Trị giá tính thuế nhập khẩu theo nguyên tắc của hiệp định thực hiện điều 7 hiệp định chung về thuế quan và thƣơng mại (trị giá tính thuế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về trị giá tính thuế nhập khẩu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 51)

hiện điều 7 hiệp định chung về thuế quan và thƣơng mại (trị giá tính thuế theo GATT)

Thực hiện các quy định về trị giá tính thuế theo GATT ở Việt nam hiện nay tuy đã trải qua trên ba năm nhƣng có thể khẳng định vẫn còn rất mới mẻ đối với cả doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nƣớc. Hai văn bản quy phạm pháp luật chủ yếu điều chỉnh giá tính thuế theo phƣơng pháp này là nghị định 60/2002/NĐ-CP ngày 06/06/2002 của Chính phủ và thông tƣ 118/2003/TT-BTC ngày 08/12/2003 đã đƣợc giới doanh nhân đón nhận với nhiều kỳ vọng [12]. Dù chƣa tạo ra sự thay đổi căn bản trong việc xác định trị giá tính thuế nhập khẩu nhƣng những hi vọng đó có cơ sở. Bởi lẽ, mô phỏng các nguyên tắc của hiệp định trị giá GATT – Một chuẩn mực pháp lý quốc tế đƣợc thừa nhận rộng rãi, hệ thống 6 phƣơng pháp (nhƣ đã trình bày ở chƣơng 1) đƣợc đề cập tới trong các văn bản nêu trên đã tiếp cận phƣơng pháp khách quan và đáng tin cây nhất trong việc xác định trị giá tính thuế nhập khẩu.

Thứ nhất, Các quy định của pháp luật về trị giá tính thuế theo GATT đã xác lập những khái niệm mang tính pháp lý cần thiết nhất để thực thi các phương pháp xác định trị giá.

Để thực hiện các phƣơng pháp xác định trị giá, điều đầu tiên là các bên phải thống nhất đƣợc cách hiểu về các điều kiện, nội dung, nguyên tắc áp dụng cho từng phƣơng pháp. Những vấn đề nhƣ vậy cần phải đƣợc khái niệm một cách chính thức. Công việc này trong hoàn cảnh hiện nay ở nớc ta là rất khó khăn và phức tạp. Bởi lẽ, phƣơng pháp xác định trị giá dựa trên cơ sở khái quát hoá các tập quán, điều kiện thơng mại của những nền kinh tế thị trƣờng phát triển, có truyền thống lâu đời. Các điều kiện thƣơng mại này hoặc hiện mới manh nha xuất hiện từ quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trƣờng hoặc mới đƣợc du nhập vào Việt nam trong quá trình mở cửa. Thực tiễn chƣa ổn định đó là một thách thức cho việc khái niệm hoá trong lĩnh vực pháp lý. Bởi vậy, không quá ngạc nhiên, khi những khái niệm trong nghị định 60/2002/NĐ-CP vẫn còn đơn giản khi so sánh với những chú giải của WTO về hiệp định trị giá GATT. Tuy nhiên phải thừa nhận rằng, các văn bản hiện nay về trị giá tính thuế theo GATT đã có những bƣớc đi mạnh dạn trong việc đƣa ra những thuật ngữ pháp lý phản ánh những mối quan hệ làm ăn, buôn bán vô cùng đa dạng trong đời sống kinh tế. Lần đầu tiên trong hệ thống pháp luật hiện nay của chúng ta, những hiện tƣợng đƣợc gọi là “bán sỉ, bán buôn, bán lẻ”, “dây làm ăn, khách quen” đƣợc diễn giải bằng những ngôn từ pháp lý nhƣ “điều kiện bán hàng”, “cấp độ bán hàng”, “ quan hệ đặc biện giữa ngƣời bán và ngƣời mua”. Không ít trong số những thuật ngữ đó đã phản ánh những yếu tố đặc trƣng trong kinh doanh của doanh nghiệp Việt nam. Ở nhiều nƣớc “quan hệ đặc biệt giữa ngƣời bán và ng- ƣời mua” thƣờng đƣợc điều chỉnh tập trung trong mối quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con, giữa công ty với chi nhánh. Bên cạnh những nối quan hệ đó, pháp luật Việt nam đã điều chỉnh khá cụ thể mối quan hệ đặc biệt trong bối cảnh các quan hệ gia đình nhƣ vợ chồng, cha mẹ, con, anh chị em nhƣ là một thói quen kinh doanh đang rất phổ biến ở nớc ta. Thực tiễn chống gian lận thời gian qua cũng cho thấy, các vụ gian lận trị giá tính thuế nhập khẩu thƣờng gắn với những mối quan hệ gia đình có xu hƣớng tăng lên một phần cũng do các cơ quan chức năng chƣa đủ công cụ pháp lý để phân tích làm rõ mối quan hệ này.

Thứ hai, các quy định về trị giá tính thuế theo GATT đã xây dựng hệ thống 6 phương pháp xác định trị giá thuế nhập khẩu dựa trên giá nhập khẩu thực tế.

Mục tiêu cơ bản của hệ thống các phƣơng pháp xác định trị giá tính thuế nhập khẩu theo NĐ 60/2002/NĐ-CP ngày 06/06/2002 là tìm kiếm một trị giá có thật, phù hợp với thực tế. Nghĩa là, trị giá tính thuế sẽ là giá cả mà hàng hoá sẽ đƣợc mua, bán trong những điều kiện thƣơng mại và cạnh tranh bình thƣờng với số lƣợng thông thƣờng. Nếu không thể làm đƣợc nhƣ vậy thì cần phải tìm kiếm một trị giá tính thuế của hàng nhập khẩu một cách công bằng và không thiên vị phù hợp nhất với tình hƣớng hiện tại.

Giá nhập khẩu thực tế, về bản chất là trị giá giao dịch giữa ngƣ ời nhập khẩu và ngƣời xuất khẩu. Trị giá giao dịch đƣợc xác định căn cứ vào giá thực tế thanh toán hay sẽ phải thanh toán. Mặc dù khác nhau về cách thức hay nội dung thực hiện, hệ thống 6 phƣơng pháp xác định trị giá, dựa trên cơ sở giá tính thuế nhập khẩu là giá nhập khẩu gốc. Theo phƣơng pháp trị giá giao dịch, ta xác định giá cả thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho hàng hoá trong trƣ ờng hợp bán để xuất khẩu sang nƣớc nhập khẩu. Theo phƣơng pháp trị giá giao dịch của hàng hoá cùng loại hay tƣơng tự, ta đi tìm trị giá giao dịch trƣớc đó của hàng hoá cùng loại hay tƣơng tự với hàng hoá đang đƣợc xác định giá. Bằng phƣơng pháp trị giá suy diễn, ta quay lại giá nhập khẩu thông qua việc khấu trừ những chi phí nhất định khỏi giá bán ở nƣớc nhập khẩu. Theo giá trị tính toán, việc xác định giá nhập khẩu đƣợc tiến hành theo hƣớng ngƣợc lại. Khi đó, ngời ta sẽ tính toán các chi phí để sản xuất và bán hàng hoá từ nƣớc xuất khẩu.

Thứ ba, quy định về trị giá tính thuế theo GATT đã tạo mối quan hệ bình đẳng giữa người nhập khẩu và cơ quan hải quan trong quá trình tiến hành xác định trị giá tính thuế nhập khẩu.

Trong cách thức trị giá tính thuế theo quốc gia, vai trò của ngƣ ời nhập khẩu bị hạn chế về phạm vi tham gia, bị động về nội dung và thủ tục. Tình hình

ngƣợc lại khi hàng hoá nhập khẩu đƣợc xác định theo trị giá tính thuế theo GATT. Theo quy định hiện hành, ngƣời nhập khẩu chủ động kê khai đầy đủ, chính xác các chi phí liên quan đến việc mua bán hàng hoá nhập khẩu và tự xác định trị giá tính thuế của hàng nhập khẩu theo mẫu tờ khai trị giá tính thuế. Ngƣời nhập khẩu đƣợc quyền chứng minh tính trung thực, chính xác của trị giá tính thuế đã khai báo thông qua việc nộp, xuất trình các tài liệu làm căn cứ kiểm tra, trị giá tính thuế. Khi có sự nghi ngờ về tính trung thực của một trong các chứng từ hay nội dung khai báo liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế từ phía cơ quan hải quan thì các bên phải cùng nhau tiến hành tham vấn. Tham vấn là quá trình đối thoại trực tiếp giữa ngời nhập khẩu và cơ quan hải quan nhằm làm sáng tỏ những nội dung mà hải quan phát hiện những dấu hiệu nghi vấn. Những quy định nêu trên cho thấy vị trí bình đẳng của ngời nhập khẩu trong việc xác định trị giá tính thuế.

Thư tư, Các quy định về trị giá tính thuế theo GATT đã xác lập một cách toàn diện, hoàn hảo quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp tham gia hoạt động nhập khẩu.

Việc áp dụng Hiệp định trị giá Hải quan GATT/WTO là một thay đổi to lớn trong công tác tính thuế đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu. Sự chuyển đổi sang một hệ thống xác định trị giá tính thuế mới sẽ có những tác động trực tiếp đến lợi ích của Nhà nƣớc và quyền lợi của doanh nghiệp.

Hệ thống xác định trị giá theo Hiệp định hoạt động trên nguyên tắc trung lập khách quan, đơn giản và nhất quán với thông lệ thƣơng mại, không phân biệt đối xử. Do đó, các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu sẽ đƣợc hƣởng một số lợi ích cơ bản sau:

Trước hết, trị giá tính thuế xác định theo trị giá giao dịch trong chừng mực lớn nhất có thể hoặc đƣợc xác định theo một trị giá gần gũi nhất với giá thực tế mua bán của hàng hoá. Hầu hết vƣớng mắc về trị giá giao dịch sẽ đƣợc kiểm tra lại và giải thích sau khi hàng hoá đã đƣợc giải phóng. Cơ quan Hải quan phải xác

định giá tính thuế nhằm thu đủ bất cứ khoản thuế bổ sung nào mà ngƣời nhập khẩu bị cho là còn nợ hoặc hoàn lại số thuế vƣợt quá cho doanh nghiệp theo mức giá đã đƣợc xác định đúng. Nhƣ vậy, doanh nghiệp chỉ phải nộp một khoản thuế đúng với giá thực thanh toán cho hàng hoá nhập khẩu mà không chịu một số thuế đƣợc tính toán trên cơ sở giá tính thuế áp đặt (chẳng hạn giá tối thiểu).

Lợi ích thứ hai mà Hiệp định mang lại là góp phần nâng cao tính tích cực, chủ động trong kinh doanh của doanh nghiệp. Do chính sách hƣớng dẫn về trị giá tính thuế đƣợc giải thích đầy đủ và hệ thống thông tin phổ biến công kha i nên doanh nghiệp có khả năng nắm đƣợc các thông tin về luật, quyết định hành chính, biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu, trị giá Hải quan và do các doanh nghiệp không còn bị nộp thuế theo mức giá áp đặt nhƣ nhau cho cùng loại mặt hàng nhập khẩu mà theo giá cả thực tế doanh nghiệp thoả thuận đƣợc với bên bán. Nhờ đó các doanh nghiệp có thể chủ động lập phƣơng án kinh doanh phù hợp với yêu cầu của pháp luật, xác định chính xác số thuế phải nộp cho Nhà nƣớc. Mặt khác, do hệ thống các nguyên tắc xác định giá mới mang tính rõ ràng, ổn định và hoàn chỉnh các doanh nghiệp có thể xây dựng những kế hoạch kinh doanh lâu dài mà không sợ bị ảnh hƣởng bởi những thay đổi về chính sách quản lý giá.

Lợi ích thứ ba là với cơ chế xác định giá tính thuế ổn định, quy trình thủ tục xác định giá đơn giản, hàng hoá đƣợc giải phóng nhanh tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp bán hàng và thu hồi vốn. Trong quy trình xác định trị giá Hải quan của hàng nhập khẩu, nếu phải trì hoãn việc ra quyết định về trị giá thì ngƣời nhập khẩu có quyền nộp một khoản bảo lãnh tƣơng đƣơng với số thuế ƣớc tính của cơ quan hải quan dƣới bất cứ hình thức nào (đặt cọc, ký quỹ,...) để mang hàng hoá ra khỏi khu vực quản lý của cơ quan hải quan. Nhờ thông quan hàng hoá nhanh chóng, doanh nghiệp còn có khả năng nâng cao tốc độ chu chuyển vốn kinh doanh, đẩy mạnh lƣu thông thƣơng mại và tạo ra nhiều nguồn hàng hoá cho thị trƣờng trong nƣớc.

Lợi ích thứ tư là doanh nghiệp đƣợc quyền tự bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình trƣớc những quyết định về trị giá tính thuế của cơ quan hải quan mà họ cho là không đúng. Cũng giống nhƣ hệ thống tính thuế hiện hành, doanh nghiệp hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc khai báo, tính thuế và nộp thuế. Cơ quan hải quan chỉ có quyền ra quyết định cuối cùng về giá tính thuế trên cơ sở những thông tin hợp lý có sẵn và những số liệu do ngƣời nhập khẩu cung cấp.

Trong hệ thống xác định trị giá theo GATT 1994, các tổ chức, đơn vị tham gia hoạt động nhập khẩu (gọi tắt là doanh nghiệp) là một trong hai chủ thể chính. Để đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp và lợi ích của Nhà nƣớc, các doanh nghiệp không những phải nắm vững pháp luật về trị giá tính thuế theo Hiệp định trị giá GATT mà còn phải nhận thức đƣợc quyền và nghĩa vụ của mình trong hệ thống đó.

a. Các quyền của doanh nghiệp

- Quyền đƣợc biết các phƣơng pháp đã sử dụng để xác định giá tính thuế hàng hoá nhập khẩu:

Hiện nay, Việt Nam đang áp dụng cơ chế doanh nghiệp tự kê khai, tự tính thuế đối với hàng hoá xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, khi thực hiện hệ thống xác định trị giá mới, cơ quan Hải quan phải xác định lại giá tính thuế theo các phƣơng pháp khác. Theo tinh thần của Hiệp định trị giá GATT/WTO, các doanh nghiệp có quyền yêu cầu cơ quan Hải quan thông báo bằng văn bản về các phƣơng pháp đã đƣợc sử dụng để xác định trị giá tính thuế hàng hoá nhập khẩu. Điều này giúp doanh nghiệp có cơ hội chứng minh tính chính xác, trung thực của mức giá đã khai báo hoặc khiếu nại về mức giá do cơ quan hải quan xác định lại.

- Quyền yêu cầu giải phóng hàng nếu bị trì hoãn xác định giá

Với những trƣờng hợp cơ quan hải quan chƣa đủ cơ sở hợp lý để xác định giá tính thuế trong thời hạn làm thủ tục hải quan theo quy định, hoặc phải trì hoãn việc ra quyết định về xác định trị giá tính thuế, thì doanh nghiệp vẫn đƣợc quyền yêu cầu cơ quan hải quan cho phép giải phóng hàng sau khi đã hoàn tất

thủ tục đảm bảo khả năng nộp số thuế sẽ phải nộp. Đây cũng là một quyền gắn liền với lợi ích của doanh nghiệp vì nó rút ngắn đƣợc quy trình thủ tục Hải quan, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí cho hoạt động xuất nhập khẩu và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.

- Quyền đƣợc đảm bảo về bí mật thƣơng mại

Doanh nghiệp đƣợc quyền đảm bảo bí mật thƣơng mại về trị giá giao dịch đã khai báo với cơ quan Hải quan cũng nhƣ các thông tin khác có liên quan đến hàng nhập khẩu nhằm xác định chính xác trị giá tính thuế. Điều 10 của Hiệp định trị giá GATT/WTO quy định rằng: "Mọi thông tin có nội dung bí mật hoặc đƣợc cung cấp trên cơ sở bí mật dùng cho mục đích xác định trị giá hải quan sẽ đƣợc các cơ quan có liên quan giữ bí mật tuyệt đối. Trừ trƣờng hợp các thủ tục tố tụng yêu cầu phải công bố, còn nói chung không đƣợc phép tiết lộ các thông tin này khi chƣa đƣợc sự cho phép đặc biệt của chính quyền hay của ngƣời đã cung cấp thông tin đó".

- Quyền khiếu nại

Hiệp định trị giá GATT/WTO quy định rằng ngƣời nhập khẩu có quyền khiếu nại những quyết định về xác định trị giá của cơ quan Hải quan tới cấp cao hơn hoặc tới một cơ quan tƣ pháp ngoài ngành Hải quan. Nói cách khác, nhân viên Hải quan phải thông báo cho ngƣời nhập khẩu biết về các quyết định xử lý khiếu nại và quyền khiếu nại lên Hải quan cấp cao hơn hoặc một cơ quan tƣ pháp.

Trên thực tế, luật pháp quốc gia sẽ phải quy định thủ tục khiếu nại và xử lý khiếu nại một cách rõ ràng, hợp lý, nhằm phục vụ quyền lợi của các doanh nghiệp cũng nhƣ đảm bảo thực hiện chặt chẽ các nguyên tắc pháp lý trong lĩnh vực xác định trị giá hải quan. Luật pháp quốc gia và các văn bản hƣớng dẫn về quy trình khiếu nại càng rõ ràng thì càng khuyến khích sự chấp hành pháp luật tự nguyện của cộng đồng doanh nghiệp; đồng thời đảm bảo rằng ngƣời nhập khẩu

đƣợc các cơ quan có thẩm quyền đối xử công bằng và kết quả xử lý khiếu nại có hiệu quả.

b. Nghĩa vụ của doanh nghiệp

Hiệp định trị giá chứa đựng những điều khoản, những giải thích về cách xác định trị giá Hải quan rõ ràng, thực tế, dễ hiểu và dễ áp dụng. Hiệp định này đƣợc xây dựng nhằm giảm bớt tình trạng tuỳ tiện, bảo đảm sự chính xác và đồng nhất. Theo đó, các doanh nghiệp có nghĩa vụ khi xác định trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu.

Thứ nhất, doanh nghiệp phải khai báo đầy đủ, trung thực trị giá của hàng hoá nhập khẩu và các chi phí liên quan đến việc mua bán nhằm xác định chính xác trị giá Hải quan của hàng hoá đó. Ngoài mức giá đàm phán để ký hợp đồn g

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về trị giá tính thuế nhập khẩu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)