Bổ sung một số quy định nhằm bảo đảm thực hiện pháp luật trị giá tính thuế theo GATT

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về trị giá tính thuế nhập khẩu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 87)

giá tính thuế theo GATT

Hiện nay nhà nƣớc ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để xác định giá tính thuế hàng hoá nhập khẩu theo GATT. Các quy định đó về cơ bản đã thiết lập đƣợc những cơ sở pháp lý khá đầy đủ và tƣơng thích với hiệp định trị giá GATT 1994. Tuy nhiên, để phát huy hơn nữa những mặt tích cực các quy định về trị giá tính thuế nhập khẩu theo GATT cần phải làm rõ và bổ sung một số nội dung mới mà dƣới đây là những kiến nghị cụ thể.

- Bổ sung quy định về quyền đƣợc tiếp cận tài liệu, ý kiến tƣ vấn cuả các đơn vị cơ quan chức năng cho ngƣời nhập khẩu. Nhìn chung, theo pháp luật hiện hành, trong khi tiến hành thủ tục tham vấn nhằm xác định trị giá tính thuế nhập khẩu, ngƣời nhập khẩu và cơ quan hải quan có vị trí và quan hệ bình đẳng. Tuy vậy, theo thông tƣ 118/2003/TT-BTC ngày 08/12/2003 hƣớng dẫn xác định trị giá tính thuế theo GATT thì cơ quan hải quan, để đảm bảo tính trung thực, khách quan của quá trình kiểm tra, xác định trị giá tính thuế nhập khẩu, ngoài việc tham

vấn với ngƣời khai hải quan có thể lấy ý kiến tƣ vấn của các đơn vị, cơ quan liên quan. Trong hoạt động quản lý xuất nhập khẩu, do tính chất phức tạp, đa dạng về chủng loại, đặc tính kỹ thuật, về phƣơng thức kinh doanh, cơ quan hải quan phải lấy ý kiến tƣ vấn, trƣng cầu giám định là rất phổ biến và bình thƣờng. Tuy vậy, quy định tại thông tƣ 118/2003/TT-BTC sẽ dẫn đến hệ quả là cơ quan hải quan sử dụng các ý kiến, kết luận của cơ quan đơn vị chuyên môn do tự mình trƣng cầu làm cơ sở căn cứ để ra kết lụân trị giá một cách đơn phƣơng. Quan điểm, lập luận cuả ngƣời khai hải quan dƣờng nhƣ rất dễ dàng bị phủ đầu bởi kết luận tƣ vấn của cơ quan hải quan. Tính chất đối thoại trao đổi của thủ tục tham vấn bị vô hiệu hoá. Thực ra, chỉ nên nhìn nhận việc lấy ý kiến tƣ vấn là một phƣơng tiện để hải quan củng cố cho quan điểm của mình, tức là một phƣơng tiện chứng minh cho nhận định của hải quan và vì vậy, giá trị của nó phụ thuộc vào sự đánh giá, thừa nhận của hai bên trong quá trình tham vấn. Vì vậy, nếu quy định quyền hạn của hải quan trong việc tiến hành lấy ý kiến tƣ vấn thì cũng phải thừa nhận quyền của ngƣời nhập khẩu đƣợc tiếp cận và đối thoại với các ý kiến tƣ vấn đó. Không bổ sung quyền này cho ngƣời nhập khẩu, xét về lâu dài, sẽ tạo ra cơ hội để hải quan áp đặt quan điểm của mình khi tiến hành tham vấn.

- Bổ sung và làm rõ một số quy định về trình tự, thủ tục xác định trị giá tính thuế theo GATT phù hợp với Luật Hải quan hiện hành. Muốn vậy chúng ta cần phải ban hành một nghị định riêng về việc xác định trị giá tính thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Luật Hải quan có ý nghĩa rất quan trọng cho việc xác định chính xác trị giá tính thuế nhập khẩu, bởi vì, Luật Hải quan quy định về những quan hệ pháp luật hình thức làm cơ sở cho việc thực hiện trình tự, thủ tục xác định trị giá. Tuy nhiên Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 06/06/2002 và thông tƣ 118/2003/TT-BTC ngày 08/12/2003 quy định về trị giá tính thuế theo GATT còn có một số nội dung cần bổ sung để phù hợp với các quy định của Luật Hải quan 2001 và Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu vừa đƣợc quốc hội thông qua ngày 14/06/2005 có hiệu lực tù ngày 01/01/2006. Một là, cần kết hợp thủ tục tiến hành việc khai tờ khai trị giá tính thuế với thủ tục hải quan nói chung để hạn chế

những thủ tục, công đoạn, giấy tờ trùng lặp. Theo điều 7 Luật Hải quan, khi làm thủ tục hải quan, ngƣời khai hải quan cần xuất trình và nộp các giấy tờ nhƣ: tờ khai hải quan, hợp đồng thƣơng mại, bản sao vận tải đơn, giấy chứng nhận xuất sứ hàng hoá .v.v. Những giấy tờ này cũng sẽ phải nộp kèm với tờ khai trị giá tính thuế để làm căn cứ kiểm tra, xác định trị giá tính thuế. Trong khi đó, việc khai trị giá cũng sẽ đƣợc tiến hành đồng thời và là một nội dung của thủ tục hải quan. Bởi vậy, để tránh những thủ tục rƣờm rà, không nên quy định việc xác định trị giá nhƣ một thủ tục riêng biệt với thủ tục hải quan. Hai là, bổ sung và xác định rõ hơn khái niệm ngƣời khai hải quan theo tinh thần của Luật Hải quan. Điều 3 Luật Hải quan quy định, ngƣời khai hải quan có thể là: ngƣời sở hữu hàng hoá nhập khẩu hoặc ngƣời khác đƣợc chủ hàng uỷ quyền hoặc đại lý làm thủ tục hải quan. Đây là một quy định nhằm tạo điều kiện đa dạng đối tƣợng đƣợc tiến hành làm thủ tục hải quan, góp phần cải tiến thông thoáng thủ tục hải quan phù hợp với thông lệ quốc tế. Pháp luật về trị giá tính thuế theo GATT có quy định về ngƣời khai hải quan đƣợc tiến hành tham vấn, khiếu nại, khởi kiện về việc xác định trị giá tính thuế nhập khẩu. Đây là quá trình giải quyết về mặt nội dung của quan hệ giữa cơ quan hải quan và ngƣời nhập khẩu. Nếu đại lý làm thủ tục hải quan là ngƣời khai hải quan thì họ sẽ tham gia vào quá trình tham vấn còn chủ hàng dƣờng nhƣ sẽ đứng ngoài cuộc, trong khi nhiều vấn đề tham vấn không nằm trong thủ tục hải quan thuần tuý, ví dụ: quan hệ đặc biệt giữa chủ hàng là cần thiết để làm sáng tỏ những vấn đề có liên quan. Cho nên, bên cạnh quy định nhƣ hiện nay về ngƣời khai hải quan tham gia vào các giai đoạn xác định trị giá tính thuế nhập khẩu thì cần bổ sung việc hải quan có quyền triệu tập chủ hàng tham gia vào thủ tục tham vấn, khiếu nại (trừ khi chủ hàng uỷ quyền hoàn toàn cho ngƣời khai hải quan tiến hành công việc này và cam kết chấp nhận quyết định của cơ quan hải quan)

- Để tiến đến một phƣơng pháp xác định giá duy nhất cần bổ sung phạm vi điều chỉnh và đối tƣợng áp dụng theo hƣớng tất cả các hàng hoá nhập khẩu là đối tƣợng áp dụng nghị định này.

- Để phục vụ cho những cam kết quốc tế của Việt nam cần sớm loại bỏ những điều khoản bảo lƣu thực hiện hiệp định trị giá tính thuế theo GATT nhƣ đã trình bày ở phần trên.

- Bổ sung thêm quyền của ngƣời nhập khẩu đƣợc quyền tƣ vấn về trị giá. Trong qúa trình thực hiện việc tự tính thuế ngƣời nhập khẩu có thể phải xử lý những vấn đề về xác định trị giá mà trƣớc đây chƣa gặp và ngƣời nhập khẩu có thể không biết làm thế nào để hiểu đúng và khai đúng trị giá tính thuế nhập khẩu. Ví dụ: trong trƣờng hợp nhập khẩu hàng hoá viên trợ dự án gồm những máy móc phức tạp, hàng hoá này đƣợc gửi miễn phí và ngƣời nhập khẩu không biết phƣơng pháp thích hợp đƣợc sử dụng để định giá số hàng hoá trên theo mục đích xác định trị giá hàng nhập khẩu. Để giúp đờ ngƣời nhập khẩu trong những trƣờng hợp nhƣ vậy, hải quan cần tạo điều kiện cho ngƣời nhập khẩu khi họ có yêu cầu tƣ vấn về việc xác định trị giá.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về trị giá tính thuế nhập khẩu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)