Bảo đảm sự phù hợp của pháp luật trị giá tính thuế nhập khẩu với hiệp định trị giá GATT

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về trị giá tính thuế nhập khẩu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 81 - 83)

với hiệp định trị giá GATT 1994

Thực thi đầy đủ những nội dung của hiệp định trị giá GATT 1994 là hệ quả tất yếu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và gia nhập WTO. Điều 22 của hiệp định đã chỉ rõ: Mỗi nƣớc thành viên phải đảm bảo các điều luật, các quy chế, các thủ tục hành chính của nƣớc mình phù hợp với các quy định của hiệp định. Bởi vậy, thực chất của phƣơng hƣớng hoàn thiện này là phù hợp với hiệp định và giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình chuyển đổi từ hệ thống trị giá tính thuế nhập khẩu cũ sang hệ thống trị giá tính thuế nhập khẩu kiểu mới phù hợp với yêu cầu và nội dung của hiệp định trị giá GATT. Để thực hiệp định phƣơng hƣớng này cần tiến hành đồng bộ các nhiệm vụ sau đây:

Thứ nhất, nghiên cứu và đúc rút các kinh nghiệm pháp lý về triển khai hiệp định định trị giá hải quan 1994 ở các nƣớc trên thế giới. Hệ thống xác định trị giá tính thuế theo hiệp định là một hệ thống toàn cầu. Đối với Việt nam, đội ngũ cán bộ hải quan và công đồng doanh nghiệp chƣ a có kinh nghiệm thực tế trong việc xác định trị giá tính thuế nhập khẩu theo GATT. Vì vậy tham khảo kinh nghiệm nƣớc ngoài sẽ trở thành một bài học quý báu cho việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật trị giá tính thuế nhập khẩu (phụ lục 02). Một số bài học mang tính thực tiễn sau đây có thể rất hữu ích vì tính phù hợp của chúng đối với thực tế ở Việt nam.

- Tận dụng tối đa thời gian bảo lƣu để chuẩn bị cơ sở pháp lý, nhân lực cho việc áp dụng chính thức hiệp định. Ví dụ, Hàn quốc tham gia hiệp định từ tháng 1/1981 nhƣng chỉ đến tháng 1/1989 mới áp dụng đầy đủ các quy định trong hiệp định. Khoảng thời gian này, nhà nƣớc Hàn quốc đã nhiều lần ban hành các văn bản điều chỉnh việc thực hiện hiệp định bằng cách loại bỏ dần những quy định không thống nhất, làm rõ thêm những điểm chƣa minh bạch và cung cấp những hƣớng dẫn cụ thể [15].

- Các quy định về tổ chức, trình tự thủ tục có thể trở thành yếu tố quyết định cho sự thực thi thành công hiệp định. Nỗ lực của Canada trong việc thay đổi

cơ cấu tổ chức xác định trị giá từ tập trung sang phân quyền đƣợc ghi nhận là nguyên nhân cho sự thành công khi áp dụng hiệp định trị giá GATT do khả năng chủ động của hải quan Canada trong việc xác định trị giá và cung cấp thông tin cho ngƣời nhập khẩu [16].

Thứ hai, phân tích những khía cạnh pháp lý về khả năng chuyển đổi của hệ thống trị giá tính thuế nhập khẩu cũ sang hệ thống tính thuế theo GATT. Bản chất của nhiệm vụ này là nhằm khi thực hiện phƣơng hƣớng hoàn thiện nêu trên cần tránh những liệu pháp sốc, những giải pháp pháp lý chƣ a phù hợp với môi trƣờng và văn hoá pháp lý ở nƣớc ta. Trong giai đoạn hiện nay, cần tận dụng tốt những quy định pháp luật hiện hành phù hợp hoặc gần gũi với các nguyên tắc của hiệp định trị giá GATT. Bên cạnh đó cũng cần cƣơng quyết loại bỏ những quy định trái ngƣợc với từng nội dụng cụ thể của hiệp định trị giá GATT. Những khó khăn cản trở việc thực thi hiệp định trị giá GATT có thể nhận diện từ phƣ- ơng diện pháp lý bao gồm: Hệ thống văn bản pháp luật xác định trị giá theo GATT còn chƣa đầy đủ, giá trị pháp lý thấp; trình độ hiểu biết và ý thức chấp hành của các doanh nghiệp còn hạn chế, kéo theo là sức ỳ của hệ thống và tâm lý e ngại thay đổi, ngại va chạm khi thực hiện quyền của mình.

Thứ ba, xác định hình thức chuyển hoá các nội dung của hiệp định vào hệ thống văn bản quy phạm pháp luật một cách phù hợp. Việc chuyển hoá có thể diễn ra dƣới hai hình thức phê chuẩn điều ƣớc quốc tế hoặc ban hành văn bản pháp luật để cụ thể hoá các quy định của điều ƣớc vào điều kiện cụ thể của mình. Điều 4 Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu có quy định “hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo điều ƣớc quốc tế mà Việt nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thì thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu sẽ thực hiện theo điều ƣớc quốc tế” là ví dụ cho chuyển hoá thứ nhất. Tuy nhiên theo chúng tôi thì hình thức chuyển hoá thứ hai có thể sẽ phù hợp hơn với hiệp định trị giá GATT 1994. Bởi lẽ, hiệp định trị giá GATT là hiệp định có tính kỹ thuật cao, phức tạp, tác động trực tiếp đến nguồn thu ngân sách và làm thay đổi cơ bản vai trò của ngƣời khai hải quan và cơ quan hải quan so với hệ thống tính giá hiện

hành. Theo cách thức xây dựng pháp luật hiện nay ở n ƣớc ta, hình thức nội luật hoá có thể tiến hành theo phƣơng án sau đây:

- Luật hải quan và luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cần có một điều

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về trị giá tính thuế nhập khẩu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 81 - 83)