hạn chế, mang tính thử nghiệm, chƣa phù hợp với nguyên tắc đối xử bình đẳng giữa các chủ thể kinh tế
Hiện nay, việc áp dụng trị giá tính thuế theo GATT đƣợc xác định cho từng quốc gia do Bộ tài chính thông báo theo từng thời kỳ. Danh sách của những quốc gia này có thể tìm thấy trong những công văn của Bộ tài chính (danh sách các nƣớc theo phụ lục 1). Điều đó dƣờng nhƣ không khắc phục đƣợc tình trạng thiếu minh bạch cho bộ phận pháp luật này. Thêm vào đó, việc phân biệt phạm vi áp dụng theo từng quốc gia có thể chƣa phải là sự đáp ứng thật sự hoàn hảo cho nguyên tắc đối xử tối huệ quốc trong pháp luật quốc tế.
Các quy định trị giá tính thuế theo GATT vẫn duy trì sự phân biệt giữa doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài với doanh nghiệp trong nƣớc. Theo quy định tại Nghị định số 27/2003/NĐ-CP ngày 19/03/2003 sửa đổi , bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31/07/2000 quy định chi tiết thi hành Luật dầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt nam. điều 59 quy định: “ Giá tính thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu áp dụng theo quy định tai điều 1 của nghị định 60/2002/NĐ-CP ngày 06/06/2002 của Chính phủ. Vậy, hàng hoá nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đều đƣợc xác định trị giá tính thuế theo NĐ60/2002/NĐ-CP do Bộ tài chính quy định cho từng thời kỳ. Sự phân biệt này dƣờng nhƣ phản ánh tâm lý lo ngại của các nhà hoạch định chính sách đối với các doanh nghiệp trong nƣớc coi đó nhƣ là đầu mối của những thủ đoạn gian lận. Nhƣng có lẽ cần phải nhắc lại rằng, các cơ quan chức năng đã từng điên đầu trƣớc những mánh khoé chuyển giá tinh vi của các công ty nƣớc ngoài. Khi mà
cả hệ thống pháp luật kinh tế đang nỗ lực xây dựng một mặt bằng pháp lý chung bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế, sự phân biệt nhƣ trên có thể chỉ là một giải pháp tình thế ngắn hạn mà nếu tiếp tục duy trì sẽ làm cho vấn đề trở nên rắc rối, phức tạp hơn, ít nhất cũng là trên hai phƣơng diện:
- Gánh nặng chi phí giao dịch không đồng đều giữa doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và doanh nghiệp trong nƣớc. Việc không xác định trị giá tính thuế nhập khẩu cho toàn bộ các giao dịch nhập khẩu của mình theo trị giá thực tế giao dịch khiến cho các doanh nghiệp trong nƣớc buộc phải:1-tăng thêm giá trị cho chi phí cơ hội vì không ƣớc lƣợng số thuế thực phải nộp là bao nhiêu; 2-tăng thêm chi phí dự phòng trong trƣờng hợp hải quan áp giá cao hơn thực tế và 3- thậm chí phải công thêm một số khoản chi phí không chính thức. Chi phí giao dịch là nội dung quan trọng hàng đầu của kinh tế học pháp luật. Bộ môn này đã chứng minh đƣợc rằng, sự tăng giảm của chi phí giao dịch sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến tốc độ và quy mô của hoạt động kinh tế. Vớ i ý nghĩa đó, sự phận biệt nêu trên của pháp luật trị giá tính thuế nhập khẩu đã chồng chất thêm ghánh nặng chi phí cho các doanh nghiệp Việt nam. Cho nên, khi gặp dịp, các doanh nghiệp nƣớc nhà lại đua nhau kể khổ về sự tốn kém khi nhập khẩu hàng hoá hay phải chung chi cho hải quan.
- Hạn chế năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nƣớc. Đây có thể xem là hệ quả của việc gia tăng chi phí nhƣ đã phân tích ở trên. Trong cơ cấu nhập khẩu ở nƣớc ta hiện nay hàng hoá là tƣ liệu sản xuất chiếm tỷ lệ đáng kể. Bởi vậy, sự phân biệt không bình đẳng của pháp luật nêu trên sẽ khiến chi phí đầu vào của các doanh nghiệp tăng lên. Trong trƣờng hợp cụ thể này, phải chăng pháp luật đi ngƣợc lại xu thế phát huy nội lực?