Bãi bỏ các quy định về việc xác định trị giá tính thuế nhập khẩu theo quốc gia

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về trị giá tính thuế nhập khẩu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 94 - 95)

theo quốc gia

Nhƣ trên đã trình bày, việc tồn tại phƣơng pháp xác định trị giá theo quốc gia trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế dang diễn ra mạnh mẽ ở Việt nam là không còn phù hợp. Các cam kết quốc tế mà Việt nam đã và sẽ phải thực hiện đang đến gần. Mục tiêu trở thành thành viên chính thức của WTO vào cuối năm 2005 của Việt nam có thể không thực hiện đƣợc. Theo phát ngôn mới nhất của trƣởng đoàn đàm phán về việc Việt nam gia nhập WTO ông Lƣơng văn Tự – Thứ trƣởng Bộ Thƣơng Mại thì việc Việt nam trở thành thành viên của WTO có thể sẽ bị kéo lùi đến tháng 6/2006. Tuy vậy, không phải vì thế mà chún g ta trì hoãn việc áp dụng thống nhất một phƣơng pháp xác định trị giá tính thuế nhập khẩu tiến tiến, mang tính kỹ thuật cao nhƣ hiệp định trị giá GATT bởi những lý do sau:

- Trị giá tính thuế theo quốc gia mang nặng tính chất hành chính, áp đặt. Xét trên một khía cạnh nào đó thì sự tồn tại của trị giá tính thuế nhập khẩu theo quốc gia là sản phẩm của ý thức hệ của nền kinh tế kế hoạch. Trong cơ chế thị trƣờng sử dụng trị giá tính thuế không phải là trị giá giao dịch là một sai lầm. Bởi vì, trong một số thị trƣờng thực, giá xuất nhập khẩu áp dụng cho các giao dịch ngoại thƣơng thực, và giá áp dụng cho các thƣơng vụ thực giữa những nhà sản xuất và sử dụng trong nƣớc đƣợc hình thành hết sức phức tạp. Lợi ích riêng của mỗi thành viên chính là nhân tố điều khiển quyết định họ về cung – cầu và về giá trên quan hệ cung – cầu mà họ quy định. Sự hiệp đồng chặt chẽ không của một tập thể năng động nhƣ vậy, không thể thay thế đƣợc bằng các sơ đồ tính toán khô cằn, cứng nhắc của các quy định.

- Về mặt thực tế thì việc quy định cứng nhắc về việc tính thuế hàng nhập khẩu cũng mang lại những bất lợi. Chẳng hạn việc quy định giá tính thuế của hàng hoá trong hợp đồng đạt từ 90% giá mặt hàng giống hệt hoặc tƣơng tự trong "danh mục dữ liệu giá" thì xác định trị giá tính thuế theo giá hợp đồng. Quy định nhƣ vậy, doanh nghiệp khi nhập khẩu có thể giá cao hơn giá trong "danh mục dữ

liệu giá" nhƣng họ cũng “đao giá” để chỉ bằng 90% giá trong "danh mục dữ liệu giá"…

- Một lý do nữa là tính ƣu việt rất rõ nét của h iệp định trị giá GATT 1994 nhƣ đã trình bày ở trên.

Bởi những lý do trên, bãi bỏ quy định xác định trị giá tính thuế theo quốc gia là tất yếu. Muốn đạt đƣợc điều đó thì về mặt pháp lý chúng ta cần sớm ban hành một nghị định quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu – trong đó quy định phạm vi áp dụng cho tất cả hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về trị giá tính thuế nhập khẩu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 94 - 95)