MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁP LUẬT QUỐC GIA VÀ ĐIỀU ƢỚC QUỐC TẾ VỀ TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ NHẬP KHẨU

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về trị giá tính thuế nhập khẩu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 37)

QUỐC TẾ VỀ TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ NHẬP KHẨU

Toàn cầu hoá làm cho các quan hệ quốc tế phát triển và vì vậy làm cho hệ thống pháp luật quốc tế phát triển. Toàn cầu hoá làm cho thế giới xích lại gần nhau, các hệ thống pháp luật khác nhau có dịp va chạm, tiếp xúc nhiều hơn và vì vậy có sự ảnh hƣởng lẫn nhau nhiều hơn. Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra những sân chơi chung mà ở đó ngƣời ta muốn không bị loại ra khỏi sân chơi thì phải tuân thủ luật chơi chung. Và vì vậy các quốc gia khác nhau buộc phải giao lƣu, hợp tác, đấu tranh, thoả nhƣợng để cùng đƣợc xây dựng luật chơi chung và tham dự vào sân chơi chung mà không bị lệ thuộc. Cùng với quá trình toàn cầu hoá, pháp luật của các quốc gia từ chỗ chủ yếu điều chỉnh quan hệ quốc nội giờ đây phát triển nhanh cả về điều chỉnh quan hệ có tính quốc tế. Vị trí, vai trò của các công ƣớc quốc tế, hiệp ƣớc quốc tế, hiệp định quốc tế, tập quán quốc tế nói chung và về trị giá tính thuế nhập khẩu nói riêng ngày càng gia tăng trong đời sống xã hội [27]. Trong phạm bài viết này chúng tôi chỉ muốn bàn về mối quan hệ giữa điều ƣớc quốc tế và pháp luật quốc gia về trị giá tính thuế nhập khẩu.

Hội nhập kinh tế quốc tế làm cho hệ thống pháp luật về trị giá tính thuế nhập khẩu của các quốc gia trở thành hệ thống pháp luật mở. Các điều ƣớc quốc tế về trị giá tính thuế nhập khẩu mà các quốc gia ký kết hoặc tham gia trở thành một bộ phận trong hệ thống pháp luật quốc gia. Thực tiễn đó buộc chúng ta phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa điều ƣớc quốc tế và pháp luật quốc gia về trị giá tính thuế nhập khẩu. Một xu thế mang tính tất yếu hiện nay là luật pháp của các quốc gia về trị giá tính thuế nhập khẩu cần phải hài hoà hoá với quy định của WTO. Bởi vì, hiện nay tổ chức thƣơng mại thế giới trở thành một tổ chức có quy

mô toàn cầu với 148 nƣớc, lãnh thổ là thành viên chiếm khoảng 97% thƣơng mại toàn cầu và có khoảng 30 quốc gia đang trong quá trình đàm phán gia nhập [31]. Việc áp dụng trị giá GATT 1994 đối với các quốc gia đang là thành viên của WTO là bắt buộc [20]. Đối với các quốc gia đang trong quá trình đàm phán gia nhập WTO thì việc chấp nhận hiệp định trị giá GATT 1994 là một trong những điều kiện quan trọng để đàm phán gia nhập. Khi tham gia và thực hiện đầy đủ hiệp định này sẽ đem lại cho các quốc gia chƣa và sẽ là thành viên của WTO những cơ hội to lớn đồng thời những thách thức cũng không nhỏ. Một điều kiện tiên quyết để thực hiện cam kết về việc thực hiện hiệp định trị giá GATT 1994 là các quốc gia phải nội luật hoá các các quy định của hiệp định. Theo đó, các quốc gia sẽ ban hành văn bản quy phạm pháp luật mới hoặc bổ sung, sửa đổi văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về trị giá tính thuế nhập khẩu nhằm cụ thể hoá hiệp định trị giấ GATT 1994. Trong trƣờng hợp này hiệp định đƣợc chuyển hoá thành các quy định tƣơng ứng của pháp luật trong nƣớc. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải nhận thức rằng chuyển hoá thông qua việc ban hành, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về trị giá tính thuế nhập khẩu không phải là sự sao chép lại hiệp định vào pháp luật quốc gia. Thực chất đây là quá trình đƣa quy định của hiệp định vào pháp luật quốc gia trên cơ sở chủ quyền và những điều kiện cụ thể của quốc gia nhằm thực hiện tốt các cam kết quốc tế và tập quán thƣơng mại. Việc chuyển hoá các quy phạm của hiệp định trị giá GATT 1994 thành quy phạm pháp luật quốc gia là việc làm không thể thiếu của mỗi quốc gia nhằm bảo đảm thi hành hiệp định mà mỗi quốc gia đã cam kết trong quá trình đàm phán gia nhập WTO. Muốn đạt đƣợc điều này các quốc gia chƣa và sẽ trở thành thành viên của WTO cần phải điều chỉnh các văn bản pháp luật hiện hành về trị giá tính thuế nhập khẩu theo những yêu cầu cơ bản sau:

Một là, hệ thống xác định trị giá của hàng nhập khẩu theo mục đích của hải quan phải hợp lý, thống nhất và độc lập, hệ thống đó phải loại bỏ việc sử dụng trị giá tính thuế nhập khẩu áp đặt hay hƣ cấu. Điều đó cũng có nghĩa pháp luật về trị giá không đƣợc sử dụng để làm hàng rào phi thuế quan đối với thƣơng

mại. Một trong những mục tiêu của có tính nguyên tắc của WTO là loại bỏ các biện pháp này.

Hai là, Pháp luật về trị giá tính thuế nhập khẩu phải đảm bảo việc xác định trị giá của hàng nhập khẩu theo mục đích của hải quan phải là trị giá giao dịch, với nghĩa rộng trong chừng mực có thể. Trị giá giao dịch cho phép các doanh nghiệp dự đoán chính xác số thuế phải nộp đối với hàng hoá giao dịch của họ. Hơn nữa trị giá giao dịch còn đảm bảo mức độ chắc chắn cho các doanh nghiệp, bởi vì trị giá hải quan của hàng nhập khẩu trƣớc hết sẽ dựa trên giá thoả thuận giữa ngƣời mua và ngƣời bán.

Ba là, Pháp luật về trị giá tính thuế nhập khẩu phải đảm bảo việc xác định trị giá dựa trên những tiêu chí đơn giản, bình đẳng và nhất quán với thông lệ thƣơng mại. Mặt khác, thủ tục xác định trị giá cần đƣợc áp dụng không phân biệt nguồn cung cấp. Việc áp dụng một trong sáu phƣơng pháp (nhƣ đã nêu ở trên) phải phù hợp với thông lệ thƣơng mại. Việc áp dụng hiệp định trị giá GATT 1994 phải đƣợc thực hiện với tất cả các nƣớc không phân biệt nƣớc xuất khẩu có phải là bên ký kết hiệp định hay không. Không có bất cứ sự phân biệt nào giữa những ngƣời xuất khẩu hay giữa các sản phẩm. Pháp luật không đƣợc quy định áp đặt việc tuỳ ý nâng trị giá tính thuế lên để tăng nguồn thu thuế nhập khẩu, đồng thời có biện pháp ngăn chặn việc từ chối giá thoả thuận giữa ngƣời mua và ngƣời bán chỉ vì lý do đơn giản: giá đó đƣợc coi là “quá thấp”. [44]

Khi xem xét mối quan hệ giữa điều ƣớc quốc tế và pháp luật quốc gia về trị giá tính thuế nhập khẩu chúng ta cũng cần phải nhìn nhận rằng hệ thống pháp luật của quốc gia không chỉ có văn bản luật và văn bản dƣới luật mà còn có cả các điều ƣớc quốc tế mà quốc gia đó ký kết hoặc tham gia. Chúng ta cũng cần nhìn nhận rằng thực chất của việc “chuyển hoá” là một trong cách thức mà thông qua đó điều ƣớc quốc tế đƣợc thực hiện trong phạm vi lãnh thổ quốc gia. Điều đó giúp cho chúng ta đặt vấn đề là phải thiết lập đƣợc một cơ chế thực hiện điều

ƣớc một cách mềm dẻo, linh hoạt để sao cho việc thực hiện điều ƣớc diễn ra nhanh chóng kịp thời và mang lại hiệu quả cao.

Kết luận chƣơng 1

Nghiên cứu cơ sở lý luận pháp luật về trị giá tính thuế nhập khẩu trong tƣ pháp quốc tế cho phép rút ra một số kết luận sau:

1. Xác định trị giá tính thuế nhập khẩu là một công việc hết sức phức tạp liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau, nhằm xác định một cách chính xác trị giá tính thuế nhập khẩu của hàng hoá, nhƣ giá cả hàng hoá trên thế giới, điều kiện thị trƣờng, thời gian, địa điểm, cấp độ thƣơng mại, quan hệ song phƣơng, đa phƣơng giữa các quốc gia, các tổ chức kinh tế quốc tế, các khu vực kinh tế trên thế giới v.v. Trị giá tính thuế nhập khẩu vừa mang đặc tính của một hiện tƣợng kinh tế vừa mang đặc tính của một hiện tƣợng pháp lý, vì sự tồn tại của nó luôn phụ thuộc vào ý chí của nhà nƣớc. Chính vì vậy việc nghiên cứu pháp luật trị giá tính thuế nhập khẩu phải xuất phát từ bản chất kinh tế của hiện tƣợng này và mục tiêu điều chỉnh pháp luật của nhà nƣớc.

2. Trong hoàn cảnh quốc tế hiện nay, khi thƣơng mại đang có xu hƣớng toàn cầu hoá thì việc đi đến thành lập một hệ thống xác định trị giá tính thuế Hải quan mang tính thống nhất trên quy mô toàn cầu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thƣơng mại quốc tế là một yêu cầu mang tính tất yếu. Dựa trên yêu cầu đó, WTO đã đƣa ra một quy tắc xác định trị giá chung mang tính bắt buộc đối với các thành viên của mình và đồng thời quy tắc này cũng có vai trò quan trọng trong quá trình đàm phán để gia nhập WTO đối với các nƣớc muốn trở thành thành viên của tổ chức thƣơng mại lớn nhất toàn cầu này. Qua thực tế áp dụng cho thấy đây cũng là phƣơng pháp xác định giá tiên tiến và hợp lý nhất hiện nay.

3. Để cụ thể hoá các cam kết và đảm bảo thực thi các điều ƣớc quốc tế về trị giá tính thuế nhập khẩu, việc chuyển hoá điều ƣớc quốc tế về trị giá tính thuế nhập khẩu là cần thiết, tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc và rõ ràng cho việc xây dựng hệ thống xác định trị giá hàng hoá nhập khẩu.

Chƣơng 2 sẽ xem xét thực trạng pháp luật Việt nam về trị giá tính thuế nhập khẩu nhằm đi đến hoàn thiện các quy phạm pháp luật trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế nói chung mà mục tiêu trƣớc mắt là gia nhập WTO.

CHƢƠNG 2

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về trị giá tính thuế nhập khẩu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)