Quy định của pháp luật về giá tính thuế nhập khẩu theo quốc gia chƣa phản ánh đầy đủ trị giá giao dịch

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về trị giá tính thuế nhập khẩu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 62 - 64)

gia chƣa phản ánh đầy đủ trị giá giao dịch

Thông lệ quốc tế hiện nay khi xác định trị giá tính thuế nhập khẩu thƣờng dựa trên cơ sở của trị giá dao dịch. Trị giá giao dịch, nhƣ đƣợc trình bày tại điều 1 hiệp định trị giá hải quan GATT/WTO, là giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho ngƣời bán về hàng nhập khẩu. Nghiệp vụ thanh toán có thể diễn ra với những thanh toán trực tiếp hay gián tiếp theo thoả thuận của các bên. Ngƣời mua có thể thanh toán toàn bộ trị giá lô hàng hay thanh toán từng phần hoặc ký sổ nợ với ngƣời bán. Trong các quy định về trị giá hợp đồng cũng sử dụng các thuật ngữ nhƣ giá mua thực tế, giá thanh toán thực tế. Điều này thƣờng gây ra ngộ nhận phổ biến cho rằng các quy định hiện nay về giá tính thuế theo hợp đồng chƣa thiết lập đầy đủ các yếu tố căn bản nhất của trị giá giao dịch.

Thứ nhất, các quy định về trị giá tính thuế nhập khẩu theo quốc gia hiện nay không điều chỉnh mối quan hệ giữa ngƣời nhập khẩu và ngƣời xuất khẩu nh- ƣ một điều kiện căn bản nhất để xác định trị giá theo thoả thuận mua bán. Nhƣ

phƣơng pháp khách quan về trị giá tính thuế đã chỉ ra tại chƣơng 1 của luận văn này, giá cả của hàng nhập khẩu đƣợc quyết định bởi các yếu tố cụ thể trong điều kiện thƣơng mại bình thƣờng. Điều kiện thƣơng mại bình thƣờng trƣớc hết đƣợc thể hiện trong mối quan hệ bình đẳng giữa ngƣời mua và ngƣời bán cho nên giá cả ghi trong hợp đồng mua bán ngoại thƣơng sẽ là giá cả giao dịch nếu: 1. Ngƣời nhập khẩu không bị hạn chế quyền định đoạt hay sử dụng từ phía ngƣời bán đối với hàng hoá, ví dụ: chỉ sử dụng hàng hoá vào mục đích cụ thể theo yêu cầu của ngời xuất khẩu; và 2. không tồn tại mối quan hệ đặc biệt giữa ngời xuất khẩu, nhập khẩu ảnh hƣởng đến giá cả. Những mối quan hệ nhƣ vậy không đƣợc làm rõ trong pháp luật về trị giá tính thuế theo quốc gia. Hệ quả là, cơ quan thuế không có căn cứ chắc chắn để xác định độ tin cậy của khai báo trên hợp đồng. Các quy định hiện hành chỉ ràng buộc mối quan hệ giữa giá cả tính thuế nhập khẩu với một bên là ngƣời nhập khẩu thông qua các điều kiện mang tính hình thức.

Thứ hai, các quy định về trị giá tính thuế nhập khẩu theo quốc gia không phản ánh đầy đủ các yếu tố cấu thành trong trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu. Hiện nay, trị giá tính thuế nhập khẩu bao gồm phí vận tải, phí bảo hiểm, giá mua. Nhƣ vậy giá tính thuế nhập khẩu theo hợp đồng không phản ánh hết đƣợc các yếu tố trong gía phải thanh toán của ngƣời mua. Thông lệ quốc tế đã liệt một danh sách dài các khoản phải điều chỉnh (tăng hoặc giảm) trong giá tính thuế nhập khẩu. Nó có thể gồm: Chi phí môi gới, chi phí bao bì gắn liền với hàng hoá, tiền bản quuyền, các khoản tiền mà ngƣời nhập khẩu thu đƣợc sau khi bán hàng hoá nhập khẩu đƣợc chuyển dƣới mọi hình thức cho ngƣời bán hàng nhập khẩu. Nhƣ vậy, trị giá giao dịch không phải là giá thanh toán theo hợp đồng mà là toàn bộ những chi phí của ngƣời nhập khẩu để có đƣợc quyền sở hữu hay sử dụng tài sản trong mối liên hệ với ngời bán hàng nhập khẩu. Quan hệ giao thƣơng quốc tế diễn ra dƣới vô vàn hình thức đa dạng trong khi đó pháp luật Việt nam lại dƣờng nhƣ đơn giản hóa các hoạt động này trong một hình thức duy nhất là mua đứt bán đoạn. Việc pháp luật hiện nay quy định giá thanh toán quá

đơn giản sẽ dẫn đến tình trạng cơ quan hải quan thiếu căn cứ pháp lý để xác định trị giá và tạo ra nhiều kẽ hở để ngƣời nhập khẩu lợi dụng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về trị giá tính thuế nhập khẩu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)