở Việt nam. Sự mở rộng t- ƣơng tự trong pháp luật trị giá tính thuế nhập khẩu đang đƣợc thúc đẩy mạnh mẽ và triệt để hơn dƣới những nỗ lực hội nhập kinh tế của Việt nam. Bởi lẽ, sự đa dạng về chủ thể, phong phú dạng thức của giao dịch quốc tế làm nảy sinh nhu cầu tích hợp những giải pháp điều chỉnh từ những chuẩn mực chung đƣợc thừa nhận rộng rãi. Tất nhiên, kỹ thuật tích hợp luôn là vấn đề cho từng quốc gia. Dẫn chiếu trực tiếp hay nội luật hoá trong các quy phạm trong nƣớc cần phải sử dụng linh hoạt trong từng thời kỳ cụ thể. Bên cạnh đó, ảnh hƣởng rõ ràng nhất của quá

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về trị giá tính thuế nhập khẩu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)