Tăng cƣờng tính thống nhất và minh bạch của pháp luật về trị giá tính thuế nhập khẩu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về trị giá tính thuế nhập khẩu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 83 - 86)

dịch. Đây là quy định có tính chất tuyên ngôn pháp lý thể hiện sự chấp nhận các nguyên tắc của hiệp định trị giá GATT.

- Căn cứ vào nguyên tắc trong luật, chính phủ, Bộ tài chính ban hành văn bản quy phạm pháp luật hƣớng dẫn toàn diện các vấn đề về phƣơng pháp xác định trị giá tính thuế nhập khẩu theo tính thần của hiệp định trị giá GATT đảm bảo phù hợp với hoàn cảnh kinh tế ở nƣớc ta. Đối với văn bản do Bộ Tài chính ban hành chỉ nên giới hạn việc quy định đối với các vấn đề mang tính kỹ thuật, chƣa có thực tế ổn định.

Thứ tư, xác định các giai đoạn thích hợp để triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về trị giá tính thuế theo GATT. Nhìn chung, việc xác định thời hạn triển khai phƣơng pháp xác định giá trị giá tính thuế theo GATT phải căn cứ vào lộ trình thực hiện các cam kết quốc tế của nƣớc ta khi tham gia vào hội nhập kinh tế quốc tế. Về mặt nội dung, các giai đoạn có thể đƣợc chia thành 2 giai đoạn nhƣ sau: 1/ Giai đoạn chuẩn bị và thử nghiệm. Trong giai đọng này, cần ban hành văn bản quy phạm pháp luật thể hiện đƣợc những nội dung chủ yếu của hiệp định trị giá GATT, phạm vi áp dụng đối với những nớc ASEAN và những nƣớc khác do Bô Tài chính công bố theo từng giai đoạn . 2/ tiếp đó là giai đoạn thực hiệp định đầy đủ và toàn diện các quy định trị giá GATT (Việt nam đang gấp rút để chuẩn bị cho giai đoạn này). Trong giai đoạn này, phải chuẩn bị các điều kiện kinh tế pháp lý cho việc sửa đổi, bổ sung một số văn bản luật có liên quan nhƣ Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Luật hải quan.

3.3.2. Tăng cƣờng tính thống nhất và minh bạch của pháp luật về trị giá tính thuế nhập khẩu giá tính thuế nhập khẩu

Pháp luật trị giá tính thuế nhập khẩu là một hệ thống. Bởi vậy, tính thống nhất của nó đƣợc thể hiện là tính có logic, tính có trật tự trong mối liên hệ với các bộ phận pháp luật khác. Những nội dung có tính logic phải đƣợc thể hiện dƣới những hình thức phù hợp dễ tiếp cận và dự đoán. Đó chính là tính minh bạch của bộ phận pháp luật này. Tăng cƣờng tính thống nhất và minh bạch của pháp luật trị giá tính thuế nhập khẩu có ý nghĩa sâu sắc trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Một là, nó là sự bảo đảm hiệu quả áp dựng pháp luật trị giá tính thuế nhập khẩu. Độ chuẩn xác hợp lý của việc áp dụng pháp luật phụ thuộc vào tính rõ ràng, tính chặt chẽ của các quy phạm pháp luật vì nó tạo ra cơ hội ngang nhau cho các bên tìm hiểu và kiểm tra, giám sát. Hai là, tính thống nhất của pháp luật trị giá tính thuế nhập khẩu xác lập khả năng hỗ trợ từ các bộ phận pháp luật khác. Chẳng hạn, khi thống nhất về giá nhập khẩu là trị giá giao dịch đối với toàn bộ các sắc thuế sẽ tạo ra những công cụ pháp lý giúp kiểm tra, kiểm soát giá tính thuế từ hoạt động kinh doanh nội địa. Ba là, phƣơng hƣớng hoàn thiện nêu trên đáp ứng những yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế, góp phần tạo lập nền tảng pháp lý vững chắc cho đầu tƣ và giao thƣơng quốc tế.

Để hoàn thiện pháp luật trị giá tính thuế nhập khẩu theo phƣơng hƣớng này cần triển khai một số nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, tiến hành rà soát các văn bản pháp luật hiện hành liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế nhập khẩu. Đây là công việc hết sức phức tạp bởi vì khối lƣợng văn bản liên quan đến trị giá tính thuế cồng kềnh, đồ sộ do nhiều cơ quan nhà nƣớc ban hành. Hầu nhƣ văn bản quy phạm pháp luật của hầu khắp các bộ, ngành lĩnh vực đều liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế nhập khẩu. Theo quyết định 46/2001/QĐ-TTg ngày 04/04/2001 quy định về cơ chế điều hành xuất nhập khẩu trong giai đoạn 2001-2005 vẫn còn dựa trên tiêu chí phân loại hàng hoá xuất nhập khẩu thuộc diện quản lý chuyên ngành quy định cụ thể về tính năng, mô tả hàng hoá. Việc xác định trị giá tính thuế nhập khẩu lại phụ thuộc rất lớn vào các yếu tố này nên tình trạng thiếu nhất quán, chồng chéo

về nội dung về thẩm quyền thƣờng xuyên xảy ra [28,9]. Bởi vậy cần quan tâm đúng mức và thƣờng xuyên tới công tác tập hợp hoá, hệ thống hoá pháp luật.

Thứ hai, xây dựng hệ thống pháp luật trị giá tính thuế nhập khẩu ổn định và thống nhất về hình thức văn bản quy phạm pháp luật. Thực tế hiện nay nhiều nhà nhập khẩu, thậm chí cả cán bộ hải quan rất khó khăn trong việc tiếp cận và cập nhật hệ thống văn bản pháp luật thuộc lĩnh vực này. Mặc dù trong giai đoạn trƣớc mắt không thể triệt tiêu việc sử dụng các hình thức văn bản hƣớng dẫn của các Bộ, Ngành nhƣng việc sử dụng chúng phải đƣợc giới hạn chặt chẽ và rõ ràng nhằm hạn chế sự tuỳ tiện, trong việc ban hành văn bản chỉ để giải quyết những vụ việc nhất thời. Trong bối cảnh đó, theo chúng tôi về mặt kỹ thuật, trong quá trình ra văn bản áp dụng pháp luật, cơ quan có thẩm quyền không chỉ xác định cơ sở pháp lý bằng việc nêu số điều khoản, tên văn bản mà cần phải nêu tóm tắt nội dung chính yếu của những điều khoản đƣợc viện dẫn. Để xây dựng hệ thống văn bản xác định trị giá tính thuế nhập khẩu ổn định cần thực hiện một số nội dung sau:

- Giao thẩm quyền quy định các vấn đề về trị giá tính thuế nhập khẩu tập trung vào một cơ quan (ví dụ: Bộ Tài chính). Chỉ thị của Thủ tƣớng chính phủ về công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực thuế là một kinh nghiệm hay. Theo đó, các Bộ, Ngành khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật sẽ không đƣợc phép quy định về thuế, kể cả với mục đích khuyến khích, ƣu đãi đầu tƣ.

- Cần thống nhất mục tiêu quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực trị giá tính thuế nhập khẩu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, mục tiêu khuyến khích, tạo thuận lợi cho hoạt động thƣơng mại nên đƣợc ƣu tiên. Các mục tiêu khác nhƣ thu ngân ngân sách, chống buôn lậu nên điều chỉnh bằng những phƣơng pháp khác. Chỉ khi nào mục tiêu điều chỉnh đƣợc xác định rõ và không mâu thuẫn nhau thì việc xây dựng pháp luật mới đạt đƣợc sự ổn định và thống nhất, giảm thiểu sự mâu thuẫn chồng chéo [6].

- Cần thống nhất phƣơng pháp xác định trị giá tính thuế nhập khẩu căn cứ vào trị giá giao dịch. Phải coi đây là phƣơng pháp cơ bản và tiến đến xác lập phƣơng pháp duy nhất để xác định trị giá tính thuế nhập khẩu. Việc duy trì các phƣơng pháp khác nhƣ dựa vào danh mục dữ liệu giá chỉ mang tính chất dự phòng. Nhà nƣớc cần chấm dứt về tình trạng phân tán về phạm vi áp dụng phƣơng pháp xác định trị giá tính thuế nhập khẩu hoặc theo lãnh thổ hoặc theo hình thức thực hiện giao dịch hoặc theo mục đích quản lý hàng hoá của nhà nƣớc.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về trị giá tính thuế nhập khẩu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 83 - 86)