Trị giá tính thuế nhập khẩu theo quốc gia

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về trị giá tính thuế nhập khẩu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 42)

Trƣớc những năm 50 của thế kỷ 20, phần lớn các quốc gia trên thế giới đều áp dụng cách đánh thuế nhập khẩu theo trị giá hàng, nhƣng mỗi quốc gia có phƣơng pháp xác định trị giá tính thuế riêng mà chƣa có chuẩn mực chung đƣợc thừa nhận rộng rãi. Các phƣơng pháp này hầu hết dựa trên quy định riêng mà không tính đến thực tiễn thƣơng mại thế giới, đặc biệt là thƣờng xuyên sử dụng bảng giá tối thiểu (ngày nay Việt nam sử dụng danh mục dữ liệu giá để làm cơ sở cho việc xác định giá, về mặt bản chất tuy khác nhau về tên gọi nhƣng vẫn có thể coi là bảng giá tối thiểu). Tình hình đó tạo nên sự khác biệt trong việc xác định trị giá giữa các quốc gia, gây cản trở đến giao lƣu thƣơng mại quốc tế và trong những trƣờng hợp nhất định các quy tắc xác định trị giá đã trở thành hàng

rào phi quan thuế [2]. Trong pháp luật Việt nam hiện hành, thuế nhập khẩu hiện nay đƣợc quy định riêng trong luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu đƣợc ban hành năm 1991 và đã đƣợc sửa đổi, bổ sung hai lần vào các năm 1993 và 1998. Trong cả hai lần sửa đổi thì quy định về phƣơng pháp tính thuế vẫn giữ nguyên. Theo đó cơ sở định giá tính thuế nhập khẩu, là giá mua tại cửa khẩu nhập. Để quy định chi tiết thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Chính phủ ban hành Nghị định 54/CP ngày 28/08/1993 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Trong điều 7 – Nghị định 54/CP đã quy định về giá để tính thuế nhập khẩu là giá CIF. Về cơ bản trị giá để tính thuế là giá mua bán tại cửa khẩu theo hợp đồng mua bán phù hợp với các chứng từ hợp lệ khác có liên quan đến việc mua bán, nhƣng các quy định áp thuế trên thực tế còn tuỳ thuộc vào các cơ quan quản lý. Văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh trực tiếp trị giá tính thuế theo phƣơng pháp quốc gia là thông tƣ 87/2004/TT- BTC ngày 31/08/2004. Trong giai đoạn chuyển đổi sang phƣơng pháp xác định trị giá tính thuế theo chuẩn mực chung của thế giới, sự tồn tại các quy định của pháp luật về trị giá tính thuế nhập khẩu theo phƣơng pháp quốc gia là một bƣớc quá độ nhằm mục đích sau:

- Đảm bảo cho ngân sách quốc gia một nguồn thu chắc chắn dựa trên “danh mục dữ liệu giá”, ngăn cản gian lận thƣơng mại qua giá (do “danh mục dữ liệu giá” là mức giới hạn mà các doanh nghiệp ghi giảm giá để trốn thuế không thể vƣợt qua). Hệ quả là, cơ quan quản lý nhà nƣớc phải thiết lập Bảng “danh mục dữ liệu giá” với mức giá phản ánh chi phí xã hội cần thiết, giá phải ổn định trong thời gian tƣơng đối dài. Biện pháp pháp lý này, ngẫu nhiên lại rất trùng hợp với những nguyên tắc quản lý giá cả của nhà nƣớc trong nền kinh tế kế hoạch [28,154].

- Bảo hộ một số ngành sản xuất trong nƣớc. Hệ quả là, pháp luật về trị giá tính thuế nhập khẩu theo quốc gia phải đặt trọng tâm vào việc lựa chọn chủng

loại hàng hoá nào cần che chở và luôn phải sẵn sàng thay đổi khi có sự thay đổi của chính sách bảo hộ.

Trong bối cảnh đó, pháp luật về trị giá tính thuế nhập khẩu theo quốc gia ở Việt nam có những nội dung và đặc điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, phạm vi áp dụng trị giá tính thuế nhập khẩu theo quốc gia rộng, áp dụng cho nhiều đối tượng.

Trong giai đoạn hiện nay, Việt nam đang thúc đẩy nhanh việc đàm phán gia nhập tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO), việc thực hiện các cam kết quốc tế trong lĩnh vực xác định trị giá tính thuế theo GATT là một điều kiện bắt buộc. Tuy vậy, pháp luật Việt nam vẫn quy định việc áp dụng trị giá tính thuế nhập khẩu theo quốc gia với quy mô rộng lớn, áp dụng cho nhiều đối tƣợng. Theo quy định của pháp luật thì việc xác định trị giá tính thuế nhập khẩu theo quốc gia đƣợc áp dụng cho hàng hoá thuộc các đối tƣợng nhƣ sau:

a. Hàng hoá nhập khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hoá nhƣng không nằm trong nhóm nƣớc đƣợc áp dụng xác định trị giá tính thuế theo GATT (những nƣớc này do Bộ Tài chính công bố theo từng thời kỳ).

b. Hàng hoá nhập khẩu không theo hợp đồng mua bán hàng hoá, ví dụ: hành lý quá tiêu chuẩn miễn thuế, hàng hoá là quà biếu, tặng vƣợt quá định mức miễn thuế, hàng mẫu, hàng hoá trao đổi của cƣ dân biên giới … (sau đây goị là hàng phi mậu dịch) hoặc hợp đồng không phù hợp theo quy định của Luật thƣơng mại (không phù hợp với điều 50).

Ngoài ra pháp luật cũng quy định xác định trị giá tính thuế nhập khẩu theo quốc gia còn đƣợc áp dụng trong những trƣờng hợp đặc biệt sau:

c. Hàng hoá là máy móc, thiết bị, phƣơng tiện vận tải đi thuê và đƣa ra nƣớc ngoài sửa chữa.

d. Hàng hoá nhập khẩu thuộc đối tƣợng đƣợc miễn thuế, tạm miễn thuế, đã đƣa vào sử dụng tại Việt nam nhƣng sau đó đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm

quyền cho phép chuyển nhƣợng hoặc thay đổi mục đích đƣợc miễn thuế, tạm miễn thuế trƣớc đây phải nộp thuế.

e. Hàng hoá nhập khẩu có bao gồm hàng hoá bảo hành theo hợp đồng mua bán hàng hoá (kể cả hàng hoá gửi sau) nhƣng giá ghi trên hợp đồng mua bán hàng hoá không tính thanh toán riêng đối với số hàng hoá bảo hành.

Khảo sát quá trình điều chỉnh pháp lý đối với trị giá tính thuế nhập khẩu theo quốc gia đang ngày càng đƣợc thu hẹp. Thứ nhất, do ngày càng nhiều các quốc gia nằm trong danh mục đƣợc xác định trị giá tính thuế nhập khẩu theo GATTT do Bộ Tài chính ban hành. thứ hai, các nhà làm luật luôn có xu hƣớng đƣa vào Luật quy định trị giá tính thuế nhập khẩu theo trị giá giao dịch.

Pháp luật về trị giá tính thuế nhập khẩu hiện nay quy định việc xác định trị giá tính thuế theo quốc gia làm tăng thêm tính không nhất quán của pháp luật về trị giá tính thuế nhập khẩu. Hiện nay, phạm vi áp dụng của trị giá tính thuế nhập khẩu theo quốc gia không phù hợp với bản chất pháp lý của nó. Cần thấy rằng, xét về mục tiêu trƣớc mắt và lâu dài chúng ta phải loại bỏ phƣơng pháp xác định theo quốc gia càng sớm càng có lợi. Thay vào đó là các quy định pháp lý phù hợp với quy định và chuẩn mực quốc tế nhằm mang lại một môi trƣờng pháp lý ổn định, lâu dài, hƣớng tới áp dụng một phƣơng pháp xác định giá.[19]

Thứ hai, trị giá tính thuế nhập khẩu theo quốc gia sử dụng nhiều phương pháp xác định trị giá

Thật vậy, Việc pháp luật quy định nhiều phƣơng pháp xác định giá tính thuế làm cho hệ thống xác định trị giá tính thuế nhập khẩu càng trở nên phức tạp, gây khó khăn cho việc áp dụng. Theo quy định của pháp luật một số trƣờng hợp đặc biệt đƣợc nêu tại điểm c, d, e nêu trên đƣợc xác định trị giá tính thuế nhƣ sau:

+ Máy móc, thiết bị, phƣơng tiện vận tải đi thuê thì giá tính thuế nhập khẩu là giá thuê máy móc, thiết bị, phƣơng tiện vận tải thực phải trả theo hợp

đồng đã ký với nƣớc ngoài phù hợp với các chứng từ hợp pháp, hợp lệ có liên quan đến việc đi thuê máy móc, thiết bị, phƣơng tiện vận tải.

+ Máy móc, thiết bị,, phƣơng tiện vận tải đƣa ra nƣớc ngoài để sửa chữa thì gí tính thuế khi nhập khẩu trở lại Việt nam là chi phí sửa chữa thực phải trả theo hợp đồng đã ký với nƣớc ngoài phù hợp với các chứng từ hợp pháp, hợp lệ có liên quan đến việc sửa chữa máy móc, thiết bị, phƣơng tiện vận tải.

Pháp luật cũng quy định giá thực phải trả hoặc chi phí sửa chữa phải trả tại thời điểm của 02 trƣờng hợp nêu trên nếu chƣa bao gồm phí vận tải (F) phí bảo hiểm (I) thì phải cộng chi phí vận tải và phí bảo hiểm để xác định trị giá tính thuế nhập khẩu (giá CIF).

+ Hàng hoá nhập khẩu thuộc đối tƣợng đƣợc miễn thuế, tạm miễn thuế, đã đƣa vào sử dụng tại Việt nam nhƣng sau đó đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền cho phép chuyển nhƣợng hoặc thay đổi mục đích đƣợc miễn thuế, tạm miễn thuế trƣớc đây phải nộp thuế. Cách thức xác định trị giá trên cơ sở giá trị còn lại của hàng hoá tính theo thời gian sử dụng và lƣu lại tại Việt nam (tính từ thời điểm nhập khẩu đến thời điểm tính thuế) và đƣợc xác định cụ thể nhƣ sau theo bảng sau:

Khi nhập khẩu là hàng hoá mới (chưa qua sử dụng):

Thời gian sử dụng và lƣu ở lại Việt nam Giá tính thuế nhập khẩu = (%) giá hàng hoá mới tại thời điểm

tính thuế

Từ 6 tháng đến 1 năm (đƣợc tính tròn là 365 ngày) 80%

Từ trên 1 năm đến 2 năm 70%

Từ trên hai nam đến 3 năm 60%

Từ trên 3 năm đến 5 năm 50% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ trên 5 năm 40%

Khi hàng hoá nhập khẩu đã qua sử dụng:

Thời gian sử dụng và lƣu ở lại Việt nam Giá tính thuế nhập khẩu = (%) giá hàng hoá mới tại thời điểm

tính thuế

Từ 6 tháng trở xuống (đƣợc tính tròn là 183 ngày) 60%

Từ 6 tháng đến 1 năm (đƣợc tính tròn là 365 ngày) 50%

Từ trên 1 năm đến 2 năm 40%

Từ trên hai năm đến 3 năm 35%

Từ trên 3 năm đến 5 năm 30%

Từ trên 5 năm 20%

Một trong những đối tƣợng bị áp dụng xác định trị giá tính thuế theo phƣơng pháp quốc gia đang gây những phản ứng không tốt của các doanh nghiệp là hàng hoá theo hợp đồng nhƣng không nằm trong nhóm nƣớc đƣợc xác định trị giá tính thuế theo GATT. Đây là một quy định mang tính chất phân biệt đối xử, làm mất đi tính chất bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh giữa các chủ thể trong kinh doanh thƣơng mại, không phù hợp với quy định của WTO. Việc xác định trị giá

tính thuế hàng hoá của đói tƣợng này phụ thuộc rất nhiều vào danh mục dữ liệu giá do cơ quan nhà nƣớc ban hành.

Việc Pháp luật quy định lấy danh mục dữ liệu giá làm cơ sở cho việc xác định trị giá tính thuế cũng đƣợc áp dụng cho hàng hoá Hàng hoá nhập khẩu không theo hợp đồng mua bán hàng hoá, ví dụ: hành lý quá tiêu chuẩn miễn thuế, hàng hoá là quà biếu, tặng vƣợt quá định mức miễn thuế, hàng mẫu, hàng hoá trao đổi của cƣ dân biên giới … (sau đây goị là hàng phi mậu dịch) hoặc hợp đồng không phù hợp theo quy định của Luật thƣơng mại.

“Danh mục dữ liệu giá" là một bộ phận trong hệ thống thông tin dữ liệu giá tính thuế nhằm làm cơ sở kiểm tra trị giá khai báo đối với hàng nhập khẩu của doanh nghiệp. Danh mục dữ liệu giá ngoài mục đích để so sánh đối chiếu và kiểm tra trị giá khai báo của doanh nghiệp, xác định dấu hiệu nghi ngờ để tổ chức tham vấn hoặc tổ chức kiểm tra sau thông quan, nó còn để xác định trị giá tính thuế đối với đối tƣợng không đủ điều kiện xác định trị giá tính thuế nhập khẩu theo GATT. "Danh mục dữ liệu giá" là một kho dữ liệu giá, do vậy “danh mục giữ liệu giá” có tính bao trùm rất rộng thể hiện trên ba phƣơng diện. Thứ nhất, "danh mục dữ liệu giá" đƣợc quy định cho hầu hết các mặt hàng có trong danh mục hàng hoá nhập khẩu. Vì vậy hầu hết hàng hoá nhập khẩu không không tính thuế theo GATT đều có thể đƣợc xác định đƣợc giá thông qua việc tham chiếu vào danh mục này. Thứ hai, "danh mục dữ liệu giá" luôn đƣợc áp dụng để đối chiếu với giá ghi trong hợp đồng. Vì vậy, thực tiễn pháp luật mặc nhiên thừa nhận "danh mục dữ liệu giá" là bảng giá chuẩn, cơ quan nhà nƣớc sử dụng nó nhƣ một công cụ để phân tích, đánh giá mức khai bảo của chủ hàng. Chẳng hạn, cơ quan hải quan chỉ chấp nhận giá hợp đồng nếu không thấp quá 90% giá trong "danh mục dữ liệu giá" . Thứ ba, "danh mục dữ liệu giá" sẽ đƣợc áp dụng để xác định trị giá tính thuế trong các trƣờng hợp hàng hoá nhập khẩu không đủ điều kiện xác định giá theo hợp đồng ngoại thƣơng, hoặc đối với hàng hoá không

thông qua hợp đồng ngoại thƣơng nhƣ hàng hoá là quà biếu, tặng, hàng hoá trao đổi của cƣ dân biên giới, hàng không thanh toán qua ngân hàng.

Hiện nay, theo quy định của pháp luật việc ban hành, bổ sung "danh mục dữ liệu giá" còn chia cắt, nhỏ lẻ chia làm hai cấp ban hành đó là Tổng cục hải quan và Cục hải quan các tỉnh thành phố. Nhƣ vậy, theo quy định hiện hành về việc ban hành "danh mục dữ liệu giá" cho ta thấy:

- Đa dạng hoá chủ thể xây dựng, bổ sung "danh mục dữ liệu giá" là một giải pháp nhằm khắc phục tính cứng nhắc, thiếu đầy đủ của "danh mục dữ liệu giá".

- Việc các Cục hải quan tỉnh, thành phố tự xây dựng ban hành bổ sung vào "danh mục dữ liệu giá" có thể dẫn đến tình trạng cùng một mặt hàng, ở mỗi địa phƣơng sẽ có một mức giá tính thuế khác nhau. Việc một mặt hàng có nhiều mức giá là việc bình thƣờng từ góc độ khách quan. Nhƣng, điều phi lý ở đây chính là sự tồn tại nhiều mức giá hành chính khác nhau trong cùng một trƣờng hợp là biểu hiện cho hiện tƣợng tự mâu thuẫn trong trật tự hành chính của cơ quan nhà nƣớc.

* Pháp luật quy định phƣơng pháp xác định trị giá tính thuế nhập khẩu của hàng hoá theo hợp đồng nhƣng không nằm trong nhóm nƣớc đƣợc xác định trị giá tính thuế theo GATT đƣợc xác định trị giá nhƣ sau:

- Tiến hành so sánh, đối chiếu giá hàng hoá nhập khẩu thực tế với "danh mục dữ liệu giá" nếu giá hàng hoá nhập khẩu thực tế đạt từ 90% trở lên so với giá mặt hàng giống hệt, tƣơng tự có trong "danh mục dữ liệu giá" thì chấp nhận giá thực tế để tính thuế. Trƣờng hợp giá hàng hoá nhập khẩu thực tế của lô hàng không đạt 90% so với giá mặt hàng giống hệt, tƣơng tự trong "danh mục dữ liệu giá" thì xác định giá tính thuế theo trị giá mặt hàng giống hệt, tƣơng tự có trong "danh mục dữ liệu giá".

- Hàng nhập khẩu chƣa có trong "danh mục dữ liệu giá" thì chuyển sang tra cứu so sánh với giá hàng hoá giống hệt hoặc tƣơng tự có trong hệ thống theo

dõi trị giá của cơ quan hải quan (những mặt hàng đã nhập khẩu trƣớc đó-hệ thống GTT22) và xác định giá tính thuế là giá thực tế nếu giá của lô hàng đang xác định lớn hơn hoặc bằng trị giá giao dịch của hàng hoá giống hệt hoặc tƣơng tự trong hệ thống GTT22.. Nếu giá của hàng hoá nhập khẩu thấp hơn giá có trong GTT22 thì trị giá tính thuế là giá của hàng hoá trong GTT22.

- Trƣờng hợp hàng hoá thực tế nhập khẩu chƣa có trong "danh mục dữ liệu giá" và trong hệ thống GTT22 thì giá tính thuế đƣợc xác định theo giá thực tế do doanh nghiệp khai báo.

* Đối với hàng hoá phi mậu dịch hoặc hợp đồng không phù hợp theo quy định của Luật thƣơng mại pháp luật quy định phƣơng pháp xác định trị giá nhƣ sau:

- Trị giá tính thuế hàng nhập khẩu thực tế thấp hơn giá của hàng hoá giống hệt hoặc tƣơng tự tại "danh mục dữ liệu giá" thì đƣợc xác định theo trị giá cảu hàng hoá giống hệt hoặc tƣơng tự trong "danh mục dữ liệu giá". Nếu hàng hoá nhập khẩu cao hơn thì áp dụng giá thực tế nhập khẩu.

- Giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu không có trong "danh mục dữ liệu giá" hoặc không có trong hệ thống GTT22 thì đơn vị hải quan làm thủ tục lập phiếu đề xuất giá gửi về Cục hải quan tỉnh thành phố để Cục ban hành bổ sung

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về trị giá tính thuế nhập khẩu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 42)